Một số lưu ý về ung thư máu cấp tính

Mỗi năm, nước ta ước tính có gần 5000 người chết vì bệnh ung thư máu. Vậy, bệnh ung thư máu cấp tính có chữa được không? Hãy cùng GenK STF tìm hiểu về các phương pháp điều trị bệnh ung thư máu cấp tính hiện nay.

1. Ung thư máu cấp tính là gì?

Ung thư máu cấp tính hay còn gọi là bệnh bạch cầu cấp tính. Đây là tình trạng cấp tính của loại bệnh lý ác tính diễn ra tại tủy xương.

Hiện nay, bệnh được chia thành các cấp độ như sau:

– Ung thư máu cấp tính ở trẻ dưới 16 tuổi

– Ung thư máu cấp tính ở người lớn trên hoặc bằng 16 tuổi

– Ung thư máu cấp tính ở người già trên 60 tuổi

2. Nguyên nhân gây ung thư máu cấp tính

Hóa chất: Việc chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của các chất thuộc nhóm có cấu trúc hóa học nhân vòng như Alkyl và benzen là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư máu cấp tính.

Tia xạ, tia ion hóa: Những người thường xuyên tiếp xúc với tia xạ, lâu ngày hoặc sống ngay tại vùng nhiễm xạ cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Virus: Do nhiễm một số loại virus gây bệnh: EBV – virus gây ung thư vòm họng…

Bên cạnh đó sự bất thường trong nhiễm sắc thể là nguyên nhân chính gây bệnh.

3. Một số dấu hiệu nhận biết

– Người bệnh thường có dấu hiệu sốt cao, sốt kéo dài mặc dù dùng sản phẩm hỗ trợ nhưng không hạ sốt

– Cơ thể mệt mỏi, chán ăn

– Một số trường hợp xuất hiện tình trạng vàng da

– Bụng to bất thường, cứng

– Loét miệng, vòm họng

– Tim đập nhanh, thường xuyên cảm thấy khó thở

– Da dễ có mảng bầm, xuất huyết dưới da nhiều

4. Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư máu cấp tính

  • Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: nhằm xác định số lượng bạch cầu trưởng thành và số lượng tế bào non trong máu ngoại vi.  Đồng thời còn cho thấy mức độ thiếu máu và nguy cơ chảy máu của bệnh nhân.
  • Xét nghiệm tủy xương (tùy đồ) là xét nghiệm ung thư máu dùng để chẩn đoán. Khi số lượng tế bào blast chiếm từ 20% trở lên trong số các tế bào có nhân trong tủy thì có thể chẩn đoán xác định bệnh ung thư máu cấp tính. Ngoài ra, trên tủy đồ còn thấy các dòng tế bào hồng cầu, bạch cầu hạt, tiểu cầu bị tế bào blast lấn át.
  • Sinh thiết tủy xương được thực hiện trong trường hợp xét nghiệm tủy đồ không thể chẩn đoán xác định bệnh do tủy nghèo tế bào.
  • Xét nghiệm dấu ấn miễn dịch tế bào ác tính.
  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể và gen để phát hiện các bất thường trong nhiễm sắc thể và gen gây bệnh.

5. Làm gì khi phát hiện mình mắc ung thư máu cấp tính?

– Khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để khám và hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời.

– Tránh tự ý chữa bằng đông y khi chưa có sự chỉ định của các bác sĩ.

– Nếu có biểu hiện sốt cao, nhức đầu, nên cho bệnh nhân uống nhiều nước khoảng 2.5 lít nước mỗi ngày. Đồng thời sử dụng sản phẩm hạ sốt.

Theo các chuyên gia, việc uống nước đúng, đủ là yếu tố tiên quyết. Bởi phần lớn ung thư máu cấp tính có khuynh hướng da tăng nhanh. Chúng sản sinh liên tục với số lượng lớn có nguy cơ gây tắc mạch máu. Do vậy, việc uống nhiều nước sẽ giúp pha loãng sự cô đặc của tế bào ác tính.

