Nguyên nhân polyp cổ tử cung và cách phòng ngừa hiệu quả
Polyp cổ tử cung là bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ, chiếm tỷ lệ cao ở chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc nắm rõ nguyên nhân gây polyp sẽ giúp chị em có biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ thật tốt cho sức khỏe. Hãy cùng khám phá về căn bệnh này qua bài viết sau đây của GENK STF nhé.
Xem thêm:
- Người phụ nữ chiến thắng tử thần ung thư tử cung di căn một cách ngoạn mục
- Quan hệ rồi có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không?
- Đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Nội dung bài viết
1. Đôi nét về polyp cổ tử cung
Khi tế bào ở cổ tử cung tăng sinh bất thường sẽ dẫn đến hình thành các polyp. Hiểu đơn giản, polyp cổ tử cung được phát triển từ mô đệm cổ tử cung với đa dạng kích thước từ vài mm đến vài cm.
Đặc điểm của polyp ở cổ tử cung là có màu hồng, thường mềm và khi chạm vào dễ chảy máu. Vị trí polyp có thể nằm bên trong hoặc trên bề mặt cổ tử cung. Một vài trường hợp, khối polyp có thể nằm bên trong âm đạo hoặc thò ra ngoài qua cổ tử cung.
Polyp cổ tử cung đa phần đều là lành tính (không ung thư), không gây những tác động xấu đến sức khỏe. Thế nhưng, một số khối polyp khi phát triển lớn dần mà không được kiểm soát có thể chuyển sang ác tính, thậm chí là gây ung thư. Do đó, khi phát hiện polyp, chị em cần thăm khám và theo dõi định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có vấn đề gì bất thường sẽ nhanh chóng xử lý kịp thời.
2. Nguyên nhân gây polyp cổ tử cung
Đến nay, chưa xác định chính xác nguyên nhân khiến cổ tử cung xuất hiện các khối polyp. Thế nhưng, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này bao gồm:
2.1. Viêm nhiễm phụ khoa mãn tính
Niêm mạc tử cung sẽ bị ảnh hưởng, tổn thương nghiêm trọng nếu viêm nhiễm phụ khoa kéo dài mà không được điều trị. Điều này sẽ làm niêm mạc tử cung không đạt được độ dày theo yêu cầu, dẫn đến quá trình tăng sinh tại niêm mạc diễn ra nhanh chóng hơn. Sau một thời gian, quá trình tăng sinh diễn ra đều đặn sẽ tạo cơ hội cho những khối polyp hình thành và phát triển ở cổ tử cung.
Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, chị em sẽ có nguy cơ cao mắc polyp nếu như chưa điều trị dứt điểm bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Hoặc bản thân mắc một số bệnh ở âm đạo, cổ tử cung và tử cung.
2.2. Nồng độ estrogen tăng cao
Một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ hình thành khối polyp ở cổ tử cung là do nồng độ estrogen tăng cao. Do đó, những phụ nữ đang mang thai sẽ có nguy cơ bị polyp cao hơn bởi lúc này, nồng độ estrogen tăng nhằm bảo vệ và giúp thai nhi phát triển. Cộng thêm sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm càng làm gia tăng bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
2.3. Bị lạc nội mạc tử cung
Theo phản ứng bình thường thì vào chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong tróc và thoát ra ngoài. Thế nhưng, điều này không xảy ra đối với những chị em bị mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Thay vào đó, lớp niêm mạc này sẽ nằm trong cổ tử cung và tích tụ theo thời gian. Kết quả là khi lớp niêm mạc dày lên sẽ dẫn đến các khối polyp hình thành.
2.4. Thực hiện nạo phá thai không an toàn
Việc thực hiện các thủ thuật như nạo phá thai, đặt vòng tránh thai… tại những địa chỉ không đảm bảo kỹ thuật sẽ gia tăng nguy cơ polyp. Điều này được thể hiện như sau:
- Tình trạng nạo phá thai tại cơ sở không đảm bảo sẽ dẫn đến sót nhau. Lượng nhau thai dư tồn sẽ phát triển thành khối polyp sau một thời gian ngắn bám vào bề mặt cổ tử cung.
- Đặt vòng tránh thai tại những cơ sở không đảm bảo có thể làm sót dị vật. Vì thế, sau thời gian ngắn, khối polyp sẽ xuất hiện ở cổ tử cung.
2.5. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những yếu tố nguy cơ chính kể trên thì việc hình thành các khối polyp ở cổ tử cung còn có thể xuất phát từ một số tác nhân dưới đây:
- Việc sử dụng một số thuốc kháng sinh để điều trị ung thư hay thuốc huyết áp… dẫn đến tình trạng tăng cân hoặc thừa cân ở phụ nữ. Những đối tượng này sẽ có nguy cơ mắc polyp cao hơn so với chị em không dùng thuốc.
- Tình trạng tắc nghẽn mạch máu ở cổ tử cung cũng làm gia tăng nguy cơ hình thành các khối polyp. Bởi lượng máu dồn ứ sẽ làm căng phồng tĩnh mạch. Điều này, tạo môi trường lý tưởng các khối u mềm phát triển ở cổ tử cung.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, duy trì các thói quen sinh hoạt xấu cũng làm gia tăng nguy cơ hình thành khối polyp ở cổ tử cung.
- Đời sống tình dục không lành mạnh, vệ sinh vùng kín không đúng cách, không giữ vùng kín sạch sẽ cũng gia tăng yếu tố gây bệnh.
3. Phòng ngừa polyp cổ tử cung như thế nào?
Từ những nguyên nhân kể trên, chị em hoàn toàn có thể phòng ngừa polyp bằng những biện pháp đơn giản sau:
- Cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Nếu có gì bất thường nên đi thăm khám ngay để được điều trị, xử lý nhằm đạt hiệu quả cao.
- Vệ sinh và giữ vùng kín cẩn thận, đúng cách mỗi ngày. Đây là cách đơn giản nhưng giúp ích rất lớn cho việc phòng ngừa polyp và nhiều căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác.
- Nếu bị viêm nhiễm phụ khoa hay bất cứ căn bệnh phụ khoa nào cần đi thăm khám và điều trị triệt để.
- Lựa chọn quần lót làm từ chất liệu cotton đảm bảo thoáng mát, khô ráo và thông hút mồ hôi tốt. Đảm bảo thay vào giặt, phơi quần lót hàng ngày dưới ánh nắng mặt trời.
- Không nên lựa chọn các trang phục quá bó sát sẽ khiến vùng kín bí, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh mỗi ngày. Thực đơn nên có nhiều trái cây tươi và rau xanh.
- Nói không với thuốc lá. Hạn chế rượu bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng hay chứa lượng gia vị nhiều.
- Tình dục lành mạnh, hạn chế và tốt nhất nói không với nạo phá thai. Có thể lựa chọn phương pháp tránh thai khác an toàn hơn thay vì đặt vòng.
- Không tự ý mua thuốc về sử dụng. Việc dùng thuốc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ, đảm bảo đúng cách, đúng liều lượng và liệu trình.
Kết luận
Thay vì lo lắng bởi polyp tử cung thì chúng ta hãy áp dụng ngay những biện pháp phù hợp để phòng ngừa căn bệnh này. Hy vọng nội dung bài viết trên sẽ hữu ích giúp bạn hiểu rõ yếu tố gây bệnh và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt trước polyp ở cổ tử cung.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả