Nguyên nhân nào có khả năng gây ung thư biểu mô tuyến dạ dày

Ung thư biểu mô tuyến dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm bắt nguồn từ tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày. Vậy căn bệnh ung thư này có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào gây khả năng ung thư biểu mô tuyến dạ dày? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của GenK STF để biết thêm thông tin về loại ung thư dạ dày này nhé.

1. Sơ lược về ung thư biểu mô tuyến dạ dày

Ung thư biểu mô dạ dày được chia làm hai loại: loại lan tỏa và loại ruột non.

  • Loại ruột non: Ung thư biểu mô dạ dày loại ruột non bao gồm các tế bào tăng sinh có cấu trúc ống dạng tuyến. Đặc trưng của thể bệnh này là tình trạng loạn sản tuyến ở mức độ cao. Thể bệnh này tiến triển kéo dài từ 5 – 15 năm. Đa phần bệnh nhân thường mắc ung thư dạ dày loại ruột non và có xu hướng hay gặp ở người cao tuổi. Tiên lượng bệnh xấu khi phát hiện ở giai đoạn muộn.
  • Loại lan tỏa: Ung thư biểu mô dạ dày loại lan tỏa bao gồm những tế bào tăng sinh thâm nhiễm thành từng mảng, làm dày vách dạ dày. Các tế bào này phát triển và bám vào khắp nơi trên bề mặt dạ dày, thậm chí còn bám vào tâm vị làm mất khả năng co bóp của dạ dày. Ung thư dạ dày thể lan tỏa thường ít gặp và hay gặp ở người trẻ tuổi. Bệnh thường tiến triển nhanh, và có tiên lượng xấu hơn loại ruột non vì mức độ tổn thương cũng như sự tiến triển nhanh của nó gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.
Ung thư biểu mô dạ dày được chia làm hai loại: loại lan tỏa và loại ruột non

2. Những nguyên nhân nào có khả năng gây ung thư biểu mô tuyến dạ dày?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ung thư biểu mô dạ dày, một trong số nguyên nhân đó có thể kể đến như:

2.1. Tổn thương tiền ung thư

Những đối tượng bị viêm dạ dày mạn tính sẽ gây viêm teo mạn tính niêm mạc dạ dày, tiếp đến là các biến đổi dị sản của tế bào, tiếp đến là các biến đổi loạn sản tế bào qua từng mức nhẹ, vừa đến nặng và tiến triển cuối cùng là ung thư dạ dày.

2.2. Thói quen ăn uống, sinh hoạt

Thói quen ăn uống hàng ngày có mối liên quan mật thiết đến bệnh ung thư dạ dày. Những loại thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày như: thức ăn có chứa nitrates, nitrites như dưa muối, cà muối, thịt hun khói, thịt ướp muối…

Thói quen hút thuốc lá cũng làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc ung thư dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày phần tâm – phình – vị.

2.3. Nhiễm vi khuẩn

Nhiều nghiên cứu cho rằng, vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ung thư dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày ở 1/3 dưới. Loại vi khuẩn này gây ra tình trạng viêm dạ dày mạn tính đặc biệt là viêm mạn teo đét – đây được coi là thay đổi tiền ung thư.

Ngoài ra, virus Epstein-Barr cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày. Trên toàn thế giới tỷ lệ này chiếm khoảng 5 – 10%.

2.4. Béo phì

Tình trạng béo phì sẽ làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư hơn người bình thường, nhất là ung thư phần tâm vị. Hiện nay, một nửa số bệnh nhân ung thư tâm vị liên quan đến thuốc lá và béo phì.

2.5. Tiền sử phẫu thuật

Tiền sử phẫu thuật cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, thời điểm phát triển ung thư cao nhất là sau phẫu thuật khoảng 15 – 20 năm. Những phương pháp phẫu thuật làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày như phẫu thuật Billroth II, Billroth I.

2.6. Tuổi tác

Tuổi tác và giới tình cũng là một trong những nguyên nhân không thể bỏ qua khi nhắc đến ung thư biểu mô dạ dày.. Tại Việt Nam, tỷ lệ nam giới tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn nữ giới. Tuổi càng cao thì nguy cơ bị ung thư càng tăng lên rõ rệt.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ung thư biểu mô dạ dày

3. Các triệu chứng ung thư biểu mô tuyến dạ dày

Theo khảo sát, các triệu chứng của bệnh ung thư biểu mô dạ dày thường xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn vì vậy rất khó để có thể phát hiện. Các triệu chứng không đặc trưng và được xác định một phần do vị trí khối u như:

  • Khó tiêu
  • Đau thượng vị không rõ nguyên nhân
  • Chán ăn
  • Sụt cân

Các bệnh nhân có thể làm giảm triệu chứng ban đầu bằng các thuốc không có kê đơn, làm trì hoãn việc chẩn đoán chậm hơn nữa.

Tuy nhiên nếu không được nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời thì các tổn thương loét ở niêm mạc dạ dày có thể dẫn tới xuất huyết dạ dày – ruột cấp tính với nôn máu tươi hoặc đại tiện máu đen; tắc môn vị dẫn tới nôn sau bữa ăn, tắc thực quản dưới gây ra khó nuốt tiến triển. Trường hợp này chỉ chiếm 15% số bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư biểu mô tuyến dạ dày.

4. Tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày

Theo nghiên cứu, người mắc ung thư biểu mô dạ dày có tiên lượng sống lâu hay không còn phụ thuộc vào giai đoạn của u, vị trí, các đặc điểm mô học. Thông thường tỷ lệ sống của những bệnh nhân này thấp, chỉ có khoảng 12% bệnh nhân có thể sống trên 5 năm.

  • Khi bệnh nhân ung thư ở giai đoạn I và II, các tế bào chưa phát triển và di căn sang bộ phận các thì có thể cắt bỏ để chữa. Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ cho phép sống sót trong 30 – 70%.
  • Các u loại lan tỏa có tiên lượng xấu hơn các tổn thương loại ruột.
  • Các u dạ dày phía gần có tiên lượng xấu hơn nhiều so với các tổn thương phía xa. Vì vậy, các khối u ở khu vực này chỉ có được tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ là 10 – 15%.

5. Điều trị ung thư biểu mô dạ dày như thế nào?

5.1. Phẫu thuật

Phương pháp duy nhất có khả năng chữa khỏi bệnh ung thư biểu mô tuyến dạ dày là phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư. Đối với những bệnh nhân bị bệnh khu trú không có di căn xa thì điều trị bằng cách cắt bỏ toàn bộ dạ dày sẽ tăng khả năng sống sót được thêm 5 năm.

Tuy nhiên, đa số bệnh nhân không phát hiện ra được bệnh khi ở giai đoạn sớm. Khi phát hiện ra bệnh và tiến hành điều trị thì cơ hội sống sót rất ít, việc điều trị lúc này chỉ là làm giảm nhẹ bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn được nữa.

Phương pháp phẫu thuật có khả năng chữa khỏi bệnh ung thư biểu mô tuyến dạ dày

5.2. Xạ trị

Phương pháp xạ trị được tiến hành bằng cách sử dụng các tia năng lượng cao để phá hủy các tế bào ung thư từ bên ngoài. Theo đó tia xạ trị sẽ tập chung vào khu vực bị ung thư.

Xạ trị có thể được thực hiện trước khi làm phẫu thuật điều trị ung thư biểu mô tuyến dạ dày để thu nhỏ khối u hoặc tiến hành sau khi phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư biểu mô tuyến dạ dày tái phát.

Phương pháp xạ trị này được áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Tuy nhiên cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn, mục đích cũng chỉ để giảm nhẹ tổn thương, giảm đau và giảm hiện tượng chảy máu cho bệnh nhân.

5.3. Hóa trị

Phương pháp hóa trị được sử dụng để triệt tiêu các tế bào ung thư, từ đó giúp ngăn chặn không cho chúng phát triển và lây lan nữa. Bệnh nhân ung thư dạ dày với các trường hợp ung thư đã di căn tới các bộ phận khác trên cơ thể có thể sử dụng phương pháp hóa trị để ngăn chặn tái phát bệnh.

Y học ngày càng phát triển để tìm ra các phương pháp điều trị ung thư biểu mô tuyến dạ dày. Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Thông tin liên hệ