[Mách bạn] Những bài tập thể dục chữa bệnh và nâng cao thể trạng hiệu quả
Những bài tập thể dục chữa bệnh và nâng cao thể trạng ngày càng được ưa chuộng bởi tính hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên, việc luyện tập phải đúng cách mới mang lại hiệu quả tích cực và tránh gây hại cho sức khỏe. Do đó, nếu chưa biết những bài tập thể dục chữa bệnh và nâng cao thể trạng nào tốt thì hãy cùng Genk STF tìm hiểu dưới đây.
Xem thêm:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Nỗi lòng của người mẹ có con bị ung thư xương di căn phổi
- Top 10 bài tập yoga trị trào ngược dạ dày thực quản đơn giản, hiệu quả
- Tập thể dục có thể giúp bệnh nhân ung thư não sống lâu hơn?
Nội dung bài viết
1. Những lợi ích của việc tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn là một trong những phương pháp cải thiện và chăm sóc sức khỏe được các chuyên gia khuyến cáo vì mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vậy những lợi ích đó là gì thì các bạn hãy cùng khám phá bên dưới:
- Nâng cao thể trạng: Tập thể dục là giải pháp nhằm thúc đẩy lưu thông máu, đào thải độc tố qua đường mồ hôi. Đồng thời, cải thiện sự dẻo dai, săn chắc của những cơ quan trong cơ thể. Nhờ đó, thể trạng được nâng cao nhằm gia tăng khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh: Tập thể dục đều đặn sẽ giúp giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, tăng cường sức khỏe cơ bắp, xương khớp, tăng độ nhạy của insulin… Vì thế, góp phần giảm nhiều nguy cơ mắc bệnh như tiểu đường, mỡ máu, huyết áp, tim mạch,…
- Giúp ngủ ngon hơn: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ số nhịp tim tối đa đạt được là 75% nếu như chúng ta tập thể dục đều đặn 4 lần/tuần. Điều này, mang lại cho người tập dễ đi vào giấc ngủ, có giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn.
- Giảm các cơn đau mãn tính: Những triệu chứng đau lưng, nhức xương toàn thân sẽ càng gia tăng khi tuổi cao. Để cải thiện tình trạng này, bạn hãy lựa chọn các bài tập phù hợp và luyện tập khoa học sẽ phòng ngừa chứng loãng xương hiệu quả cũng như giảm đau khá tốt.
- Những lợi ích khác: Tập thể dục đúng cách và đều đặn giúp giảm cân, kiểm soát cân nặng. Mang lại sự khỏe mạnh của xương khớp, tâm trạng được cải thiện, tốt cho đời sống tình dục, tăng cường hoạt động của não bộ,…
2. Những bài tập thể dục chữa bệnh và nâng cao thể trạng
Thời gian gần đây, nhiều người truyền tai nhau về những bài tập thể dục chữa bệnh và nâng cao thể trạng. Trên thực tế, mỗi bệnh sẽ có nhiều bài tập khác nhau để các bạn thoải mái lựa chọn. Dưới đây là một số gợi ý các bạn có thể tham khảo:
2.1. Bài tập chữa thoái hóa đốt sống lưng
Thoái hóa đốt sống lưng khiến người bệnh đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công việc hàng ngày. Do đó, bạn có thể tham khảo một số bài tập chữa thoái hóa đốt sống lưng cũng như nâng cao thể trạng được tốt hơn.
Bài tập số 1
- Nằm trên thảm với tư thế ngửa, 2 đầu gối co thẳng lên nhưng vẫn chạm đất bằng cẳng chân.
- Cơ vùng bụng gồng lên, ép xuống mặt sàn nhà là mặt sườn lưng kết hợp với hít sâu.
- Thực hiện hô hấp đều và thả lỏng cơ bụng dần dần.
- Với động tác này, bạn thực hiện mỗi đợt khoảng 20 lần/ngày.
Bài tập này giúp cột sống lưng, nhất là phần thắt lưng được thư giãn, giảm các cơn đau nhức và ê nhức do bệnh gây ra.
Bài tập số 2
- Nằm ngửa trên thảm, đặt sau gáy bằng 2 tay đan nhau. Trong khi đó, co đùi gấp gối 2 chân lên, chạm sàn bằng gót bàn chân. Mũi chân và mặt sàn tạo với nhau bằng một góc nhọn.
- 2 chân tiến hành nghiêng sang cùng một phía đến lúc sát mặt sàn nhất có thể. Lúc này, bạn kết hợp đồng thời với hít sâu. Sau đó, thở ra và trở lại vị trí chỗ đứng ban đầu.
- Tiến hành nghiêng 2 chân sang bên còn lại và thực hiện tương tự.
Bài tập này nên áp dụng mỗi bên 10 – 15 lần.
2.2. Bài tập chữa đau lưng
Đối với tình trạng đau lưng, bạn có thể cải thiện bằng một số bài tập dưới đây:
Bài tập yoga tư thế bồ câu
Đây là bài tập sẽ giúp cả cơ xương lưng, vùng hông, chân được khởi động. Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bạn dùng hai bàn tay chống người trên mặt sàn, còn 2 chân làm trụ lực.
- Đầu gối phải bên nâng từ từ về phía trước đến vị trí sau cổ tay phải, gần hông trái là mắt cá chân trái. Đồng thời, chân duỗi thẳng ra phía sau, thân người hạ sát xuống sàn.
- Lúc này, kéo căng cả phần chân, lưng và hông. Nếu được bạn có thể nghiêng người để chạm vào sàn là phần mông ngoài.
Bài tập này nên thực hiện mỗi chân 5 lần. Sau đó, tập tương tự với bên chân còn lại.
Bài tập tăng cường cơ lưng và cơ mông
- Bạn hãy bắt đầu với tư thế nằm sấp, duỗi thẳng qua đầu bằng hai tay sao cho sát với sàn nhà là cẳng tay và lòng bàn tay.
- Nâng chân trái và tay trái một cách từ từ lên khỏi sàn. Sau đó, hãy kéo thẳng để tạo một đường chéo dọc với cơ thể.
- Tư thế duỗi thẳng được giữ trong khoảng 5 giây rồi tiếp tục đổi sang bên còn lại.
Bài tập thực hiện 5 – 10 lần.
2.3. Bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ
Tương tự như thoái hóa cột sống thì thoái hóa đốt sống cổ cũng gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Do đó, bạn có thể tham khảo những bài tập thể dục chữa bệnh và nâng cao thể trạng dưới đây.
Bài tập số 1
- 2 tay đặt phía trước trán, sau đó đẩy đầu về phía sau bằng một lực từ 2 tay. Đồng thời, cổ và đầu cũng tạo 1 lực cân bằng nhằm mục đích chống lại lực của tay nhưng đầu vẫn phải giữ ở vị trí thẳng đứng.
- Tư thế trên bạn giữ trong khoảng 10 giây. Khi thấy khớp cổ mỏi thì hạ tay xuống một cách từ từ và dừng lại.
Động tác này nên thực hiện khoảng 5 lần cho mỗi lần tập. Bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
Bài tập số 2
- Đưa đầu ngửa ra phía sau một cách nhẹ nhàng và từ từ. Hướng mắt nhìn lên trần nhà.
- Bạn cứ ngửa đầu ra phía sau cho đến khi cảm thấy căng thì dừng lại.
Tư thế này nên giữ trong 5 – 10 giây rồi bạn đưa đầu trở về vị trí ban đầu.
2.4. Động tác chim yến bay
Động tác chim yến bay có tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm, đau lưng mà không cần dùng thuốc. Động tác chim yến bay bạn có thể thực hiện là chim yến bay đứng và chim yến bay nằm.
Bài tập chim yến bay đứng
- Bạn hãy giữ cơ thể ở tư thế đứng, bụng dựa vào tường, còn vai thì mở rộng ra phía sau. Hướng lòng bàn tay vào nhau hoặc lòng bàn tay hướng ra sau.
- Ngửa đầu ra sau, hướng về phía sau lưng là chân và tay nhằm mục đích để cho vùng bụng căng hình vòng cung.
Bài tập chim yến bay nằm
Bạn hãy nằm trên thảm bằng tư thế úp bụng xuống mặt thảm, cánh tay giơ về phía sau lưng và cánh tay giơ cao dần theo khả năng.
Khi giờ tay kết hợp với việc ngóc đầu lên cao. Bạn cứ làm hết khả năng chịu đựng có thể sẽ càng tác động đến vùng xương lưng nhiều hơn.
2.5. Dựa chân vào tường
Dựa chân vào tường là động tác đơn giản nhưng lại rất có ích trong việc phòng ngừa suy giảm tĩnh mạch, cải thiện lưu thông máu. Đặc biệt, còn giúp chân thon gọn, săn chắc hơn.
Dựa chân vào tường cũng sẽ thúc đẩy lưu thông của dịch cơ thể, làm cho huyết áp giảm xuống. Đồng thời, tâm trí sẽ dồn sự tập trung vào hơi thở, sự nóng giận được tiết chế.
Bài tập thể dục này được thực hiện như sau:
- Bạn nằm và hướng mặt vào tường.
- Chân giơ lên cao chạm vào tường giống như trồng cây chuối. Theo đó, từ mông đến gót chân dựa sát chạm tường.
Lưu ý: Những người không uốn thẳng chân được do cơ thể cứng thì có thể kê vào mông thêm một chiếc gối hoặc cũng có thể cách xa phần mông một chút so với chân tường.
2.6. Động tác con bướm
Động tác con bướu có tác dụng chữa bệnh phụ khoa ở nữ, chữa thận yếu ở nam. Bài tập này được thực hiện như sau:
- Bạn ngồi lên thảm hoặc một vị trí bằng phẳng.
- Chạm vào nhau ở phần hai gan bàn chân. Cầm lấy đầu ngón chân bằng hai tay. Trong khi đó, thực hiện giờ lên hạ xuống đối với phần đầu gối.
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện động tác con bướm, bạn hãy cố gắng mở rộng xương chậu nhất có thể. Càng chạm gần đất đối với hai đầu gối thì càng tốt. Vai thả lỏng và lưng thẳng.
2.7. Những bài tập khác
Ngoài những bài tập thể dục trên thì còn rất nhiều bài tập khác có tác dụng hỗ trợ trị bệnh và nâng cao thể trạng. Có thể kể đến như:
- Chạy bộ
- Bơi lội
- Đạp xe
- Hít thở
- Động tác leo núi
- Hít đất
- Đẩy tạ, nâng tạ
- Yoga
- Dưỡng sinh
3. Lưu ý khi áp dụng những bài tập thể dục chữa bệnh và nâng cao thể trạng
Để việc áp dụng các bài tập thể dục chữa bệnh và nâng cao thể trạng đạt hiệu quả cao, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lập kế hoạch tập luyện và phân bổ thời gian cho hợp lý.
- Trước khi luyện tập cần khởi động thật kỹ để tránh tổn thương xương khớp.
- Kết hợp luyện tập với chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý để hiệu quả được tăng cường.
- Tâm lý người bệnh cần phải thoải mái, lạc quan, tránh để căng thẳng stress sẽ giúp hiệu quả điều trị tốt hơn.
- Các bài tập đôi khi chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể chữa bệnh triệt để. Do đó, bạn vẫn nên đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị phù hợp kết hợp luyện tập để gia tăng hiệu quả.
Kết luận
Trên đây là những bài tập thể dục chữa bệnh và nâng cao thể trạng đơn giản được nhiều người lựa chọn. Tập luyện đúng cách, phù hợp cùng chế độ ăn uống, duy trì các thói quen lành mạnh sẽ giúp việc điều trị bệnh được hiệu quả và nâng cao sức khỏe tốt hơn.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị,
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 20/8/2016 nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị