Những biểu hiện và biến chứng của viêm loét dạ dày cấp tính

Loét dạ dày phát triển do sự mất cân bằng giữa của axit clohydric và pepsin được tiết ra và yếu tố bảo vệ của niêm mạc. Đây là một khiếm khuyết của niêm mạc, bao gồm cả lớp cơ và các lớp sâu hơn của thành dạ dày. Viêm loét dạ dày cấp tính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Trong viêm loét dạ dày cấp tính thì ở người già chiếm khoảng trên 70%. Vậy các biểu hiện của viêm loét dạ dày cấp tính là gì?

viem-loet-da-day-cap-tinh1
Hình ảnh viêm loét dạ dày

1. Những biểu hiện và biến chứng của viêm loét dạ dày cấp tính

Những biểu hiện và biến chứng của viêm loét dạ dày cấp tính bao gồm: Xuất huyết, thủng dạ dày, viêm loét cấp tính thâm nhập, hẹp môn vị. Cụ thể như sau:

– Xuất huyết cấp tính: Vết loét có thể ăn mòn các mạch máu và gây ra xuất huyết với việc đi ngoài ra phân đen như mực hoặc với màu sẫm, “cà phê”, hoặc nôn ra máu. Thông thường, vết loét cấp tính sẽ càng trở nên phức tạp hơn nếu có kèm theo chảy máu. Trong loét cấp tính các tổn thương thưởng sâu hơn, đôi khi liên quan đến tất cả các lớp của thành dạ dày. Diễn biến lâm sàng của loét cấp tính khác hẳn với biểu hiện của bệnh loét dạ mãn tính, loét cấp tính xuất hiện cơn đau ở vùng thượng vị, buồn nôn, nôn mửa và đau khi sờ nhẹ vào thành bụng. Xuất huyết do viêm loét dạ dày gây ra tình trạng mất máu nhiều và nhanh chóng gây ra huyết áp thấp và tăng nhịp tim và có thể dẫn đến sốc xuất huyết, các triệu chứng là suy giảm ý thức, ngất xỉu và bất tỉnh.

viem-loet-da-day-cap-tinh4
Xuất huyết dạ dày là một trong những biểu hiện của viêm loét dạ dày cấp tính

– Xuất hiện tình trạng đau ngực trên hoặc dâu bụng lan đến ngực, hoặc tức ngực.

– Thủng dạ dày: Xảy ra khi vết loét ảnh hưởng đến toàn bộ bề dày của thành dạ dày hoặc tá tràng và mở vào khoang phúc mạc. Tình trạng này ngay sau đó là viêm cấp tính của phúc mạc (viêm phúc mạc) biểu hiện bằng đau bụng dữ dội và tắc ruột.

– Thâm nhập: Xảy ra khi quá trình loét, sau khi đi qua thành ruột, xâm nhập vào cơ quan lân cận như tuyến tụy

– Hẹp môn vị: tắc nghẽn đường ra của dạ dày (hẹp môn vị nối dạ dày với tá tràng), biểu hiện chủ yếu là ứ đọng các chất trong dạ dày, buồn nôn và nôn nhiều.

Lời khuyên cho bạn nếu bạn gặp những triệu chứng này dù cấp tính hay mãn tính thì ngay lập tức hãy đến cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định và chữa trị kịp thời.

2. Điều trị viêm loét dạ dày cấp tính như thế nào?

Điều trị viêm loét dạ dày cấp tính có thể bằng nội soi (nội soi có ưu điểm xâm lấn ít, không gây đau nên bệnh nhân có thể hồi phục nhanh chóng), sử dụng kháng sinh kết hợp, phẫu thuật.

Nếu viêm loét dạ dày cấp tính có kèm theo chảy máu thì các bác sĩ có thể sử dụng kết hợp phương pháp nội soi và cầm máu tích cực. Những người bị mất nhiều máu có thể cần truyền máu hoặc truyền hồng cầu (RBC). Nếu chảy máu từ vết loét không ngừng hoặc tái phát, bạn có thể cần phẫu thuật để hỗ trợ thắt mạch máu, cắt một phần hoặc trọn vẹn dạ dày.

viem-loet-da-day-cap-tinh3
Nội soi là một trong những biện pháp để điều trị viêm loét dạ dày cấp tính

Điều trị bằng thuốc làm giảm tiết dịch vị (thuốc ức chế bơm proton, PPI), ban đầu là tiêm tĩnh mạch và sau đó uống thuốc bằng đường uống. Có nhiều phác đồ điều trị bằng thuốc khác nhau cho bệnh nhân viêm loét dạ dày cấp tính. Liệu pháp hay được sử dụng nhất là bệnh nhân có thể được điều trị bằng liệu pháp bộ ba. Liệu pháp bộ ba tiêu chuẩn là: thuốc ức chế bơm proton (PPI), kháng sinh – amoxicillin hoặc clarithromycin, và dẫn xuất nitroimidazole (metronidazole hoặc tinidazole).

Điều quan trọng là phải loại bỏ các nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày hoặc tá tràng. Nếu vết loét do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, thì cần phải điều trị loại trừ vi khuẩn Helicobacter pylori. Ở những bệnh nhân điều trị cho H . pylori, việc loại bỏ nhiễm trùng nên được xác nhận sau bốn tuần hoặc hơn sau khi ngừng điều trị.

3. Cách chăm sóc bệnh nhân viêm loét dạ dày cấp tính như thế nào?

Việc chăm sóc bệnh nhân viêm loét dạ dày nên phải được chú ý ở bất kỳ giai đoạn nào dù cấp tính hay mãn tính. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số điểm trong chăm sóc bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cấp tính, đặc biệt là giai đoạn sau điều trị hoặc phẫu thuật (hậu phẫu thuật):

Trong thời gian bị viêm loét dạ dày, nên uống nhiều đồ uống ấm, nhưng không nóng quá. Chúng tôi khuyên bạn nên dùng trà trà lá xanh, thảo mộc, nước đun sôi, các loại thuốc hỗ trợ… Nhớ uống giữa các bữa ăn hoặc trước bữa ăn. Không bao giờ ngay sau khi ăn. Đặc biệt nếu bệnh nhân thích uống rượu, bia thì bạn khuyên bệnh nhân nên dừng ngay. Vì những chất này khi vào dạ dày sẽ kích ứng dạ dày là làm cho tình tràng trở lên nghiêm trọng hơn.

Ngày nên ăn 6-10 lần. Bữa ăn nên nhẹ nhàng và không quá nhiều. Ăn quá nhiều làm quá tải đường tiêu hóa một cách không cần thiết. Tất cả các món ăn cần được nấu chín mềm để không gây kích ứng niêm mạc dạ dày, không ép dạ dày tiết ra nhiều dịch vị, tạo điều kiện hấp thụ chất dinh dưỡng.

Những người bị loét dạ dày được khuyên dùng khoai tây và rau nghiền, thịt bê nấu chín và xay, các loại thạch trái cây, thạch và súp. Thức ăn cho người viêm loét dạ dày cần tinh tế về khẩu vị, vì gia vị cay sẽ làm tăng tiết dịch vị. Trong trường hợp bị loét, bạn không nên ăn rau và trái cây sống. Trái cây hầm và nghiền là tốt nhất cho vết loét.

Việc tuân thủ một chế độ nghiêm ngặt rất khó khăn chính vì vậy có thể không cung cấp đủ dinh dưỡng cho những bị viêm loét dạ dày cấp tính. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện chế độ ăn kiêng và xin ý kiến về những loại thuốc sử dụng trong thời gian ăn kiêng.

Lúa mì, bánh mì cuộn là tốt nhất và phù hợp cho người bị viêm loét dạ dày. Không nên uống rượu và hút thuốc. Rượu gây kích ứng niêm mạc, nicotin ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cung cấp máu đến dạ dày và tá tràng. Sử dụng các loại thuốc vitamin và khoáng chất theo liều lượng mà bác sĩ khuyến cáo (nhưng không bao giờ được dùng dạng sủi bọt). 

Bài viết đã cung cấp những thông tin liên quan đến nhưng biểu hiện của viêm loét dạ dày cấp tính, cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân bệnh nhân viêm loét dạ dày cấp tính trước và sau khi điều trị. Để tìm hiểu sâu hơn về bệnh viêm loét dạ dày cấp tính hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi.

Thông tin liên hệ