Cách phát hiện và điều trị bệnh viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là một khuẩn vô cùng có hại cho sức khỏe, nó là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tiêu hóa mà phổ biến nhất là bệnh viêm loét dạ dày. Vậy bệnh viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP là gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh viêm loét dạ dày do khuẩn HP như thế nào? Hãy cùng GenK STF tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này thông qua bài viết sau đây.

viem-loet-da-day-co-vi-khuan-hp_1
90% người bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP

1. Viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP là gì?

Viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP là bệnh do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây ra. Đây là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong lớp màng nhầy của dạ dày người bằng cách tự tiết ra Enzyme Urease giúp trung hòa độ acid trong dạ dày. 

Bình thường, khuẩn hp có thể yên vị tại đây mà không gây hại gì. Nhưng khi gặp những điều kiện như: Độ PH dạ dày mất ổn định, sức đề kháng kém… thì vi khuẩn HP sẽ tiết ra độc tố có khả năng ăn mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, kích thích hoạt động tăng tiết axit và gây viêm loét dạ dày.

2. Con đường lây nhiễm của bệnh viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP

Điều nguy hiểm là bệnh viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP có thể lây truyền cho người khác thông qua những con đường sau đây:

  • Đường miệng – miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn hp bằng các hành động như hôn, ăn chung đồ ăn… Nó lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người khỏe mạnh. 
  • Đường phân – miệng: Vi khuẩn HP được đào thải qua phân và sẽ là nguồn lây lan ra cộng đồng do thói quen ăn đồ sống như rau sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn hp.
  • Do dùng chung các dụng cụ y tế: Nếu như chúng ta dùng chung chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa… chưa được tiệt trùng thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP rất cao.
viem-loet-da-day-co-vi-khuan-hp_12
Viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP.

3. Biện pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP

Nếu bạn nghi ngờ mình bị bệnh viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP thì nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, viêm teo niêm mạc, thậm chí là ung thư dạ dày.

Để chẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày là do khuẩn hp hay do những nguyên nhân khác thì các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện những phương pháp xét nghiệm sau đây: 

  • Xét nghiệm hơi thở: Là phương pháp mà bệnh nhân uống một lượng chất lỏng vô hại hoặc 1 viên thuốc chuyên dụng, sau khoảng 1 giờ sẽ tiến hành lấy mẫu hơi thở để tiến hành xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HP.
  • Xét nghiệm phân: Là phương pháp tiến hành lấy phân từ trực tràng để bác sĩ dùng hóa chất đặc biệt để cho vào. Nếu phân chuyển sang màu xanh dương thì có nghĩa là bệnh nhân đã bị nhiễm vi khuẩn HP. 
  • Phương pháp nội soi: Là phương pháp dùng một ống nhỏ có gắn camera luồn vào dạ dày thông qua đường miệng để nội soi dạ dày và xác định các vị trí bị loét. Trong quá trình nội soi, một số mẫu bệnh sẽ được lấy ra để tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP.
  • Xét nghiệm máu: Là phương pháp xét nghiệm huyết thanh đo kháng thể kháng H.pylori đặc hiệu để xác định bệnh nhân có bị nhiễm vi khuẩn HP không. 
viem-loet-da-day-co-vi-khuan-hp_13
Người bệnh cần tiến hành các xét nghiệm cần thiết để biết nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm loét dạ dày có phải do vi khuẩn HP hay không

4. Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP

Hiện nay, việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP khá là khó khăn và yêu cầu người bệnh cần phải kiên trì và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Theo đó, thì người bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ như sau: 

4.1. Phác đồ 3 thuốc

Phác đồ 3 thuốc thường được chỉ định cho những bệnh nhân diệt hp lần đầu tiên với thời gian từ 10 – 14 ngày.

Thuốc chỉ định: 

  • PPI + Amoxicillin + Clarithromycin với khu vực miền Bắc và miền Trung (tỉ lệ kháng clarithromycin thấp).
  • PPI + Amoxicillin + Metronidazole với khu vực miền Nam (tỉ lệ kháng clarithromycin cao).

Liều dùng:

  • PPI 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.
  • Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Tetracycline 500mg x 4 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Bismuth 120mg x 4 lần/ngày, uống vào lúc đói.
  • Levofloxacin 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn.

4.2. Phác đồ 4 thuốc

Phác đồ 4 thuốc thường được  chỉ định cho những bệnh nhân đã thất bại với phác đồ 3 thuốc với thời gian từ 10 – 14 ngày.

Thuốc chỉ định:

  • Phác đồ 4 thuốc có Bismuth: PPI + Bismuth + Tetracycline + Metronidazole.
  • Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth: PPI + Amoxicillin + Clarithromycin + Metronidazole.

Liều dùng:

  • PPI 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.
  • Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Tetracycline 500mg x 4 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn
  • Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Bismuth 120mg x 4 lần/ngày, uống vào lúc đói.
  • Levofloxacin 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn.

4.3. Phác đồ nối tiếp

Phác đồ nối tiếp là phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ đầu tay được dùng trong khoảng 10 ngày.

Thuốc chỉ định: 

  • PPI + Amoxicillin: uống trong 5 ngày đầu.
  • PPI + Clarithromycin + Tinidazole: uống trong 5 ngày sau.

Liều dùng:

  • PPI 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.
  • Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Tetracycline 500mg x 4 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Bismuth 120mg x 4 lần/ngày, uống vào lúc đói.
  • Levofloxacin 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn.

4.4. Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin

Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin là phác đồ áp dụng cho những bệnh nhân đã thất bại với phác đồ 4 thuốc có Bismuth hoặc phác đồ nối tiếp dùng trong 10 ngày

Thuốc chỉ định: PPI + Amoxicillin + Levofloxacin

Liều dùng:

  • PPI 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.
  • Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Tetracycline 500mg x 4 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn
  • Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn.
  • Bismuth 120mg x 4 lần/ngày, uống vào lúc đói.
  • Levofloxacin 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn.

4.5. Phác đồ cứu vãn và sự kết hợp mới nhất

Trong trường hợp sau 2 lần áp dụng phác đồ điều trị viêm dạ dày có HP đều thất bại thì cần phải nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ rồi mới đưa ra phác đồ điều trị.

Tuy nhiên, việc nuôi cấy vi khuẩn HP không phải lúc nào cũng thành công vẫn còn khó khăn về mặt kỹ thuật. vậy nên việc chẩn đoán viêm dạ dày HP kháng thuốc vẫn mang tính kinh nghiệm và cảm giác của bác sĩ điều trị.

So với các dạng viêm loét dạ dày do những nguyên nhân khác gây ra thì viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP là bệnh khó chữa hơn cả. Do đó các bạn cần phải thực hiện nghiêm túc phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra và quan trọng nhất là phải có những biện pháp phòng tránh lây nhiễm khuẩn HP để làm giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Thông tin liên hệ