[Giải đáp] Mổ bướu tuyến giáp có nguy hiểm không?

Mổ bướu tuyến giáp có nguy hiểm không là một câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Mổ bướu tuyến giáp hay còn gọi là phẫu thuật tuyến giáp, đây là 1 biện pháp phổ biến trong điều trị các bệnh lý về tuyến giáp. Và tùy vào tình trạng của bệnh nhân cũng như mức độ của khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định mổ như thế nào và khi nào nên mổ. Vậy mổ bướu tuyến giáp có nguy hiểm không thì GENK STF sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Bướu tuyến giáp là gì?

Bướu tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là 1 cơ quan nội tiết trong cơ thể đóng vai trò rất quan trọng. Tuyến thường nặng khoảng 20 đến 30 gam nằm ở dưới thanh quản, bao quanh phía trước khí quản. Tuyến giáp có chức năng đó là điều hòa chuyển hóa của toàn bộ cơ thể. Vậy khi nào thì sẽ xuất hiện bướu tuyến giáp?

Bướu tuyến giáp được hình thành do sự phát triển to bất thường trong tuyến giáp và tạo thành khối u. Bướu tuyến giáp có thể là lành tính hay ác tính. Nếu như nghi ngờ mình mắc bướu tuyến giáp thì bạn nên đến khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2. Mổ bướu tuyến giáp có nguy hiểm không?

Phẫu thuật bướu tuyến giáp là biện pháp rất phổ biến và hiệu quả trong điều trị bướu tuyến giáp hiện nay. Thông thường phẫu thuật bướu tuyến giáp tương đối an toàn. Tuy nhiên, bất kỳ 1 phẫu thuật nào cũng sẽ có những biến chứng và tiềm ẩn một số nguy cơ đối với sức khỏe. Điều này không thể tránh khỏi cho dù bác sĩ thực hiện phẫu thuật có tay nghề cao, được cung cấp trang thiết bị hiện đại. Khi mổ bướu tuyến giáp bạn cần lưu ý một số điều sau:

2.1. Những điều cần chuẩn bị trước khi mổ bướu tuyến giáp 

Trước khi thực hiện thủ thuật mổ bướu tuyến giáp, người bệnh cần chuẩn bị thật kỹ một số vấn đề sau:

  • Nghỉ ngơi nhiều và tránh các hoạt động lao động quá sức làm ảnh hưởng đến tuyến giáp cũng như vùng cổ.
  • Buổi sáng trước khi mổ người bệnh sẽ được kiểm tra mạch, huyết áp và nhịp thở kỹ càng để đảm bảo ca mổ suôn sẻ.
  • Người bệnh cần phải giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng và lo âu muộn phiền
  • Trước khi mổ thì nên vệ sinh vùng cổ sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn
  • Một ngày trước khi mổ người bệnh có thể ăn sáng và ăn trưa nhẹ nhàng bằng các món loãng, mềm, ưu tiên món nhạt.
  • Bữa tối ngày trước khi mổ thì người bệnh tuyệt đối không nên ăn gì để đảm bảo nhịn ăn trước 8 giờ mổ và nhịn uống trước 4 giờ mổ.
  • Cần phải tuân theo các chỉ định khác của bác sĩ để có thể đảm bảo ca mổ thành công.

2.2. Các tai biến thường gặp sau khi mổ bướu tuyến giáp

Trong quá trình mổ bướu tuyến giáp, người bệnh có thể gặp phải các tai biến như:

  • Bị chảy máu vết mổ nhiều do cầm máu không tốt hay người bệnh cử động mạnh khi phẫu thuật.
  • Động tác mổ quá mạnh sẽ có thể gây kích thích thanh quản, gây ra co thắt làm bệnh nhân ngạt thở.
  • Có thể xuất hiện chứng Tetani gây co quắp ngón tay, ngón chân hay thậm chí gây ra ngạt thở cấp tính do khi phẫu thuật cắt bỏ các tuyến cận giáp.
  • Quá trình mổ sẽ làm bị thương dây thần kinh quặt ngược khiến cho người bệnh bị khàn tiếng, mất giọng và nặng hơn là tình trạng suy hô hấp.
  • Nguy hiểm nhất là xuất hiện cơn cường giáp kịch phát sau khi mổ khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, mê sảng, tim đập nhanh, hạ huyết áp, hôn mê và một số trường hợp dẫn tới tử vong.

