Những điều cần biết về ung thư vòm họng giai đoạn 3
Ung thư vòm họng giai đoạn 3 đã bắt đầu bước vào giai đoạn nguy hiểm. Triệu chứng của ung thư vòm họng giai đoạn 3 biểu hiện rõ ràng với mức độ trầm trọng hơn theo từng ngày. Bài viết dưới đây của GENK STF sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Xem thêm:
- Câu chuyện về người phụ nữ chiến thắng tử thần ung thư tử cung di căn một cách ngoạn mục
- Ung thư vòm họng giai đoạn 2: Triệu chứng và cách điều trị
- Giải đáp thắc mắc: Thời gian ủ bệnh ung thư vòm họng trong bao lâu?
Nội dung bài viết
1. Ung thư vòm họng giai đoạn 3 – thời kỳ nguy hiểm
Nói rằng: “Ung thư vòm họng giai đoạn 3 đã bước vào thời kì nguy hiểm” là bởi lẽ ở giai đoạn này, các khối u bắt đầu có khả năng di căn đến các bộ phận gần sát với nó trong cơ thể.
Khi bước sang giai đoạn 3 các khối ung thư đã phát triển đủ mạnh với kích thước lớn. Với “nguồn nhân lực” dồi dào, các tế bào ung thư bên ngoài cùng (nằm trong khối ung thư vòm họng chính) được “đề cử rời đi tìm vùng đất mới để sinh trưởng”. Hay nói cách khác, là khối u chính có khả năng tách các tế bào ung thư ra khỏi mình và di chuyển, lây lan đến các bộ phận xung quanh. Cụ thể:
- Ung thư vòm họng giai đoạn 3A: tế bào ung thư thường di căn tới hầu, hốc mũi và chưa di căn tới các hạch cổ
- Ung thư vòm họng giai đoạn 3B: các tế bào ung thư có khả năng di căn đến cổ họng với các hạch cổ và không di động.
Nhưng một câu hỏi khác được đặt ra: Ung thư vòm họng giai đoạn 3 và ung thư vòm họng giai đoạn 4 đều là di căn ung thư. Vậy thì chúng khác nhau ở điểm nào?
Chúng tôi xin được giải đáp rằng: Cùng là tế bào ung thư di căn nhưng có sự khác nhau giữa ung thư vòm họng giai đoạn 3 và 4 là vì: Ung thư vòm họng giai đoạn 3 chỉ di căn gần với các bộ phận xung quanh và tiên lượng sống của người bệnh còn cao. Nhưng ung thư vòm họng giai đoạn 4 có khả năng di căn đến các cơ quan rất xa như: khoang mũi, khoang tai và não bộ và tiên lượng sống của người bệnh bị rút ngắn đáng kể.
2. Dấu hiệu, triệu chứng bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 3
Nếu như ở giai đoạn 2 các triệu chứng bệnh ung thư vòm họng biểu hiện không rõ ràng, xuất hiện ngắt quãng theo từng khoảng thời gian khác nhau làm người bệnh dễ lầm tưởng sang các loại bệnh tai mũi họng thông thường thì ung thư vòm họng giai đoạn 3 lại có các triệu chứng, dấu hiệu cụ thể và rõ ràng như:
- Người bệnh bị đau, nghẹt cổ, khó nuốt thức ăn thậm chí khó uống nước. Nguyên nhân do kích thước khối u lớn và chèn ép vào dây thanh quản.
- Khó nói, không thể hét to thậm chí nói không ra tiếng, bị mất tiếng tạm thời.
- Các cơn ho diễn ra liên tiếp và dữ dội hơn, có thể bị ho ra máu kèm theo đờm trắng.
- Bị chảy máu mũi một bên (không phải chảy máu cam), số lần chảy máu xuất hiện nhiều dần.
- Thường xuyên cảm thấy ù tai. Nếu khối u di căn đến vòi nhĩ có thể gây điếc.
- Người bệnh bị đau nửa đầu, có trường hợp bị đau nửa đầu dữ dội và đau lan sang hốc mắt.
- Cổ họng nổi các cục to. Và kích thước các cục này tăng dần theo thời gian. Người bệnh theo dõi bằng mắt thường sẽ thấy các cục càng ngày càng lồi ra nhiều hơn.
- Xuất hiện các hạch ở hàm. Đây là hiện tượng khối u di căn đến các hạch cổ. Trong trường hợp các hạch này bị vỡ sẽ làm chảy nhiều máu và gây đau đớn cho người bệnh.
3. Ung thư vòm họng giai đoạn 3 có chữa được không?
Ung thư vòm họng giai đoạn 3 nếu được phát hiện kịp thời ở giai đoạn sớm (giai đoạn 3A) sẽ có tỉ lệ điều trị thành công cao hơn so với giai đoạn muộn (3B). Cụ thể:
- Ở giai đoạn ung thư vòm họng giai đoạn sớm (giai đoạn 3A): nếu người bệnh được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, các khối u mới di căn và chưa gây ảnh hưởng nhiều thì tỉ lệ điều trị bệnh thành công khá cao (khoảng 60%).
- Ở giai đoạn ung thư vòm họng giai đoạn muộn (giai đoạn 3B): do các tế bào ung thư đã di căn đến các hạch cổ nên nếu người bệnh điều trị nhanh chóng có thể giúp tăng thời gian sống sót của người bệnh. Tùy thuộc vào vị trí khối u di căn gần nằm ở vị trí đơn giản hay phức tạp sẽ quyết định có thể loại bỏ được khối ung thư vòm họng giai đoạn 3 hay không? người bệnh có thể chữa trị được hay không?
4. Ung thư vòm họng giai đoạn 3 sống được bao lâu?
Tiên lượng sống (hay chính là thời gian sống sót của người bệnh ung thư vòm họng sau 5 năm tính từ thời điểm phát hiện bệnh) ở ung thư vòm họng giai đoạn 3 phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh đang ở mức độ nào và người bệnh có tích cực tiến hành điều trị nhanh chóng hay không?
Theo các con số thống kê trong một thập kỷ gần đây, nếu:
- Người bệnh bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn ung thư vòm họng sớm và được điều trị kịp thời, tỉ lệ số người có thể sót sau 5 năm (tính từ thời điểm phát hiện bệnh) chiếm khoảng 60%.
- Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn – ung thư vòm họng giai đoạn 3B và tiến hành điều trị nhanh chóng, tỉ lệ người bệnh sống sót sau 5 năm (tính từ thời điểm phát hiện bệnh) đạt khoảng 40%.
- Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh phát triển đến giai đoạn 4 thì tiên lượng sống của người bệnh giảm xuống chỉ còn chiếm từ 10% – 38%.
5. Phương pháp điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 3
Do giai đoạn 3 các khối ung thư vòm họng đã bắt đầu di căn nên phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u ít được lựa chọn do có các hạn chế như: tỉ lệ loại bỏ sót tế bào ung thư vòm họng cao, một ca phẫu thuật không thể thực hiện trên nhiều vị trí ung thư… Vì vậy, xạ trị và hóa trị và liệu pháp nhắm mục tiêu là những phương pháp chính được lựa chọn trong điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 3.
Xạ trị kết hợp hóa trị
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay trong việc điều trị ung thư vòm họng nói riêng và điều trị các loại bệnh ung thư khác nói chung.
Xạ trị kết hợp với hóa trị được thực hiện theo cơ chế:
- Ban đầu bác sĩ điều trị sử dụng các tia X có năng lượng cao hoặc các tia proton, tia gamma hoặc các hạt nguyên tử tiêu diệt các tế bào ung thư di căn và khối u chính.
- Sau đó tiếp tục sử dụng phương pháp hóa trị bằng cách tiêm hóa chất điều trị vào cơ thể bệnh nhân nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư vòm họng còn sót lại sau xạ trị hoặc các tế bào ung thư đã di căn trên toàn cơ thể bệnh nhân nhưng do kích thước quá nhỏ nên các thiết bị không phát hiện ra.
- Từ đó giúp ức chế sự xâm lấn và phân chia nhanh chóng của các tế bào ung thư, kìm hãm sự phát triển của bệnh ung thư vòm họng.
Trước đây 2 phương pháp này được sử dụng tách biệt, tức là phương pháp xạ trị được sử dụng điều trị tại chỗ với các khối u chính còn phương pháp hóa trị chỉ được áp dụng khi tế bào ung thư đã di căn. Nhưng hiện nay sự tiến bộ của y khoa đã kết hợp cả 2 phương pháp này vào trong điều trị bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2 và giai đoạn 3 nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc điều trị bệnh.
Liệu pháp nhắm mục tiêu
Đây là liệu pháp sử dụng các loại thuốc hóa trị nhằm tấn công trúng đích vào các tế bào ung thư vòm họng (mục tiêu). Khi được đưa vào cơ thể, các loại thuốc này sẽ phân tán và có khả năng phát hiện các tế bào ung thư. Chúng chủ động gắn vào các tế bào ung thư nhằm tiêu diệt và ngăn chặn sự phân chia của các tế bào ung thư, kìm hãm sự lan rộng của chúng. So với phương pháp xạ trị và hóa trị liệu pháp nhắm mục tiêu ít gây tác động ảnh hưởng đến các tế bào lành xung quanh hơn.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân ung nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV2 HTCB số 23 – Hành trình tìm lại sự sống của bệnh nhân ung thư Vòm họng (Ông Tiến- 0987.760.309)
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị