Những điều cần biết về ung thư phổi giai đoạn 2

Ung thư phổi giai đoạn 2 đã xuất hiện nhiều triệu chứng rõ ràng hơn giai đoạn 1. Tuy nhiên, tiên lượng sống của bệnh nhân giai đoạn này cũng khá tốt nếu được điều trị tích cực. Cùng Genkstf tìm hiểu về ung thư phổi giai đoạn 2 qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 2

Ung thư phổi giai đoạn 2 đã xuất hiện nhiều triệu chứng rõ ràng hơn giai đoạn 1
Ung thư phổi giai đoạn 2 đã xuất hiện nhiều triệu chứng rõ ràng hơn giai đoạn 1

Như chúng ta đã biết, ung thư phổi là căn bệnh gây ra bởi các tế bào phổi bị ung thư (do sự đột biến gen). Các tế bào mang bệnh này xâm lấn và lan sang các tế bào lành, theo thời gian chúng phát triển và hình thành khối u ác tính trong phổi.

Ung thư phổi hình thành và phát triển theo 4 giai đoạn và giai đoạn 2 là thời điểm bệnh ung thư phổi bắt đầu “úp mở” về sự xuất hiện của mình với cơ thể (sau giai đoạn 1: giai đoạn ẩn nấp). Một số triệu chứng, dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn 2 mà người bệnh cần chú ý như:

  • Các cơn ho bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn và kéo dài hơn, ho kèm theo đờm trắng hoặc đôi khi xuất hiện đờm có lẫn máu.
  • Các cơn đau ở lưng, ngực, vai xuất hiện “bất ngờ” không báo trước với tần suất nhiều dần, không phải chỉ xuất hiện mỗi khi thở sâu hoặc cười to nữa. Mức độ đau khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh của từng bệnh nhân.
  • Xuất hiện hạch bạch huyết to, sưng tấy ở một vài vị trí như vùng cổ, bẹn, nách. Nhưng khi sờ vào hạch thì chỉ thấy khô cứng, không có cảm giác đau nhức (vì vậy nên người bệnh thường chủ quan dễ bỏ qua dấu hiệu này).
  • Có cảm giác khó thở, thở khò khè, đôi khi có cảm giác hơi thở yếu, mất hơi (giống bệnh lao phổi).
  • Giọng nói trở nên khàn đi và đục hơn rõ rêt. Nguyên nhân do các khối u bắt đầu lớn dần và chèn vào dây thanh quản.
  • Người bệnh cảm thấy sức khỏe yếu đi, sức đề kháng giảm, dễ ốm vặt, bị sốt, hay mệt mỏi.
  • Xuất hiện cảm giác chán ăn, ăn không ngon, da xanh xao, thiếu sức sống.
  • Bị sụt cân nhanh nhưng không rõ lý do.

Mặc dù các triệu chứng bệnh biểu hiện ngày càng rõ ràng hơn, nhưng nhìn chung các dấu hiệu ung thư phổi ở giai đoạn 2 đa số giống với các căn bệnh thông thường như: ho khan, ho có đờm, viêm họng, viêm phế quản, cảm lạnh… khiến người bệnh dễ chủ quan và tự tìm đến hiệu thuốc kể bệnh mua thuốc điều trị tại nhà.

Thống kê từ các bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối cho thấy có tới hơn 50% số người bệnh ban đầu chủ quan không thăm khám sức khỏe khi thấy các dấu hiệu bệnh ung thư phổi xuất hiện theo từng đợt (không liên tục, nhưng hay tái đi tái lại) ở giai đoạn sớm. Đây cũng là lý do chính khiến bệnh có thời gian phát triển sang các giai đoạn nặng gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

2. Bệnh ung thư phổi giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Theo các thống kê đã từng được công bố, tỉ lệ trung bình người bệnh ung thư phổi giai đoạn 2 dự kiến sống được khoảng 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh là khoảng 30%. Đối với những người bệnh có khối u phát triển lớn nhưng chưa lan đến bất kỳ hạch bạch huyết nào (dạng ung thư phổi không phải tế bào nhỏ) thì tỷ lệ sống sót có thể cao hơn.

Ngoài ra, tiên lượng sống (cơ hội, thời gian sống sót) của các bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 2 có cùng mức độ bệnh cũng có thể thay đổi khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố như:

Độ tuổi: Những người mắc ung thư phổi ở độ tuổi trẻ (thường do yếu tố di truyền) có tiên lượng sống cao hơn so với những người bệnh đã lớn tuổi.

Giới tính: Nhiều thống kê cho thấy nữ giới mắc ung thư phổi có cơ hội sống cao hơn nam giới.

Vị trí và loại ung thư phổi mắc phải:

  • Ung thư phổi có 2 loại là: ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) – loại ung thư phát triển rất nhanh, nguy hiểm, có khả năng di căn ngay từ khi còn nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) – các khối u vẫn phát triển to dần nhưng thời gian xảy ra di căn chậm hơn so với SCLS, độ nguy hiểm ít hơn so với SCLC. Người bệnh mắc NSCLC sẽ có tiên lượng sống cao hơn so với bị mắc SCLC.
  • Vị trí: Cùng là bệnh ung thư phổi giai đoạn 2 nhưng nếu người bệnh có tế bào ung thư phổi chưa lan rộng sẽ có thời gian sống lâu hơn so với người bệnh có tế bào ung thư lan đến hạch bạch huyết.

Sức khỏe người bệnh: Người bệnh có sức khỏe tốt hơn sẽ có sức đề kháng chống trọi với bệnh tật lâu hơn, từ đó giúp làm tăng cơ hội sống cao hơn.

Sự “phù hợp” với thuốc điều trị hay chính là sự phù với liệu pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, người bệnh ít bị tác dụng phụ hơn, khả năng chịu đựng cao hơn thì thời gian sống cũng sẽ tăng lên.

Tình trạng sức khỏe khác: các tình trạng bệnh khác như khí phế thũng hoặc bệnh tim có thể tác động làm giảm tuổi thọ ở người ung thư phổi giai đoạn 2.

3. Phương pháp điều trị kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh ung thư phổi giai đoạn 2

Tiến hành điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn 2 ngay khi phát hiện bệnh là phương pháp duy nhất nhằm làm giảm tốc độ phát triển bệnh cũng như kéo dài tiên lượng sống cho bệnh nhân.

Hiện nay với các tiến bộ về khoa học và kỹ thuật, ngành y khoa ngày càng có nhiều phương pháp mới được áp dụng trong điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn 2. Và tùy thuộc vào kích thước khối ung thư cũng như tình trạng khối u đã di căn hay chưa mà các bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp.

Liệu pháp điều trị trúng đích

Liệu pháp điều trị trúng đích là một liệu pháp mới trong các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện nay. Qua các thực nghiệm cho thấy liệu pháp này đang ngày càng mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị bệnh, giúp bệnh nhân ung thư phổi có thêm hi vọng.

Khi thực hiện liệu pháp điều trị trúng đích các bác sĩ điều trị dùng các loại thuốc hoặc các chất có khả năng ngăn chặn sự tăng sinh và lan rộng của khối u can thiệp tiếp vào các phân tử đặc hiệu (gọi là các phân tử đích) có liên quan đến sự tăng sinh lan rộng khối u bằng các thiết bị hỗ trợ đặc biệt. Từ đó ức chế sự xâm lấn của các tế bào ung thư phổi mà ít gây đau đớn cho bệnh nhân.

Để tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp điều trị trúng đích trong điều trị ung thư phổi cũng như các loại thuốc được FDA cấp phép sử dụng, mời bạn xem chi tiết dưới đây:

Phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư phổi giai đoạn 2

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn 2
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn 2

Phẫu thuật cắt bỏ một phần phổi hoặc thùy phổi (gồm 3 thùy phải và 2 thùy trái) là phương pháp hay được áp dụng hiện nay. Phương pháp này thực sự mang lại hiệu quả tốt tuyệt đối khi người bệnh phát hiện bệnh ở độ bệnh nhẹ, các xét nghiệm cho thấy các tế bào ung thư chưa di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể như: não, xương, gan hoặc tuyến thượng thận. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật có hỗ trợ quay video bằng cách tạo một vết mổ nhỏ ở thành ngực sau đó loại bỏ phần ung thư của phổi hoặc các thùy bằng cách sử dụng các thiết bị y tế đặc biệt được nhiều bệnh viện lớn áp dụng vào điều trị.

Tuy nhiên, trong trường hợp khối u ung thư phổi lớn và bắt đầu di căn thì phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư không còn là giải pháp hữu hiệu.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ (điều trị điểm) trực tiếp đối với khối ung thư, được áp dụng điều trị ở giai đoạn sớm khi khối u chưa có hiện tượng di căn. Các bác sĩ điều trị tiến hành dùng tia X năng lượng cao hoặc các loại phóng xạ khác (tia gamma, proton,…) nhằm tiêu diệt tế bào ung thư hoặc kìm hãm chúng không phát triển hoặc phát triển chậm hơn. Xạ trị có một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe người bệnh như: mệt mỏi, phần chiếu xạ bị ửng đỏ, viêm da, khô da, rụng tóc… Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ dần biến mất sau khi kết thúc đợt xạ trị.

Hóa trị

Hóa trị cũng là một phương pháp tác động trực tiếp lên các khối u còn sót lại (sau xạ trị) nhằm tiêu diệt và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa hóa trị với xạ trị là phương pháp hóa trị dùng trong điều trị toàn thân khi các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể (lúc này các phương pháp điều trị tại chỗ đã không còn tác dụng).

Làm sao để ngăn ngừa ung thư phổi phát triển nặng thêm ?

Tầm soát ung thư phổi
Ở giai đoạn đầu, ung thư phổi ít biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện. Đối với người chưa có chẩn đoán mắc ung thư phổi, chỉ có cách khám sức khỏe và tầm soát ung thư phổi định kỳ thì mới có thể phát hiện sớm bệnh. Từ đó, có thể can thiệp sớm để làm chậm quá trình phát triển của khối u cũng như có một kế hoạch điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Đối với người đã được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 2. Đừng hoảng loạn. Hãy mở lòng để chia sẻ về tình trạng hiện tại của bạn với người thân hoặc bạn bè để có một trạng thái tinh thần tích cực nhất. Nhìn chung, tỷ lệ điều trị khỏi hoàn toàn trong giai đoạn 2 cũng khá cao. Do đó, hãy tiếp nhận và tuân theo kế hoạch điều trị của bác sĩ càng sớm càng tốt.

Cải thiện chất lượng cuộc sống
Khẩu phần ăn uống hàng ngày khoa học, hợp lý có ý nghĩa trong việc hạn chế các nguy cơ gây bệnh và tăng đề kháng.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồng thời tránh xa các hóa chất gây ung thư.

Thường xuyên tập thể dục, kết hợp với ăn uống nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe.

Ngoài ra, việc từ bỏ thói quen hút thuốc lá sẽ tăng tỷ lệ sống sót sau ung thư. Đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho người xung quanh.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị

CÂU CHUYỆN CÔ GIÁO CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ PHỔI

Thông tin liên hệ