2.3. Các biến chứng sau mổ bướu tuyến giáp

Các biến chứng mà người bệnh có thể gặp sau khi mổ bướu tuyến giáp đó là:

Chảy máu

Bệnh nhân có thể bị chảy máu quá mức hay hình thành cục máu đông lớn ở cổ sau mổ chính là biến chứng đầu tiên người bệnh có thể gặp phải. Tuy nhiên, biến chứng này khá là hiếm gặp. Theo thống kê chỉ khoảng 0,14% người bệnh bị chảy nhiều máu và đột ngột ở cổ và chỉ có khoảng 1% người bệnh hình thành các cục máu đông (khối máu tụ) ở phía dưới của vết mổ. Chảy máu nhiều và đột ngột  sẽ có thể gây chèn ép vào khí quản từ đó dẫn đến tình trạng khó thở và đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Khó thở

Khó thở cũng là biến chứng rất hiếm khi xảy ra. Khó thở thường xảy ra do xuất hiện cục máu đông lớn chặn khí quản. Khi đó, người bệnh sẽ cần được can thiệp y khoa ngay lập tức. Bên cạnh đó, khó thở còn có thể do cả 2 dây thần kinh thanh quản quặt ngược đều bị tổn thương sau mổ. Trong trường hợp này thì người bệnh cần được phẫu thuật để mở khí quản khẩn cấp.

Cơn bão giáp trạng

Trước đây, biến chứng cơn bão giáp trạng khá phổ biến và thường liên quan đến bệnh cường giáp. Hiện nay thì tình trạng này hiếm khi xảy ra vì nhờ có thuốc giúp kiểm soát nhiễm độc giáp. Các triệu chứng trong cơn bão giáp trạng thường xảy ra đột ngột và rất nghiêm trọng như: tim đập nhanh, sốt cao, nôn ói, đổ mồ hôi liên tục, bồn chồn, kích động, tiêu chảy và mê sảng.

Nhiễm trùng sau mổ

Tỷ lệ mắc phải biến chứng nhiễm trùng sau mổ này là khoảng 1/2.000. Các dấu hiệu của nhiễm trùng sau mổ bao gồm: vết mổ sưng, đỏ, người bệnh đau nhức, sốt. Nếu bị nhiễm trùng nhẹ thì người bệnh chỉ cần dùng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp bị nhiễm trùng nặng cần kết hợp cả hút dịch.

Khàn giọng, mất tiếng

Biến chứng này sẽ thường gặp ở khoảng 5 – 10% tổng số ca phẫu thuật. Nguyên nhân gây ra biến chứng này có thể là do các dây thần kinh thanh quản bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật hay bị viêm nhiễm sau phẫu thuật. Việc thay đổi giọng nói thường sẽ biến mất sau khoảng 1 thời gian và chỉ khoảng 1% người bệnh có thể bị thay đổi giọng nói vĩnh viễn.

Nhiễm độc giáp

Biến chứng nhiễm độc giáp thường xảy ra ở 2 – 4% người bệnh sau mổ cắt bỏ tuyến giáp. Biến chứng nhiễm độc giáp thường được điều trị bằng iod phóng xạ và không cần phải phẫu thuật thêm.

Tổn thương tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp có nhiệm vụ giúp kiểm soát nồng độ canxi trong cơ thể. Khi tuyến này bị tổn thương trong khi thực hiện phẫu thuật thì sẽ làm giảm nồng độ canxi trong máu. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như ngứa ran bàn tay, bàn chân và ngứa xung quanh miệng. Trong trường hợp nặng thì có thể dẫn đến co thắt cơ bắp, chân tay tê cứng và xương giòn dễ gãy.

Nhìn chung, tuyến cận giáp sẽ có thể không hoạt động bình thường được ngay. Chính vì vậy, người bệnh sẽ được chỉ định bổ sung thêm canxi cũng như vitamin D trong khoảng vài tuần sau mổ. Lượng canxi cần bổ sung sẽ giảm dần và ngừng hẳn khi thích hợp. Tuy nhiên, những phụ nữ trên 40 tuổi sẽ được bổ sung liều lượng nhỏ thay vì phải ngưng hoàn toàn.

Chứng khó nuốt

Khó nuốt là 1 triệu chứng phổ biến trong vài ngày đầu sau mổ. Tình trạng khó nuốt này chỉ là tạm thời tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài dai dẳng.

