Ung thư lưỡi nên ăn gì để tốt cho sức khoẻ?
Bệnh ung thư lưỡi ảnh hưởng đến sức khỏe, quá trình ăn uống cũng gặp nhiều khó khăn. Bị ung thư lưỡi nên ăn gì tốt nhất cho sức khỏe? Cùng GenK STF tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây!
Xem thêm:
- Câu chuyện về người phụ nữ chiến thắng tử thần ung thư tử cung di căn một cách ngoạn mục
- Ung thư lưỡi giai đoạn đầu: Biểu hiện và cách điều trị
- Triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về ung thư lưỡi
1.1 Ung thư lưỡi là gì?
Ung thư lưỡi xảy ra khi các tế bào phát triển khỏi tầm kiểm soát và tạo thành khối u. Có hai loại ung thư lưỡi: Một loại được gọi là ung thư lưỡi miệng vì nó ảnh hưởng đến phần có thể bám lấy và một loại khác xảy ra ở phần cuối lưỡi.
1.2. Nguyên nhân gây ung thư lưỡi
Đến nay vẫn chưa được xác định rõ nguyên nhân ung thư lưỡi. Tuy nhiên, những người dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường:
- Do hút thuốc nhiều
- Uống nhiều rượu
- Tiếp xúc với bức xạ cường độ cao
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư lưỡi
1.3. Các triệu chứng của ung thư lưỡi
Các triệu chứng ung thư lưỡi thường và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thường khác. Ở giai đoạn tiến triển, người bệnh thường thấy:
- Bị đau rát họng kéo dài
- Xuất hiện các vết loét trên lưỡi mà không biến mất
- Cảm thấy đau khi nuốt
- Tê miệng
- Lưỡi chảy máu không rõ nguyên nhân
- Đau ở tai
Khi thấy các triệu chứng này tốt nhất là nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
1.4. Điều trị ung thư lưỡi thế nào?
Tùy thuộc vào tuổi tác, thể trạng bệnh nhân, giai đoạn bệnh… mà bác sĩ sẽ đưa ra phá đồ điều trị thích hợp
- Xạ trị
- Hóa trị
- Phương pháp phẫu thuật
2. Ung thư lưỡi nên ăn gì?
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh. Để trả lời câu hỏi bệnh nhân ung thư lưỡi nên ăn gì? Theo các chuyên gia đây là những loại thực phẩm mà người bị ung thư lưỡi nên ăn.
2.1 Sữa và cháo
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư lưỡi luôn gặp khó khăn khi ăn các thức ăn cứng do lưỡi đau, cơ thể mệt mỏi. Do vậy, sữa và cháo nấu loãng hoặc súp vừa mềm, vừa dễ nuốt là một giải pháp tối ưu nhất dành cho người bị đau lưỡi hoặc ung thư lưỡi. Khi ăn bệnh nhân nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Không nên ăn quá nóng, nên ăn khi cháo hơi ấm hoặc để nguội vì khi ăn nóng sẽ gây bỏng rát, khiến lưỡi càng đau. Cũng không nên để quá nguội rồi mới ăn vì như vậy vị ngon của cháo sẽ bị giảm xuống và sẽ không có cảm giác ngon miệng.
2.2 Rau xanh
Các loại rau xanh nấu nhừ như đậu cô ve, rau cải ngọt, rau muống, rau mồng tơi, súp lơ, rất tốt cho sức khỏe, tốt cho đường tiêu hóa của bệnh nhân ung thư lưỡi. Bạn có thể thể xay nhỏ ra nấu thành nước canh để bệnh nhân dễ ăn và hấp thụ thức ăn hoặc xay ra nấu cùng với cháo. Nếu luộc hoặc nấu bạn nên nấu nhừ để dễ ăn, dễ nuốt không phải nhai hay cử động lưỡi nhiều hạn chế gây đau lưỡi.
2.3 Các loại ngũ cốc
Các loại ngũ cốc dạng bột cùng với một số loại củ quả như lúa mì, bột yến mạch, đậu nành, khoai lang, khoai tây, bí ngô… rất tốt cho bệnh nhân ung thư lưỡi, vừa giúp bệnh nhân bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa tăng mức độ đáp ứng với điều trị.
2.4 Nước ép trái cây
Các loại nước ép trái cây có độ ngọt tự nhiên vừa phải như cam, ổi, dưa hấu, thanh long, bơ… vừa dễ uống lại vừa làm dịu được những phần đau tại lưỡi của người bệnh. Nhiều người cho rằng không nên uống nước cam, chanh khi bị ung thư lưỡi vì những loại hoa quả này chua gây đau, xót ở phần lưỡi bị thương, tuy nhiên điều này không đúng. Vì trong cam, chanh có chứa vitamin C dù khi uống có gây hơi đau, xót ở lưỡi nhưng vitamin C có tác dụng tăng cường đề kháng, bổ sung vitamin giúp cơ thể chóng hồi phục, vết thương cũng sớm lành hơn. Do đó bạn hoàn toàn có thể uống được nước cam, chanh nhưng nên uống sau khi đã ăn (ăn cháo) vì khi uống đói sẽ gây hại cho dạ dày và uống lượng vừa phải tầm 200 ml mỗi ngày. Bạn không nên lạm dụng uống quá nhiều nước cam, chanh vì khi uống nhiều quá cũng không tốt cho sức khỏe của bạn.
2.5 Nước lọc
Nước lọc là thứ không thể thiếu đối với mọi người kể cả những bệnh nhân bị ung thư lưỡi. Nước giúp cơ thể bạn thanh lọc hỗ trợ các cơ quan đảm nhiệm tốt các chức năng, đặc biệt là gan, thận cần có nước để đào thải những độc hại ra khỏi cơ thể và không bị lắng đọng gây sỏi thận,… Bệnh nhân cần bổ sung cho cơ thể từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Bạn có thể uống nước kết hợp uống các loại nước hoa quả hoặc ăn thêm hoa quả.
Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh kiêng khem quá mức chỉ tập trung vào một loại thức ăn nào đó lâu. Vì lâu dần dẫn tới thiếu chất ảnh hưởng tới quá trình hồi phục bệnh. Khi cơ thể bạn mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng là cơ hội tốt để nhiều bệnh khác “tấn công”, đặc biệt là các bệnh lý nhiễm trùng như nhiễm virus, vi khuẩn.
3. Ung thư lưỡi không nên ăn gì
Bên cạnh vấn đề ung thư lưỡi nên ăn gì, bạn cũng cần lưu ý thực phẩm, đồ uống mà người bệnh nhân bị ung thư lưỡi nên hạn chế không ăn để kiểm soát các tác dụng phụ có thể xảy ra như:
- Tránh các chất béo, dầu mỡ hoặc thức ăn cay, hay những món có mùi mạnh.
- Tránh những thức ăn thô hoặc hỗn tạp, và nhiều gia vị hay thức ăn có tính axit mạnh. Ăn khi đồ ăn còn ấm (không quá nóng hoặc quá lạnh). Và sử dụng một ống hút cho các món súp hoặc đồ uống nếu như việc sử dụng thìa làm bạn khó cử động và nuốt thức ăn.
- Tránh xa các đồ uống có ga, có cồn; tránh những đồ ăn chế biến sẵn, đồ nướng, đồ cay nóng…
Như vậy, có thể thấy việc người bệnh ung thư lưỡi nên ăn gì và không nên ăn gì là vô cùng quan trọng. Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp bạn cần có.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị