Những dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày và biến chứng nguy hiểm

Viêm loét dạ dày là căn bệnh phổ biến gặp phải khi bề mặt niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Có khoảng 20% bệnh nhân mắc bệnh nhưng không xuất hiện triệu chứng của bệnh. Phát hiện càng sớm các triệu chứng của viêm loét dạ dày giúp quá trình điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn. Hãy cùng GenK STF tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.

1. Viêm loét dạ dày là gì? Nguyên nhân do đâu?

Viêm loét dạ dày là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị hoại tử với tổn thương lớn hơn hoặc bằng 0,5 cm. Khi đó, lớp niêm mạc của dạ dày bị bào mòn khiến các lớp bên dưới thành dạ dày, thành ruột lộ ra. Thông thường, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, các vết loét ở bờ cong nhỏ của dạ dày chiếm khoảng 25% các trường hợp.

Hiện tượng dạ dày bị viêm loét hình thành do axit dạ dày dư thừa, vi khuẩn, thuốc hay những độc tố khác gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Loét dạ dày tá tràng là bệnh rất phổ biến, được chẩn đoán ở mọi độ tuổi nhưng thường xảy ra ở người già hơn. Căn bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

 Theo số liệu thống kê, có khoảng 20% người mắc bệnh không xuất hiện triệu chứng biểu hiện bệnh. Chỉ đến khi nội soi hay gặp biến chứng của bệnh như xuất huyết tiêu hóa, đau quặn mới phát hiện. Bệnh viêm loét của dạ dày nếu không phát hiện kịp thời có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, khó khăn trong việc điều trị.

viem-loet-da-day1
Viêm loét dạ dày có thể biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm

2. Các triệu chứng của viêm loét dạ dày

2.1. Đau vùng thượng vị

Khi bạn cảm thấy đau vùng thượng vị (vùng bụng nằm trên rốn) thì đó là triệu chứng rõ nhất của bệnh viêm loét dạ dày. Cơn đau thường xuất hiện sau ăn 30 phút – 2 tiếng, thường đau nhiều sau nhiều bữa ăn trưa và tối hơn là bữa ăn sáng. Tuy nhiên, cơn đau dạ dày chỉ xuất hiện âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn, tức bụng. Đau thượng vị kéo dài có thể lan ra sau lưng khi bạn ăn món chua, cay. Nếu ổ loét dạ dày nằm ở mặt sau có thể đau lan ra sau lưng. Ngoài ra, viêm loét dạ dày cũng có thể gây đau ở bất kỳ vùng nào trên bụng.

2.2. Cảm thấy đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu

Các triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn cũng là những dấu hiệu thường gặp của bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày. Do dạ dày đang bị tổn thương nên hoạt động tiêu hóa bị chậm lại khiến người bệnh luôn cảm thấy đầy hơi, chướng bụng. Do vậy, người bệnh kém ăn, dẫn đến tình trạng giảm cân, buồn nôn thường xuyên.

2.3. Mất ngủ, ngủ không ngon giấc

Nhiều bệnh nhân thường xuất hiện các cơn đau thắt dạ dày vào nửa đêm lúc bụng đói. Do chứng đầy hơi, chướng bụng nên người bệnh thường hay mất ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn. 

2.4. Thường ợ chua, ợ hơi

Đa số các bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày thường có biểu hiện này. Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất cảnh báo bạn đang mắc bệnh dạ dày giai đoạn đầu. Triệu chứng ợ nóng thường xuất hiện phổ biến ở bệnh nhân trào ngược dạ dày hơn.

2.5. Rối loạn tiêu hóa

Do tình trạng dạ dày đang bị tổn thương nên người bệnh thường bị rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như tiêu chảy, táo bón. Người bệnh viêm loét dạ dày thường bị sút cân, chán ăn, đau bụng khi đói.

viem-loet-da-day2
Triệu chứng của viêm loét dạ dày thường bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến ợ hơi, chướng bụng

2.6. Sụt cân, tiều tụy

Dinh dưỡng trong thức ăn không được chuyển hóa do hệ tiêu hóa đang bị tổn thương khiến cơ thể người bệnh không hấp thụ được, luôn mệt mỏi, xanh xao, thiếu máu và sụt cân. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày ảnh hưởng rất xấu tới sinh hoạt và việc nghỉ ngơi của người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống rõ rệt.