Suy giáp

Đây là biến chứng rất thường gặp sau mổ tuyến giáp. Các biểu hiện của người bị suy giáp bao gồm đó là: có thể mệt mỏi, tăng cân, sợ lạnh, da khô, tóc rụng, khó tập trung, trầm cảm…

Nếu như người bệnh cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì sẽ cần được bổ sung hormone tuyến giáp đến suốt đời. Tuy nhiên, sẽ rất khó để có thể xác định người bệnh sẽ phải dùng thuốc trong bao lâu khi chỉ bị cắt bỏ 1 phần tuyến giáp. Do đó, bệnh nhân cần phải làm xét nghiệm suy giáp định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để có thể tránh xảy ra biến chứng.

Hiện tượng tiết dịch

Hiện tượng tiết dịch là tình trạng tích tụ dịch lỏng dưới bề mặt vết mổ, gây viêm hay sưng. Thông thường, biến chứng này sẽ giảm dần sau vài ngày hay vài tuần. Nếu nghiêm trọng hơn thì người bệnh phải cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

Để hạn chế đến mức thấp nhất các biến chứng khi mổ bướu tuyến giáp nêu trên, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn điều trị tại những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại đáp ứng đầy đủ để ca phẫu thuật diễn ra an toàn, thuận lợi. Bên cạnh đó chế độ chăm sóc sau mổ chu đáo và cẩn thận cũng có vai trò rất quan trọng giúp làm giảm các biến chứng có thể xảy ra.

phau-thuat-tuyen-giap
Mổ bướu tuyến giáp có nguy hiểm không?

3. Khi nào cần mổ bướu tuyến giáp?

Điều trị bướu tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định trong những trường hợp như sau:

  • Bướu tuyến giáp lành tính đơn thuần đơn nhân hay đa nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa.
  • Bướu tuyến giáp lành tính đã biến chứng gây ra chèn ép dây thần kinh thanh quản, khí quản khiến cho người bệnh khó thở, khó nuốt, khó nói.
  • Bướu tuyến giáp phát triển nhanh bất thường và gây ra tình trạng xuất huyết trong lòng bướu.
  • Bướu thể nhân nhu mô vì thể này có nguy cơ ung thư hóa cao.
  • Trong trường hợp bướu tuyến giáp ác tính thì sẽ cần phải cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ hoặc gần như toàn bộ.

4. Các phương pháp mổ bướu tuyến giáp phổ biến hiện nay

4.1. Cắt thùy tuyến giáp

Khi khối bướu tuyến giáp lành tính xuất hiện ở 1 thùy tuyến giáp hay trong trường hợp ung thư tuyến giáp biệt hóa (thể nhú và thể nang) nhỏ mà không có dấu hiệu di căn ra ngoài tuyến giáp, thì các bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ phần thùy giáp có khối bướu và giữ thùy còn lại để tiếp tục duy trì thực hiện chức năng của tuyến giáp. Sau phẫu thuật, một số người bệnh có thể sẽ không cần phải uống thuốc nội tiết tố tuyến giáp.

4.2. Cắt bỏ gần như toàn bộ tuyến giáp

Trong một số tương hợp bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn một bên thùy giáp, toàn bộ eo giáp và 1 phần thùy còn lại. Phương pháp này được chỉ định trong điều trị bướu giáp lành tính kích thước lớn và u tuyến giáp ác tính mà chưa có dấu hiệu xâm lấn. Mặc dù phương pháp này để lại 1 phần nhú tuyến giáp tuy nhiên người bệnh vẫn cần bổ sung thêm hormone tuyến giáp từ bên ngoài để nhằm đảm bảo đủ lượng hormone cho cơ thể.

4.3. Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp

Người bệnh sẽ được chỉ định cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp cũng như các mô khi bị ung thư tuyến giáp thể biệt không hóa, bị ung thư giáp thể tủy hay ung thư giáp thể biệt hóa di căn hạch. Sau đó, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng iod phóng xạ để loại bỏ hoàn toàn các nhân ung thư.

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ cần phải bổ sung hormone tuyến giáp suốt đời để đảm bảo cho các hoạt động của cơ thể diễn ra được bình thường.