6. Các phương pháp điều trị ung thư máu cấp tính

Ung thư máu cấp là bệnh cần được điều trị chuyên sâu. Do đó, chỉ có thể điều trị ung thư máu cấp ở những cơ sở y tế chuyên khoa về bệnh máu. Các cơ sở khám chữa bệnh khác chỉ có thể chẩn đoán bệnh.

Các phương pháp đang được áp dụng trong điều trị bệnh ung thư máu cấp tính là:

6.1. Điều trị triệt căn bằng đa hóa trị liệu.

Đa hóa trị liệu là phương pháp kết hợp từ hai loại hóa chất trong phác đồ điều trị. Đây là phương pháp điều trị chính của ung thư máu cấp tính.

Tùy vào từng thể ung thư máu cấp, từng cá nhân người bệnh mà sử dụng các phác đồ hóa chất khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì điều trị hóa chất trong ung thư máu cấp trải qua các giai đoạn là:

  • Giai đoạn tấn công: Sử dụng phác đồ hóa chất đủ mạnh để tấn công vào tế bào ung thư. Mục đích tạo ra thời kỳ lui bệnh hoàn toàn.
  • Giai đoạn duy trì, củng cố: sử dụng phác đồ hóa chất để kéo dài thời gian lui bệnh hoàn toàn. Mục đích là đảm bảo khỏi bệnh hoàn toàn, hạn chế tái phát.
  • Trong quá trình điều trị ung thư máu cấp tính, bệnh nhân phải trải qua giai đoạn suy tủy thì mới đảm bảo tiêu diệt hết tế bào ung thư

3.2. Điều trị đích:

Đây là phương pháp khá mới nhưng cho kết quả điều trị khả quan. Các thuốc điều trị đích sẽ nhận diện tế bào ung thư qua các dấu ấn chỉ riêng tế bào ung thư mới có. Do đó, thuốc điều trị đích tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây hại tới tế bào lành.

Chỉ định dùng thuốc điều trị đích phụ thuộc vào xét nghiệm dấu ấn sinh học và xét nghiệm nhiễm sắc thể và gen của bệnh nhân. Không phải tất cả các thể bệnh ung thư máu cấp đều có thể điều trị bằng thuốc đích.

3.3. Ghép tế bào gốc tạo máu

Ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị củng cố cho điều trị hóa chất. Phương pháp này giúp hồi phục khả năng tạo máu của bệnh nhân. Đồng thời nó góp phần ức chế dòng tế bào ác tính còn sót lại giúp kéo dài thời gian lui bệnh hoàn toàn.

Hiện nay có 2 phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu là: ghép tủy tự thân và ghép tủy đồng loại.

Ghép tế bào gốc tạo máu có tỷ lệ thành công cao. Tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, cho tới nay đã thực hiện trên 300 ca ghép tế bào gốc tạo máu. Tỷ lệ thành công của phương pháp này trên 80%.

Bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu có thể gặp một số biến chứng: nhiễm trùng, thải ghép, viêm tắc tĩnh mạch… Bệnh nhân cần được theo dõi sát sau khi ghép và tái khám định kỳ sau khi ra viện.

3.4. Các phương pháp điều trị hỗ trợ khác:

Đây là các phương pháp điều trị hỗ trợ cho điều trị triệt căn, giải quyết các triệu chứng của bệnh nhân.

  • Chống thiếu máu: điều trị bằng nâng cao thể trạng, nâng cao dinh dưỡng cho bệnh nhân. Nếu thiếu máu nặng có thể truyền máu, sử dụng thuốc lích thích tăng trưởng hồng cầu.
  • Chống chảy máu: truyền khối tiểu cầu.
  • Chống nhiễm trùng: đảm bảo các thủ thuật vô trùng, sử dụng kháng sinh hợp lý.
  • Nâng cao thể trạng, đảm bảo vệ sinh cho bệnh nhân.

Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh ung thư máu cấp tính. Bằng các tiến bộ của y học hiện đại, tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư máu cấp đã được tăng lên.

Thông tin liên hệ