Các triệu chứng nêu trên chỉ mang tính chất khái quát và gợi ý. Để chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh, bệnh nhân nên tiến hành các thủ thuật chuyên khoa: xét nghiệm, nội soi để có kết quả chính xác. Phát hiện bệnh viêm loét dạ dày càng sớm giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn cho người bệnh.

3. Cảnh báo biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày

3.1. Hẹp môn vị dạ dày

Hẹp môn vị dạ dày là biến chứng thường thấy ở người bệnh. Biểu hiện của hẹp môn vị dạ dày như sau:

  • Đau muộn, 2-3 giờ sau khi ăn, có khi muộn hơn nữa. Đau từng cơn, các cơn đau liên tiếp nhau. Vì đau nhiều nên có khi bệnh nhân không dám ăn mặc dù rất đói.
  • Nặng bụng sau ăn
  • Buồn nôn, nôn ra thức ăn cũ
  • Nghe tiếng óc ách khi đói
  • Sút cân, suy nhược cơ thể, có dấu hiệu mất nước.

3.2. Thủng dạ dày

Đây là biến chứng nguy hiểm với người bệnh viêm loét dạ dày. Khi vết loét ăn sâu vào thành dạ dày sẽ gây thủng dạ dày. Biểu hiện của thủng dạ dày là những cơn đau dữ dội vùng thượng vị dạ dày. Bụng bị gồng cứng, chỉ cần thở mạnh cũng gây đau thắt. Sau đó, cơn đau sẽ lan ra khắp ổ bụng đến khắp ngực, vai và lưng.

Người bệnh rơi vào trạng thái chân tay lạnh, toát mồ hôi, mặt tái, tụt huyết áp, cơ thể không còn sức lực. Người bệnh bị biến chứng thủng dạ dày cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu và phẫu thuật ngay lập tức. Bạn không nên coi thường biến chứng này, vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

3.3. Xuất huyết tiêu hóa

Khi những vết loét ăn mòn các tế bào của lớp niêm mạc dạ dày, các mạch máu ở khu vực đó chịu nhiều tổn thương, dẫn đến tình trạng xuất huyết. Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp khi máu trong ống tiêu hóa chảy từ thực quản ra hậu môn. Người bệnh bị nôn ra máu hoặc đại tiện ra máu. Máu trong phân có màu đỏ hoặc màu thâm đen.

3.4. Ung thư dạ dày

Viêm loét dạ dày có thể dẫn đến ung thư dạ dày rất nguy hiểm. Trong số các bệnh ung thư đường tiêu hóa, ung thư dạ dày là phổ biến nhất. Khi tình trạng viêm loét kéo dài trên 10 năm, tỷ lệ ung thư dạ dày hình thành 5 – 10%. 

viem-loet-da-day3
Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm loét dạ dày

4. Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày

4.1. Nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán trực tiếp và chính xác nhất tình trạng tổn thương của dạ dày thông qua hình ảnh. Bác sĩ sẽ dùng ống nội soi luồn từ miệng xuống thực quản, dạ dày để xác định vị trí và kích thước viêm loét và phát triển cả được những sang chấn khó thấy ở niêm mạc tổn thương để khảo sát mô học.

4.2. Xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)

Vi khuẩn H.Pylori được phát hiện trực tiếp thông qua việc phân tích mẫu phân, mẫu máu hoặc từ mẫu sinh thiết trong quá trình nội soi. Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn tiết ra urease. Men này trung hòa được với axit trong dạ dày. Điều này giúp cho HP có thể tồn tại, không bị axit dạ dày tiêu diệt. Khi xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP, chứng tỏ bạn đã mắc viêm loét dạ dày.

Thông tin liên hệ