Mối nguy hại khôn lường từ nhóm bệnh ung thư đường tiêu hóa

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân tác động nhất là chế độ ăn uống không hợp lý, các bệnh ung thư đường tiêu hóa đang có xu hướng gia tăng. Nếu không được chữa trị kịp thời, các khối u ác tính không chỉ tác động xấu đến vị trí khu trú mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết,… Vậy làm thế nào để nhận biết các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

1. Ung thư đường tiêu hóa tổn hại đến cơ thể như thế nào?

Ung thư đường tiêu hóa hiện đang là căn bệnh có tỷ lệ tử vong nằm trong top đầu các bệnh ung thư. Theo thống kê của WHO năm 2018, riêng ung thư dạ dày đã có 17.527 ca mắc bệnh và ung thư trực tràng với 14.773 ca, tỷ lệ tử vong 2:3, tức là cứ 3 người mắc bệnh sẽ có 2 người chết. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời vẫn còn cơ hội hồi phục sức khỏe. Các bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp là ung thư thực quản, ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Hệ thống tiêu hóa có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể
Hệ thống tiêu hóa có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể

2. Ung thư thực quản

Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo từng vùng địa lý, thường gặp ở người trên 40 tuổi. Ở những vùng tỷ lệ mắc bệnh thấp, bệnh nhân là nam giới nhiều hơn nữ giới. Còn những vùng có tỷ lệ mắc cao thì không có sự khác biệt. Tuy nhiên theo thống kê, ung thư thực quản đứng thứ 6 về số ca tử vong trong tổng số các bệnh ung thư. May mắn thay, căn bệnh này ở Việt Nam tương đối hiếm gặp, nhưng đa số các bệnh nhân đến khám ở giai đoạn muộn, chỉ có thể điều trị triệu chứng mà không thể triệt tiêu hoàn toàn căn bệnh.

Các dấu hiệu của ung thư thanh quản

Để có thể phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời, bạn đọc cần lưu ý các dấu hiệu sau: 

  • Nuốt nghẹn: đây là triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh ung thư thực quản nhưng không phải dấu hiệu đặc thù. Lúc đầu chỉ có cảm giác vướng mơ hồ, sau đó rõ ràng hơn và tăng dần, kể cả uống cũng nghẹn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang nghẹn nặng mà ăn uống trở lại được thì đó là lúc bệnh bước vào giai đoạn muộn, khối u đã hoại tử.
  • Nôn trớ: dịch và thức ăn đọng lại trong lòng thực quản bị nôn trớ ra ngoài khi bệnh nhân đang ngủ. Triệu chứng này có thể dẫn đến viêm phế quản do dịch từ thực quản chảy vào đường thở.
  • Tăng tiết nước bọt: nước bọt tiết nhiều không rõ nguyên nhân.
  • Đau xương ức: cảm giác đau không rõ ràng, mơ hồ, khó giải thích.
  • Một số triệu chứng khác: đôi khi xuất hiện hạch to ở hố thượng đòn trái hoặc phải. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị gầy sút, da sạm khô, suy kiệt do nghẹn nhiều làm cơ thể thiếu dinh dưỡng lâu ngày.

Ung thư thanh quản phát triển các giai đoạn sau

  • Giai đoạn 1: khối u chỉ vừa mới xuất hiện, kích thước còn nhỏ dưới 5cm, chưa thâm nhập sâu và chưa có di căn.
  • Giai đoạn 2: khối u gây hiện tượng nghẹn do kích thước lớn hơn 5cm, làm hẹp lòng thực quản, xuất hiện di căn một số hạch lân cận.
  • Giai đoạn 3: khối u gây bít tắc và dày thành thực quản, xâm lấn các cơ quan xung quanh và di căn vào hệ bạch huyết.
  • Giai đoạn 4: khối u đã phát triển ra ngoài phạm vi thực quản, di căn đến các vị trí khác trong cơ thể.
Khối u thanh quản khi có kích thước lớn có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng
Khối u thanh quản khi có kích thước lớn có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

3. Ung thư dạ dày

Ở Việt Nam, ung thư dạ dày đứng thứ 3 trong các bệnh lý ung thư. Đối với những vùng nguy cơ bệnh thấp, tuổi trung bình mắc bệnh cao, khoảng từ 50 – 60 và ngược lại, độ tuổi mắc bệnh ở vùng nguy cơ cao có xu hướng trẻ hóa. Nhưng so với nữ giới, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày

  • Đau bụng: đây là dấu hiệu hay gặp nhất ở các bệnh nhân. Triệu chứng đau thường nằm ở thượng vị, không có đặc điểm riêng hay chu kỳ cơn đau. 
  • Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón không rõ nguyên nhân. Có dấu hiệu đầy bụng (triệu chứng phổ biến), ợ nóng, chán ăn kéo dài.
  • Hội chứng hẹp môn vị: thức ăn bị đình trệ hoàn toàn, không thể lưu thông đến tá tràng.
  • Một số dấu hiệu khác: suy nhược, gầy sút nhanh, thiếu máu, xuất huyết (nôn ra máu hoặc phân màu đen, có lẫn máu),…

Ung thư dạ dày gồm có 5 giai đoạn

  • Giai đoạn 0: đây là giai đoạn sớm của bệnh, các dấu hiệu chưa rõ ràng. các tế bào ung thư đang phát triển tại lớp trong niêm mạc dạ dày, chưa lây lan hay di căn xa
  • Giai đoạn 1: các cơ dưới thanh mạc bị xâm lấn hoặc không, di căn hạch đã diễn ra hoặc không, chưa có di căn xa.
  • Giai đoạn 2: Khối u phát triển lớn và thâm nhập sâu hơn, di căn đến một số hạch và chưa có di căn xa.
  • Giai đoạn 3: u đã phát triển với kích thước lớn, sưng hạch nhiều vùng trên cơ thể
  • Giai đoạn 4: lúc này bệnh cảnh đã nặng nề, các cơ quan xa như gan, phổi,… xuất hiện các khối u di căn.
Ung thư đường tiêu hóa
Triệu chứng sớm của ung thư dạ dày dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác

4. Ung thư đại trực tràng

Theo kết quả điều tra, có khoảng 14.733 ca mắc ung thư đại trực tràng ở Việt Nam trong năm 2018 với gần 7.000 trường hợp tử vong. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 40 – 60, hiếm gặp dưới 30 tuổi. Tuy nhiên xu hướng các ca mắc bệnh ung thư đang dần trẻ hóa. Cho nên không được lơ là, chủ quan trong việc phòng tránh bệnh nhằm bảo vệ cơ thể.

Các triệu chứng bất thường nên lưu ý:

Tùy vào vị trí khối u phát triển và tổn thương mà xuất hiện các triệu chứng bất thường như sau: 

  • Rối loạn tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy hoặc mắc cả hai dấu hiệu xen kẽ nhau, đôi khi kèm theo nhầy mủ, máu. Sử dụng thuốc không có hiệu quả.
  • Đau bụng: lúc đầu đau âm ỉ, sau cơn đau tăng lên không liên quan với bữa ăn. Một số trường hợp không đau bụng mà có cảm giác nặng bụng.
  • Thói quen đi vệ sinh thay đổi: cảm giác đi ngoài không hết, khuôn phân nhỏ bất thường.
  • Các dấu hiệu biến chứng: thủng, tắc ruột, xuất huyết, viêm phúc mạc,…
  • Một số triệu chứng khác: trướng bụng nhẹ, sốt, chán ăn, sụt cân bất thường, sờ thấy khối u,…

Các giai đoạn tiến triển của ung thư đại trực tràng:

  • Giai đoạn 1: trong giai đoạn sớm của bệnh, tế bào mới chỉ phải triển ở lớp niêm mạc đà tràng.
  • Giai đoạn 2: các tế bào phát triển lan tràn hình thành khối u. Chúng xuyên qua thành đại tràng đến sát lớp phúc mạc.
  • Giai đoạn 3: các hạch lân cận bắt đầu sưng do khối u di căn, nhưng chưa có di căn xa.
  • Giai đoạn 4: vào giai đoạn cuối của bệnh, một số cơ quan khác đã bị khối u xâm lấn. Người bệnh suy kiệt trầm trọng, tỷ lệ sống chỉ còn 11%.

5. Các biện pháp ngăn ngừa ung thư đường tiêu hóa

Thực hiện tầm soát ung thư

Kiểm tra sàng lọc thường xuyên có thể giúp phát hiện các bệnh ung thư đường tiêu hóa ở giai đoạn sớm, rất có ích trong việc tăng hiệu quả cho quá trình điều trị. 

Luôn cân bằng các chất dinh dưỡng

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, đủ chất với hàm lượng vừa phải rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Cần tránh xa các thực phẩm cay nóng, khó tiêu, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo,… có hại. Đặc biệt nên bổ sung nhiều vitamin, chất khoáng có trong rau củ và trái cây tươi. Hàm lượng chất chống oxy hóa trong các thực phẩm này rất có ích trong việc chống lại các tác nhân gây ung thư, bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Lưu ý, luôn sẵn sàng cung cấp nước khi cơ thể cảm thấy khát.

Duy trì chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý

Thường xuyên rèn luyện thân thể bằng những bài tập như chạy bộ, leo núi, đạp xe hay thậm chí là làm việc nhà,… cũng giúp ích cho cơ thể bạn trong việc tăng sức đề kháng. Hạn chế thức khuya, ăn đêm muộn (tốt nhất nên ăn trước 8h) tránh để bộ máy tiêu hóa của bạn phải làm việc quá sức.

Tránh xa thuốc lá, rượu bia

Thuốc lá và rượu bia (nếu uống quá nhiều) là bộ đôi hoàn hảo nhất chống lại hệ miễn dịch cơ thể, nếu kết hợp với nhau những tác động xấu sẽ càng nghiêm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc lá, rượu bia chịu trách nhiệm chính cho các bệnh ung thư đường tiêu hóa

Các chuyên gia khuyên rằng, nên dừng hoặc hoàn toàn không sử dụng thuốc lá. Đối với rượu bia, không nên uống quá 330ml bia, 100ml rượu vang hoặc 260ml rượu mạnh (40 độ cồn) một ngày, không uống liên tục quá 5 ngày/tuần. Rượu bia chỉ tốt cho sức khỏe khi hấp thụ một lượng vừa phải, nếu không hệ tiêu hóa không chỉ bị ảnh hưởng mà còn tác động xấu đến gan, thận, tim…

Nâng cao sức đề kháng là phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe
Nâng cao sức đề kháng là phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe

Các bệnh ung thư đường tiêu hóa tuy rằng có tỷ lệ mắc và tử vong cao, khó phát hiện ở giai đoạn sớm, nhưng nếu bạn đọc duy trì các biện pháp ngăn ngừa như trên có thể phòng tránh được phần lớn nguy cơ nhiễm bệnh. Cám ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết.

Thông tin liên hệ