Tổng hợp 5 điều cần biết về bệnh ung thư mắt

Ung thư mắt là bệnh hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Đây là căn bệnh bắt nguồn từ khối u ác tính phát triển ở vùng mắt. Cùng GenK STF tìm hiểu về bệnh ung thư mắt qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Các nguyên nhân chính gây ung thư mắt

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ung thư mắt vẫn chưa được kết luận cụ thể. Tuy nhiên có một vài yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

1.1. Bất thường nhiễm sắc thể

Sự bất thường trong nhiễm sắc thể 13 (thiếu NST 13 hoặc NST này không hoạt động) có liên quan tới bệnh ung thư mắt. Khi NST 13 bất thường sẽ khiến sự phân chia tế bào bị mất kiểm soát và hình thành khối u.

1.2. Giới tính và độ tuổi

Ung thư mắt hay gặp ở những người cao tuổi, nam giới nhiều hơn nữ.

1.3. Màu sắc đôi mắt

Những người có đôi mắt gam màu sáng thường dễ mắc ung thư mắt hơn những người có đôi mắt màu nâu.

1.4. Môi trường độc hại

Việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại như công nhân hóa chất, than, dầu khí, thợ hàn, nông dân… sẽ có nguy cơ mắc ung thư mắt hơn những người làm nghề khác.

Những người làm việc trong môi  trường độc hại, không che chắn và bảo vệ mắt kỹ lưỡng cũng là đối tượng dễ mắc ung thư mắt

1.5. Di truyền

Nếu gia đình có bố mẹ bị ung thư cả 2 bên mắt thì nguy cơ con của họ cũng mắc căn bệnh này. Những cặp vợ chồng nào có con đầu bị ung thư mắt thì nguy cơ đứa con thứ hai sinh ra cũng mắc bệnh khá cao.

1.6. Tia tử ngoại

Các tia tử ngoại từ nắng mặt trời có thể làm ảnh hưởng tới đôi mắt, làm tăng nguy cơ mắc ung thư mắt.

Trên đây là các yếu tố được cho là  làm tăng nguy cơ mắc ung thư mắt mà mọi người cần biết gây ung thư mắt mà mọi người cần biết. Căn cứ vào các yếu tố nguy cơ nêu trên chúng ta sẽ biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Sự bất thường ở nhiễm sắc thể 13 cũng là yếu tố gây ung thư mắt

2. Triệu chứng ung thư mắt

2.1. Giảm thị lực

Khi bị ung thư mắt người bệnh sẽ cảm thấy thị lực giảm rõ rệt, mắt nhìn mờ, nhìn nhòe, tầm nhìn bị hạn chế. Lúc này người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán sớm bệnh.

2.2. Hai mắt không cân đối, bị nhìn nghiêng

Nếu khối u mắt phát triển, một bên mắt của người bệnh sẽ bị lồi to ra hoặc mí mắt sụp xuống khiến người bệnh bị hạn chế tầm nhìn, 2 mắt không cần đối, nhìn nghiêng.

2.3. Mắt bị tổn thương

Các tế bào ung thư mắt phát triển to lên sẽ khiến mắt bị viêm nhiễm, đỏ, mắt sưng phù không có lý do khiến người bệnh có cảm giác đau, khó chịu, căng, tức ở mắt.

2.4. Đau trong mắt hoặc đau xung quanh mắt

Đây là dấu hiệu bị ung thư mắt khi khối u phát triển lớn gây áp lực lên mắt. Nếu tình trạng này kéo dài thì chứng tỏ bệnh ung thư đã chuyển sang giai đoạn nặng.

2.5. Mắt bị lồi ra

Khi khối u trong mắt phát triển và không được điều trị kịp thời, mắt của người bệnh sẽ bị khối u chèn ép và đẩy lồi ra ngoài. Khi mắt đã bị lồi, chứng tỏ bệnh đã rất nặng, có thể các tế bào ung thư đã ăn sâu vào giác mạc, rất nguy hiểm.

Ngoài các dấu hiệu bị ung thư mắt vừa kể trên thì người bệnh còn thấy xuất hiện một vài triệu chứng khác như chảy nước mắt thường xuyên, nhãn cầu lồi ra khó di chuyển, không thể khép mắt lại vì mắt lồi quá to…

Khi thấy các dấu hiệu bị ung thư mắt, người bệnh cần tới ngay các bệnh viện có khoa ung bướu để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh.

Bệnh ung thư mắt sẽ gây ảnh hưởng tới thị lực, khiến mắt nhìn mờ, khó nhìn

3. Phương pháp chẩn đoán ung thư mắt

Kiểm tra sàng lọc chuyên khoa: Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quan xung quanh mắt, giác mạc và đồng tử mắt. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường hoặc khối u trong mắt, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm sàng lọc khác.

  • Siêu âm: những hình ảnh siêu âm phản ánh tình trạng bên trong của mắt. Những khối u hay tổn thương bên trong mắt có thể được phát hiện nhờ siêu âm.
  • Sinh thiết kim: Bác sĩ tiến hành lấy tế bào làm sinh thiết bằng kim y khoa chuyên dụng. Các tế bào sẽ được nuôi cấy và làm sinh thiết trong phòng xét nghiệm hiện đại. Điều này cho phép bác sĩ nhìn vào các tế bào dưới kính hiển vi. Các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác hơn 95% khối u ác tính
  • Xét nghiệm di căn và nguy cơ di căn: Một khối u bắt đầu trong mắt có thể lan truyền qua máu, hệ bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể, thông thường là gan. Nếu nghi ngờ nguy cơ di căn bác sĩ có thể kiểm tra mức men gan trong máu của người bệnh hoặc qua chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT) hoặc siêu âm gan để xác định xem khối u đã lan đến gan hay chưa.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT): Chụp CT tạo ra một hình ảnh ba chiều bên trong cơ thể với một máy chụp X quang, giúp bác sĩ có thể thấy những điều bất thường hoặc khối u trong mắt. Hình ảnh chụp CT cũng có thể được sử dụng để đo kích thước và sự phát triển của khối u hắc tố.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Một xét nghiệm khác được sử dụng cho xác định khối u, vị trí ung thư di căn là chụp cộng hưởng từ (MRI) . MRI sử dụng từ trường chứ không phải tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể. MRI cũng có thể được sử dụng để đo kích thước khối u.

4. Phương pháp điều trị ung thư mắt

3 phương pháp chính điều trị bệnh ung thư mắt hiện nay bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

  • Phẫu thuật: phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị ung thư mắt phổ biến. Biến chứng bệnh thường giới hạn ở vùng màng chớp mắt, có thể phẫu thuật cắt bỏ vùng màng. Nếu khối u đã xâm lấn sâu ở kết mạc, cần phẫu thuật cắt bỏ trên một diện tích rộng ra xung quanh đồng thời cắt bỏ vùng tiếp cận màng da mắt, khi ung thư ở trên cầu mắt. Tùy từng trường hợp mà mục đích phẫu thuật là khác nhau.
  • Xạ trị: dùng các tia năng lượng cao như tia X, tia Y, tia điện tử,… để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Phương pháp hóa trị: hóa trị là phương thức điều trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị trước và sau phẫu thuật có thể nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài tuổi thọ và chất lượng sống cho bệnh nhân.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư mắt phổ biến

5. Biện pháp phòng ngừa ung thư mắt

Để phòng ngừa ung thư mắt, hãy thực hiện các biện pháp dưới đây:

5.1. Chế độ ăn uống khoa học

Để bảo vệ mắt và phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư mắt, bạn nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E, kẽm, axit béo omega-3… như cà rốt, cá hồi, cá ngừ, thịt gà, … trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Đa dạng các món ăn trong các bữa ăn hàng ngày để tạo cảm giác ngon miệng, hấp thụ tốt các vitamin cần thiết cho cơ thể, cho đôi mắt khỏe.

5.2. Lối sống sinh hoạt hợp lý

Giảm căng thẳng, mệt mỏi trong công việc và cuộc sống bởi căng thẳng tâm lý có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến sức đề kháng suy yếu và dễ mắc bệnh.

Nên để mắt nghỉ ngơi sau mỗi giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Không thức quá khuya, ngủ đủ giấc, đúng giờ để bảo vệ mắt.

Cần bảo vệ mắt bằng cách đeo kính râm hoặc đội mũ khi ra nắng sẽ giúp phòng tránh tác động của tia UV, ngăn ngừa ung thư mắt hiệu quả

Giảm tiếp xúc trực tiếp với tia UV từ nắng mặt trời. Nếu buộc phải ra ngoài đường khi trời nắng cần sử dụng các dụng cụ bảo vệ như kính râm, mũ, nón.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với tia bức xạ, hóa chất. Nếu bạn đang làm các công việc như thợ hàn, thợ hóa chất, công nhân giặt là, … thì cần phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết như găng tay, quần áo, khăn bịt mặt, …

5.3. Tập thể dục hàng ngày

Việc thường xuyên vận động, thể dục thể thao hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, trong đó có ung thư mắt.

Trên đây là những thông tin những điều cần biết về ung thư mắt. Khi có dấu hiệu bất thường ở mắt hoặc nghi ngờ mắc ung thư mắt thì người bệnh cần tới ngay các bệnh viện có khoa ung bướu để được thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán sớm bệnh.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 12: HÀNH TRÌNH CỦA YÊU THƯƠNG MANG LẠI KỲ TÍCH CHO BÉ TRAI UNG THƯ MẮT