5. Những điều cần lưu ý sau mổ bướu tuyến giáp

Để đảm bảo hiệu quả cũng như hạn chế biến chứng sau phẫu thuật mổ u tuyến giáp, người bệnh cần phải lưu ý:

  • Chăm sóc thật kỹ vết mổ sau phẫu thuật: Sát khuẩn vết mổ và thay băng mỗi ngày cũng như hạn chế vết mổ tiếp xúc với nước để tránh nhiễm trùng. Nếu như xảy ra hiện tượng chảy dịch hay nhiễm trùng vết mổ ngày càng nặng, thì cần liên lạc ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Xây dựng 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh bằng cách đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng đó là: protein, lipid, tinh bột và vitamin và chất khoáng. Ngoài ra, người bệnh cần kiêng ăn các món cay, nóng, chua. nướng, chiên xào… để tránh xảy ra kích ứng vùng hầu họng.
  • Hạn chế nói nhiều để cho vết mổ nhanh chóng hồi phục.
  • Hạn chế vận động mạnh, khiêng vác vật nặng hay chơi thể thao quá sức để tránh ảnh hưởng xấu đến vết thương.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc để nhanh cải thiện sức khỏe sau phẫu thuật.
che-do-dinh-duong
Bệnh nhân nên xây dựng 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh

6. Mổ bướu tuyến giáp ở đâu là tốt?

Hiện nay có rất nhiều bệnh viện có tiến hành thủ thuật mổ bướu tuyến giáp. Để bảo đảm an toàn và hiệu quả, bệnh nhân nên lựa chọn các địa chỉ uy tín. Dưới đây là 4 địa chỉ mổ bướu tuyến giáp tốt nhất khu vực miền Bắc, đó là:

6.1. Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội

  • Địa chỉ: Số 18 Định Công Thượng, quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0243 855 2353
  • Thời gian làm việc từ thứ 2 đến thứ 6: từ 7h30 đến 16:30

Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội là bệnh viện Hạng 1 của Bộ Quốc phòng, trực thuộc Cục Quân y và Tổng cục Hậu cần. Đây là bệnh viện ung bướu tuyến cuối của Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ phục vụ khám và điều trị các bệnh ung thư cho lực lượng cán bộ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và nhân dân trên cả nước. Hiện nay Viện đã thực hiện mổ tuyến giáp cho tất cả các đối tượng và được người bệnh rất tin tưởng, yêu mến.

6.2. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Số điện thoại: 069 572 400
  • Thời gian làm việc:

Khám thông thường từ thứ 2 đến thứ 6: từ 6h30 – 17h00

Khám theo yêu cầu từ thứ 2 đến thứ 7: từ 6h30 – 17h00

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một bệnh viện đầu ngành của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bệnh viện này là nơi thực hiện những ca bệnh khó luôn được nhân dân tin tưởng. Bệnh viện 108 nổi tiếng với các dịch vụ khám và chữa bệnh nổi tiếng như: chuyên khoa xương khớp, chuyên khoa gan, chuyên khoa tim mạch,… .Trong thời gian gần đây Bệnh viện Trung ương quân đội 108 còn có thêm dịch vụ thăm khám và điều trị ung thư được rất nhiều người bệnh khu vực miền Bắc tin tưởng.

6.3. Bệnh viện ung bướu Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 42A Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Số điện thoại: 091 554 6116
  • Thời gian làm việc:

Từ thứ 2 đến thứ 6: từ 6h00 – 17h00

Thứ 7 khám theo yêu cầu: từ 7h30 – 12h00

Bệnh viện ung bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên điều trị ung thư hạng I của thành phố Hà Nội. Bệnh viện là địa chỉ khám và điều trị ung thư tuyến giáp công lập rất uy tín trên địa bàn thủ đô. Hiện nay bệnh viện cũng đã được đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ khám và điều trị bướu giáp.

6.4. Bệnh viện K

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1 (Bệnh viện K1): 43 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Cơ sở 2 (Bệnh viện K2): Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
  • Cơ sở 3 (Bệnh viện K3): 30 đường Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội

Số điện thoại: 0904 592 017

Thời gian làm việc: từ Thứ 2 – thứ 7

Bệnh viện K là bệnh viện ung bướu đầu tiên của Việt Nam. Các bệnh viện này được coi là bệnh viện tuyến cuối của các bệnh nhân bị ung thư với số lượng bệnh nhân rất lớn. Hiện tại bệnh viện K có 3 cơ sở tại Hà Nội, tuy nhiên tình trạng quá tải ở bệnh viện vẫn diễn ra thường xuyên. Người bệnh bị ung thư tuyến giáp có thể cân nhắc lựa chọn cơ sở này để khám và tiến hành phẫu thuật bướu tuyến giáp.

Trên đây là những thông tin giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi mổ bướu tuyến giáp có nguy hiểm không. Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết trên chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn để mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không. 

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7