Những điều cần biết về bệnh ung thư vú giai đoạn 2

Ung thư vú giai đoạn 2 vẫn được coi là giai đoạn khu trú và có cơ hội chữa khỏi bệnh cao. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây

1. Ung thư vú giai đoạn 2 là gì?

Ung thư vú là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ vú
Ung thư vú là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ vú

Ung thư vú là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ vú. Bệnh được chia làm 4 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 2 có nghĩa là ung thư vú đang phát triển, nhưng vẫn còn nằm trong vú hoặc sự tăng trưởng chỉ mở rộng đến các hạch bạch huyết lân cận.

Ung thư vú giai đoạn 2 được chia thành các nhóm: giai đoạn 2A và giai đoạn 2B. Sự khác biệt được xác định bởi kích cỡ khối u và mức độ xâm lấn ra các hạch bạch huyết:

Giai đoạn 2A: Một trong các trường hợp dưới đây có thể xảy ra:

  • Không có khối u thực tế nào có liên quan đến các tế bào ung thư và có dưới 4 hạch lympho có tế bào ung thư hiện diện.
  • Khối u nhỏ hơn 2 cm và có dưới 4 hạch bạch huyết bổ sung có tế bào ung thư hiện diện.
  • Khối u nằm có kích thước từ 2- 5cm và chưa lan đến các hạch bạch huyết.

Giai đoạn 2B: Một trong các trường hợp dưới đây có thể xảy ra:

  • Khối u nằm có kích thước từ 2 – 5cm và lan rộng đến 4 hạch bạch huyết ở nách.
  • Khối u lớn hơn 5cm, nhưng không lan đến các hạch bạch huyết ở nách.

2. Những biểu hiện của ung thư vú giai đoạn 2

Ung thư vú giai đoạn 2 thường có các biểu hiện như:

  • Đau tức ngực
  • Ngứa ở vú
  • Đau lưng, vai gáy
  • Thay đổi hình dạng và kích thước vú
  • Sự thay đổi ở núm vú
  • Sưng hoặc có khối u ở hạch nách
  • Ngực đỏ hoặc bị sưng

3. Mắc ung thư vú giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn 2, hầu hết bệnh nhân và người nhà lo lắng và hoang mang không biết có ung thư vú giai đoạn 2 sống được bao lâu. Với sự tiến bộ của y học hiện đại và sự phát triển của ngành hóa dược, tỷ lệ sống cho bệnh ung thư vú đã được cải thiện rất nhiều. Theo thống kê chung, tỷ lệ sống sau 5 năm cho giai đoạn 2A là 81%, và giai đoạn 2B là 74% (nếu được điều trị tích cực).

4. Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị ung thư vú giai đoạn 2 thường là phẫu thuật. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các hạch bạch huyết gần vú để xem có chứa tế bào ung thư hay không bằng cách sinh thiết vú hạch hoặc phẫu thuật cắt bỏ một số hạch lympho dưới cánh tay. Một số mô bình thường xung quanh khối u cũng sẽ được loại bỏ. Sau đó xạ trị có thể được chỉ định bổ trợ.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư vú giai đoạn 2 phổ biến
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư vú giai đoạn 2 phổ biến

Đôi khi bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú, sau đó được tái tạo vú sau khi đã kết thúc xạ trị.

5. Thực phẩm tốt cho người bệnh

Dưới đây là những thực phẩm người ung thư vú giai đoạn nên ăn sung hàng ngày:

Nấm

Không chỉ là món ăn ngon, nhiều loại nấm còn có tác dụng tuyệt vời trong tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc ung thư… Một số loại nấm ăn điển hình là nấm rơm, nấm hương, ngân nhĩ, mộc nhĩ đen…

Súp lơ xanh

Súp lơ xanh giàu chất xơ, canxi, folate… có nhiều tác dụng với sức khỏe người dùng, bao gồm cả việc ngăn chặn ung thư vú.

Tỏi

Tỏi được chứng minh là làm giảm các gốc tự do. Sử dụng tỏi thường xuyên còn có tác dụng kiểm soát tăng sinh tế bào, kiểm soát ung thư vú hiệu quả.

Rau bina

Trong rau bina có chứa các chất chống oxy hóa, tốt cho người bệnh ung thư vú. Quả việt quất

Trong quả việt quất có chứa các polyphenol, có thuộc tính chống ung thư, có nhiều dưỡng chất, vitamin thiết tốt cho người bị ung thư vú.

Lựu

Trong quả lựu có chứa chất hóa học ellagitannin, giúp ngăn cản việc sản xuất ra chất oestrogen – một chất xúc tác quan trọng giúp cho các tế bào ung thư phát triển.

6. Biện pháp phòng ngừa ung thư vú

Ung thư vú đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Chị em cần chủ động tìm giải pháp chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa ung thư vú nói riêng và các bệnh ung thư nói chung. Để phòng bệnh ung thư vú chị em nên thực hiện các biện pháp sau đây:

Sinh con độ tuổi hợp lý

Sinh con độ tuổi hợp lý giảm nguy cơ ung thư vú
Sinh con độ tuổi hợp lý giảm nguy cơ ung thư vú

Nhiều nghiên cứu cho biết nữ giới càng lớn nguy cơ ung thư vú càng cao. Đặc biệt với những phụ nữ sinh con đầu lòng muộn, sau 30 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường. Vì vậy, kết hôn sinh con độ tuổi hợp lý cũng góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh.

Duy trì cân nặng hợp lý

Nữ giới thừa cân, béo phì tăng nguy cơ nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư vú. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI), phụ nữ mãn kinh béo phì có nguy cơ bị ung thư vú cao gấp khoảng 20 – 40% so với những nữ giới duy trì cân nặng hợp lý.

Để giảm béo phì, nữ giới cần chú ý đến chế độ ăn hàng ngày, giảm các loại đồ ăn ngọt, chiên rán, tích cực luyện tập thể dục, tránh ăn đêm…

Duy trì lối sống sinh hoạt khoa học

Lối sống sinh hoạt khoa học giúp nữ giới phòng tránh được nhiều bệnh tật, trong đó có ung thư vú. Để phòng bệnh, bạn cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong chế độ ăn hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, tích cực luyện tập thể thao, tránh căng thẳng, lo âu kéo dài…

Tránh xa rượu bia

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, so với những nữ giới không uống rượu, nữ giới uống khoảng 2 – 3 ly rượu mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn khoảng 20%.

Cẩn trọng với thuốc tránh thai

Một nghiên cứu tại Thụy Điển cho biết, việc sử dụng các biện pháp tránh thai dựa vào hoóc môn như thuốc tránh thai có thể làm tăng 20% nguy cơ ung thư vú. Vì vậy, hãy cẩn trọng khi dùng thuốc tránh thai dài ngày và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bên cạnh đó mỗi chị em cần có ý thức tự khám vú tại nhà và thực hiện tầm soát ung thư vú định kì. Tầm soát ung thư vú giúp phát hiện ung thư sớm, khi bệnh chưa có biểu hiện.

Thông tin liên hệ