Những hiểm họa từ căn bệnh ung thư màng phổi

Ung thư màng phổi thường diễn ra một cách âm thầm, lặng lẽ. Hầu như các bệnh nhân chỉ phát hiện một cách ngẫu nhiên và đã ở vào giai đoạn muộn. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về các dấu hiệu sớm của bệnh và một số biện pháp ngăn ngừa là điều cần thiết, giúp chúng ta chủ động trong công tác phòng tránh, đối phó.

1. Ung thư màng phổi nguy hại cho cơ thể như thế nào? 

Chức năng của màng phổi

Màng phổi gồm có hai lá, dày khoảng 40 – 50 micromet, gồm có 2 lá màng phổi bao phủ các bề mặt tạng phổi. Màng phổi giúp duy trì áp suất âm trong khoang màng phổi, có tác dụng hút máu từ tĩnh mạch về tim, giảm áp lực cho tim phải, góp phần trong quá trình trao đổi không khí. Vì vậy, ung thư màng phổi đặc biệt nguy hại đến tính mạng.

ung thư màng phổi
Màng phổi đóng rất vai trò quan trọng trong hệ thống hô hấp

Ung thư màng phổi gồm có bao nhiêu loại?

Bệnh còn có tên gọi là ung thư trung biểu mô màng phổi, xảy ra do sự tăng sinh hỗn độn của các tế bào tại vị trí này. Bệnh gồm có 3 loại chính:

– Ung thư trung biểu mô lành tính: chiếm khoảng 10% tổng số ca bệnh. Tế bào ung thư phát sinh từ lá màng phổi tạng, phát triển thành khối u. Khối u thường tiết ra chất dịch màu vàng chanh, khi có kích thước lớn sẽ chèn ép lên phổi. 

– Ung thư trung biểu mô ác tính nguyên thủy: chiếm đa số trong các ca mắc ung thư màng phổi, thường gặp ở độ tuổi 40 – 60, thế nhưng các bệnh nhân trẻ từ 10 – 20 tuổi vẫn có thể mắc bệnh (10%). Thời gian đầu khối u thường gây ra viêm màng phổi có dịch, sau đó phát triển lan tràn có thể bao phủ toàn bộ diện tích phổi.

– Ung thư màng phổi do di căn: tất cả các bệnh ung thư đều có thể di căn đến màng phổi, nhất là các khối u từ các cơ quan lân cận như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư vòm họng, thanh quản,…

2. Các triệu chứng bệnh thường gặp

Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng ung thư màng phổi không có dấu hiệu đặc trưng, bệnh tiến triển một cách âm thầm, lặng lẽ. Vì vậy, để phát hiện và điều trị bệnh sớm cần phải đi khám sức khỏe ngay khi phát hiện các triệu chứng sau:

– Triệu chứng về đường hô hấp: ho, đau ngực, khó thở dai dẳng, lâu ngày không khỏi. Nếu bệnh đã tiến triển nặng có thể ho ra máu, đau ngực nặng, khối u lớn gây bít tắc đường thở phải tiến hành cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân.

– Màu sắc da bất thường: xuất hiện các vết xanh tím rõ ràng hoặc kín đáo ở môi, gò má hay tai sau mỗi lần ho, cúi đầu, hoạt động gắng sức,…

– Phù: phù nhẹ ở mặt, cổ, vai và hõm trên xương đòn. Phù thường xuất hiện chậm, các vị trí bị phù cứng, ấn ngón tay không lõm.

– Các chi tay, chân: có dấu hiệu đau khớp bàn tay, bàn chân. Ngón chân, ngón tay sưng phù (còn được gọi là ngón tay dùi trống).

– Hội chứng Pancoast – Tobias: nếu khối u phát triển ở phần trên lồng ngực sẽ có các dấu hiệu: đau ngực vùng trên đòn, vùng vai và đau lan đến hai cánh tay. Triệu chứng còn kèm theo teo cơ, rối loạn xúc giác,… và hội chứng liệt nhãn cầu – giao cảm (đồng tử co, hẹp mí mắt, lõm nhãn cầu,…). 

Cách phân biệt tay bị phù (trái) và tay bình thường (phải)
Cách phân biệt tay bị phù (trái) và tay bình thường (phải)

3. Các giai đoạn tiến triển của ung thư màng phổi.

– Giai đoạn dịch màu vàng chanh: dấu hiệu này có thể nhầm lẫn với các bệnh khác như lao màng phổi, bệnh Hodgkin thể màng phổi,… cần xét nghiệm tìm tế bào ung thư trong dịch để khẳng định có phải bệnh ung thư màng phổi hay không. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn dịch sẽ chuyển màu đến giai đoạn tiếp theo.

– Giai đoạn tràn máu: đây là dấu hiệu muộn của bệnh, khối u đã có thể di căn đến các cơ quan khác, tiên lượng bệnh xấu.

4. Phương pháp điều trị

Hiện nay, các phương pháp phổ biến như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị đều cho hiệu quả thấp. Chỉ có thể dùng chất kích thích làm dính hai lá màng phổi, bít ổ màng phổi để ngăn không cho tiết dịch. Nên cẩn trọng khi sử dụng để người bệnh ít phải chịu tác dụng phụ. Đồng thời, có thể điều trị bằng phương pháp dẫn lưu dịch màng phổi. Nhưng đây chỉ là cách kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, không thể ngăn cản bệnh tiến triển.

5. Làm thế nào để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

Để phòng tránh ung thư màng phổi hay bất kỳ căn bệnh ung thư nguy hiểm nào, bạn đọc cần phải thường xuyên chú ý đến mọi dấu hiệu bất thường trên cơ thể và tham khảo, duy trì các lời khuyên sau đây.

Không hút thuốc lá

Thuốc lá chính là thủ phạm hàng đầu, nguy hiểm nhất cho mọi căn bệnh nguy hại đến sức khỏe con người. Ngoài Nicotin là chất gây nghiện, khiến người dùng khó có thể từ bỏ, thuốc lá còn chứa hơn 7000 chất độc hại khác, gây tổn thương đến hệ miễn dịch lá chắn bảo vệ sức khỏe con người và các cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ thống hô hấp như thanh quản, khí quản, phổi,…

Thuốc lá là tác nhân nguy hại nhất đối với sức khỏe mỗi người
Thuốc lá là tác nhân nguy hại nhất đối với sức khỏe mỗi người

Thường xuyên rèn luyện thân thể

Theo các nghiên cứu cho thấy, các bệnh nhân tử vong do ung thư có thể giảm một nửa tỷ lệ nếu họ duy trì các thói quen lành mạnh mỗi ngày. Tập thể dục không chỉ giúp duy trì mức cân nặng hợp lý, cho bạn một vóc dáng đẹp, tinh thần thoải mái mà còn giúp giảm nguy cơ ung thư, tăng cường khả năng phòng vệ của hệ miễn dịch.

Tăng cường rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn

Các vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa mà cơ thể không thể tự tổng hợp được có rất trong rau xanh và trái cây tươi. Cần bổ sung đều đặn trong các bữa ăn hằng ngày để ngăn ngừa các tác nhân gây hại cho sức khỏe, để có thể luôn khỏe mạnh.

Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại

Đảm bảo an toàn, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong sinh hoạt hằng ngày và nhất là trong công việc. Nếu bạn là công nhân mỏ, thợ sơn, hay làm các công việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất, tia xạ, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động như mặc áo bảo hộ, mang mặt nạ phòng độc, găng tay,… để tránh các tác động xấu đến sức khỏe của mình.

Khám sức khỏe định kỳ

Nên đi thăm khám sức khỏe tổng quát tối thiểu 6 tháng/lần hoặc thực hiện tầm soát ung thư 1 năm/lần. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần phải thực hiện đúng các tư vấn và chỉ định của bác sĩ để có kết quả điều trị và hồi phục hiệu quả.

 Khám sức khỏe định kỳ là biện pháp tốt nhất để phát hiện bệnh giai đoạn sớm
Khám sức khỏe định kỳ là biện pháp tốt nhất để phát hiện bệnh giai đoạn sớm

Ung thư màng phổi là căn bệnh hiếm gặp lại nguy hiểm, các trường hợp phát hiện bệnh thường có tiên lượng xấu, kết quả điều trị không mấy khả quan. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rất quan trọng, giúp phát hiện và ngăn ngừa bệnh ở giai đoạn sớm. Hi vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức sau bài đọc này để luôn bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Thông tin liên hệ