Hóa trị ung thư là gì? Mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu?

Mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu luôn được người bệnh và người nhà quan tâm. Bởi hóa trị vừa hỗ trợ điều trị ung thư nhưng cũng khiến người bệnh gặp nhiều tác dụng phụ. Do đó, để tìm hiểu rõ hơn hóa trị ung thư là gì và mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu thì các bạn hãy theo dõi nội dung mà Genk STF chia sẻ dưới đây.

Xem thêm:

1. Hóa trị ung thư là gì?

Hóa trị ung thư là phương pháp sử dụng thuốc hoặc hóa chất nhằm tiêu diệt, kiểm soát tế bào ung thư. Tùy từng bệnh ung thư và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại thuốc hoặc hóa chất phù hợp. Có thể chỉ sử dụng một loại thuốc, những cũng có khi kết hợp nhiều loại thuốc.

Hóa trị ung thư là phương pháp sử dụng thuốc/hóa chất để tiêu diệt, kiểm soát tế bào ung thư

Hóa trị có thể được chỉ định đơn lẻ hoặc cũng có khi được chỉ định kết hợp cùng những phương pháp điều trị khác nhằm mang lại hiệu quả cao.

2. Phương pháp hóa trị ung thư có cơ chế hoạt động thế nào?

Hóa trị sử dụng thuốc/hóa chất nhằm nhắm vào những tế bào đang phân chia và tăng trưởng nhanh. Do đó, hóa trị không chỉ tác động vào các tế bào ung thư mà còn ảnh hưởng đến cả những tế bào lành nên khả năng tác động lên toàn thân là rất lớn. Với cơ chế này nên hóa trị gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh.

Thuốc/hóa chất hóa trị có thể đưa vào cơ thể người bệnh bằng nhiều cách khác nhau, phổ biến là:

  • Thuốc tiêm: Bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp vào vùng cánh tay, đùi, hông hoặc lớp mỡ dưới da ở vị trí chân, bụng, cánh tay.
  • Kỹ thuật can thiệp động mạch xâm lấn: Thuốc sẽ được đưa đến những động mạch đang nuối khối u ung thư để phá hủy chúng thông qua một ống nhỏ, mềm.
  • Truyền tĩnh mạch: Thuốc truyền vào tĩnh mạch một cách trực tiếp, không khác gì so với truyền dịch.
  • Thuốc uống: Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc uống ở dạng nước hoặc dạng viên.
  • Kem bôi: Loại kem này sẽ được bôi trực tiếp vào da. Thế nhưng, cách này ít được sử dụng.

3. Tác dụng của hóa trị ung thư

Mỗi giai đoạn bệnh và loại ung thư khác nhau thì tác dụng của phương pháp hóa trị cũng có thể không giống nhau. Có thể kể đến một số tác dụng chính đó là:

  • Giúp bạn chữa khỏi ung thư: Trong một số trường hợp hoặc một số loại bệnh ung thư, hóa trị có thể tiêu diệt tế bào ung thư tận gốc nên sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Đồng thời, ngăn ngừa khả năng ung thư tái phát. Thế nhưng, rất hiếm khi tác dụng này xảy ra.
Tùy từng loại bệnh và mức độ bệnh mà hóa trị ung thư có tác dụng khác nhau

  • Kiểm soát: Trong một vài trường hợp, hóa trị sẽ giúp các tế bào ung thư bị kiểm soát, làm chậm sự phát triển của chúng. Hoặc ngăn chặn không cho tế bào ung thư xâm lấn sang những cơ quan khác.
  • Giảm nhẹ triệu chứng: Ở những bệnh nhân ung thư phát hiện ở giai đoạn nặng thì hóa trị sẽ giúp thu nhỏ các khối u ung thư. Nhờ đó, giảm nhẹ các triệu chứng do khối u lớn chèn ép lên các cơ quan khác. Thế nhưng, sau khi ngừng hóa trị, các khối u này thường phát triển lại.

4. Hóa trị ung thư được bác sĩ áp dụng như thế nào?

Hóa trị ung thư có thể thực hiện riêng lẻ nhưng cũng có trường hợp, bác sĩ sẽ kết hợp cùng phương pháp khác để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, đó là:

  • Phẫu thuật: Phương pháp này nhằm mục đích cắt bỏ khối u hay loại bỏ cả mô, cơ quan chứa tế bào ung thư nhằm ngăn chặn nguy cơ tái phát.
  • Xạ trị: Phương pháp này sẽ sử dụng các tia năng lượng cao chiếu vào khu vực có khối u để tiêu diệt hoặc kiểm soát tế bào ung thư. Tùy từng mức độ bệnh, loại bệnh mà máy xạ sẽ được đặt ở vị trí gần, xa, lên trên hay bên ngoài cơ thể người bệnh.
  • Liệu pháp sinh học: Để giết tế bào ung thư, liệu pháp sinh học sẽ được sử dụng như các loại kháng thể, vi khuẩn, hay vắc xin.

Hóa trị kết hợp với những phương pháp khác để điều trị ung thư có thể dùng trước phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm thu nhỏ tế bào ung thư. Hoặc cũng có thể dùng sau phẫu thuật, xạ trị nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại. Nhờ đó, sẽ giúp tiêu diệt tế bào ung thư đạt hiệu quả cao, ngăn ngừa tái phát và di căn đến những cơ quan khác của cơ thể.

5. Mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu?

Hóa trị ung thư sẽ được điều trị theo từng đợt. Vậy mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu là thắc mắc được nhiều người quan tâm hiện nay. Trên thực tế, không có một đáp án chính xác cho tất cả các bệnh nhân về thời gian của mỗi đợt hóa trị. Bởi mỗi đợt hóa trị ung thư có thời gian dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố, đó là:

  • Loại bệnh ung thư mà bạn mắc phải.
  • Mục tiêu điều trị: Mục tiêu điều trị là để giảm đau, chữa khỏi hay kiểm soát sự phát triển của khối u.
  • Loại hóa trị ung thư: Thực hiện hóa trị bằng đường uống, tiêm, truyền tĩnh mạch, kỹ thuật can thiệp động mạch xâm lấn hay bôi ngoài da.
  • Cơ thể đáp ứng với phương pháp điều trị.

Thông thường, hóa trị ung thư sẽ thực hiện theo từng chu kỳ. Theo đó, mỗi chu kỳ cơ bản sẽ bao gồm giai đoạn vô thuốc và giai đoạn nghỉ. Chẳng hạn mỗi chu kỳ điều trị sẽ kéo dài 4 tuần thì 1 tuần vô thuốc và 3 tuần nghỉ.

Tuy nhiên, một lưu ý quan trọng là khi đã ấn định chu kỳ hóa trị thì bạn tuyệt đối phải theo đến cùng, không được bỏ ngang điều trị. Nếu bạn gặp phản ứng phụ nghiêm trọng thì bác sĩ có thể sẽ dừng ngang điều trị chu kỳ đó. Thế nhưng, bác sĩ sẽ cân nhắc chu kỳ điều trị với loại thuốc khác phù hợp hơn.

6. Tác dụng phụ của hóa trị và cách giảm nhẹ tác dụng phụ

Như đã nói ở trên, hóa trị sẽ tác động lên toàn thân chứ không riêng tế bào ung thư. Do đó, sau khi vô thuốc, bạn sẽ thấy mệt mỏi và uể oải với rất nhiều tác dụng phụ. Vì thế, trước khi thực hiện hóa trị, bác sĩ sẽ nói rõ những tác dụng phụ có thể xảy ra để bạn chuẩn bị tâm lý. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ luôn cố gắng tìm mọi cách để giúp các tác dụng phụ khi hóa trị ung thư được giảm nhẹ nhất có thể.

6.1. Buồn nôn và nôn

Một trong những tác dụng phụ phổ biến của hóa trị là buồn nôn và nôn. Để giảm nhẹ triệu chứng này, các bạn hãy thay đổi thói quen ăn uống theo gợi ý sau:

  • Nên chia thành 5 – 6 bữa nhỏ một ngay thay vì ăn 3 bữa chính như trước đây.
  • Trong quá trình ăn nên thực hiện ăn chậm nhai kỹ.
  • Không uống nước trong bữa ăn. Thay vào đó hãy uống nước trước và sau khi ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ. Những loại nước tốt cho bạn là trà, nước gừng, nước ép táo.

Buồn nôn và nôn là tác dụng phụ phổ biến của hóa trị ung thư

  • Tránh các thức có mùi khó chịu hay nặng mùi vì dễ làm bạn buồn nôn.
  • Những thực phẩm, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, đồ béo, thức ăn ngon nên tránh.
  • Thuốc chống nôn: Nếu nôn nhiều, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc chống nôn.
  • Châm cứu, hít thở sâu, thiện định cũng là phương pháp hay nhằm giảm tình trạng buồn nôn, nôn cho người bệnh.

6.2. Kiệt sức

Mệt mỏi và kiệt sức cũng là tác dụng phụ của hóa trị. Để giảm tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số cách hữu ích dưới đây:

  • Ngủ nhiều giấc ngắn và nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Tùy sức của mình mà bạn hãy đi bộ chậm với những khoảng ngắn.
  • Chỉ làm những việc thật sự cần thiết.
  • Có thể nhờ gia đình hoặc bạn bè giúp đỡ khi cần.

Nếu tình trạng kiệt sức vẫn đeo bám và khiến bạn ngày càng mệt mỏi thì hãy đến gặp bác sĩ. Lý do là có một số bệnh nhân sau hóa trị bị thiếu máu. Vì thế, bác sĩ sẽ kiểm tra và có hướng hỗ trợ phù hợp.

6.3. Thay đổi vị giác

Thay đổi vị giác, chán ăn cũng là triệu chứng sau khi vô thuốc hóa trị. Lúc này, bạn nên sử dụng các món ăn có chứa cá, thịt gia cầm hay các sản phẩm từ sữa sẽ giúp kích thích vị giác.

Nếu cảm thấy thức ăn có vị kim loại, bạn hãy dùng muỗng, nĩa bằng các chất liệu là gốm sứ, gỗ, nhựa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cảm thấy ngon miệng hơn với các loại nước sốt, nước chấm có vị ngọt.

6.4. Rụng tóc

Rụng tóc là tác dụng phụ của hóa trị mà nhiều người luôn cảm thấy lo lắng. Vì thế, lúc này, để chải tóc, bạn hãy dùng lược thưa để hạn chế rụng tóc. Đồng thời, tránh các sản phẩm, hóa chất để tạo hình, tạo kiểm cho tóc. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt tóc ngắn sẽ tạo cảm giác mái tóc dày hơn.

Nếu bị rụng quá nhiều tóc, bạn có thể lựa chọn giải pháp là đội tóc giả, quấn khăn hoặc đội mũ.

6.5. Nhạy cảm với ánh sáng

Sau hóa trị ung thư, người bệnh có thể sẽ nhạy cảm với ánh sáng trong vài tháng. Để hạn chế vấn đề này, bạn hãy tham khảo một số cách sau:

  • Nên tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, nhất là thời điểm ánh nắng mạnh và gay gắt trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
  • Sử dụng trang phục với áo dài tay, quần dài. Che chắn cho da cẩn thận mỗi khi ra ngoài như đội mũ, mặc quần áo chống nắng, đeo kính…
  • Sử dụng kem chống nắng.

6.6. Thay đổi tính nết

Rất nhiều người sau hóa trị sẽ thấy tinh thần sa sút, u ám nên nhìn thấy điều gì cũng cảm thấy khó chịu. Để loại trừ cảm giác này, bạn hãy thử một số cách sau:

  • Bạn có thể tham gia các lớp nhạc, họa, khiêu vũ, thiền hay yoga.
  • Viết ra giấy những việc cần nhớ, cần làm.
  • Hãy cố gắng giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
  • Cố gắng ngủ đủ giấc và ăn uống đủ chất dinh dưỡng.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về hóa trị ung thư cũng như giải đáp thắc mắc mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu. Tuy nhiên, người bệnh nên lạc quan và giữ vững tâm lý, tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao.

Mách bạn: Để cân bằng nội tiết tố nữ, chống lão hóa cái thiện sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và dự phòng ung bướu Th.s. Ds. Nguyễn Thị Vũ Thành khuyên chị em nên sử dụng Khơi Xuân khang Linh hàng ngày để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình.

VTV2 – HTCB SỐ 1: GIA ĐÌNH BÉ GIA HUY VÀ CUỘC CHIẾN VỚI CĂN BỆNH UNG THƯ MÁU