Mách mẹ thức ăn tăng sức đề kháng cho trẻ
Các thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho cơ thể. Xây dựng thực đơn thông minh cho trẻ, đa dạng các chất sẽ phát huy tác dụng tăng đề kháng cho trẻ. Qua bài viết dưới đây, các chuyên gia dinh dưỡng mách mẹ thức ăn tăng sức đề kháng cho trẻ.
Nội dung bài viết
1. Sữa mẹ là thức ăn tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất
Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh và thích hợp nhất đối với trẻ. Các chuyên gia khuyên các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Trong sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng như đạm, đường, vitamin, chất béo và các muối khoáng theo tỷ lệ thích hợp, cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho trẻ.
Sữa mẹ cung cấp nhiều kháng thể (IgA, IgD, IgM, IgG) và bạch cầu, bé được truyền nhiều kháng thể tự nhiên từ mẹ, chống lại bệnh dị ứng và các bệnh nhiễm khuẩn. Do vậy sữa là thực phẩm tăng cường miễn dịch quan trọng nhất ở trẻ sơ sinh.
Tần suất: Cho trẻ bú đủ mỗi ngày và không cần bổ sung thêm chất trong 6 tháng đầu đời. Khi trẻ bắt đầu tập ăn vẫn nên duy trì sữa mẹ đến khi bé 2 tuổi hoặc hơn.
2. Thịt nạc, thịt gia cầm
Thịt nạc, thịt gia cầm… là nguồn thực phẩm tăng sức đề kháng tuyệt vời cho bé, chúng cung cấp kẽm cho cơ thể. Kẽm là một khoáng chất làm tăng sản xuất bạch cầu và tế bào lympho T trong cơ thể. Do đó kẽm làm tăng sức đề kháng cho trẻ và giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh, chống lại nhiễm trùng.
Tần suất: Với nhu cầu từ 5-10 mg kẽm / ngày đối với trẻ, mẹ nên cho con ăn các loại thịt 3 lần / tuần là phù hợp cho trẻ.
- Băm nhỏ thịt cho vào cháo của trẻ
- Hầm canh lấy nước cho trẻ uống
- Với những trẻ lớn có thể tự ăn, các mẹ có thể chế biến theo món ăn ưa thích của trẻ: luộc, chiên, xào,hấp,…
3. Hải sản
Tôm, cua, hàu, cá thu, cá hồi,…giàu acid béo Omega 3, canxi và kẽm là những thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ.
Omega 3 được nhắc đến là một tiền chất của DHA, EPA với vai trò tăng phát triển hệ thần kinh, tim mạch và thị giác
Canxi giúp cho sự phát triển và lành xương, cho hệ răng và xương chắc khỏe
Kẽm giúp tăng sức đề kháng hạn chế mắc các bệnh nhiễm trùng
Tuy nhiên hải sản thường là những thực phẩm dễ gây dị ứng nên các mẹ phải cẩn thận tránh các trường hợp dị ứng cho trẻ. Điều này đặc biệt lưu ý ở những trẻ nhỏ hơn 1 tuổi do nguy cơ gặp dị ứng cao hơn.
Tần suất: Chế độ ăn các loại hải sản là khác nhau:
- 2 lần/ tuần đối với tôm, cua, hàu
- Tảo biển nhiều Omega 3 có thể cho vào bữa ăn hàng ngày của bé
- Cho trẻ ăn 2-3 lần / tuần với những loại cá ….
Nhiều món ngon hấp dẫn trẻ từ hải sản:
- Các món cháo hải sản: Cháo tôm bí đỏ , cháo cua bông cải,…
- Canh, sup hải sản: canh cua mồng tơi, canh cá hồi, súp hàu biển,…
- Món hấp/ luộc: cua, tôm, ghẹ, cá, hấp.
4. Rau, trái cây, củ có màu sáng
Các loại rau, củ, quả có màu sáng thường chứa nhiều carotenoids. Đây là một chất chống oxy hóa quan trọng làm tăng số lượng tế bào lympho trong cơ thể, hỗ trợ chức năng miễn dịch, chống lại các tác nhân xâm nhập.
Cà rốt, ớt, bí đỏ, gấc, dưa hấu, dâu tây, việt quất… có chứa beta- carotene là tiền chất của vitamin A, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Cam, chanh, táo, bưởi,… có nhiều vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch của trẻ.
Tần suất: Các loại rau củ, trái cây này là nguồn thực phẩm tăng đề kháng hiệu quả, tuy nhiên các mẹ nên cân đối tần suất các bữa ăn các loại thực phẩm này để có hiệu quả dinh dưỡng cao hơn :
- Các loại củ, quả màu cam như bí đỏ, cà rốt, ngô, đu đủ,…. nên ăn 3 ngày/tuần
- Những loại có màu tím: nho, việt quất, củ dền,… bổ sung 4 ngày/tuần
- Rau củ màu đỏ ăn ít hơn như ớt, cà chua, … ăn 2 lần / tuần.
Các món ăn:
Mẹ cho bé ăn trực tiếp hoặc vắt lấy nước uống với các loại quả, cho trẻ lớn tập ăn các loại salad rau, củ, quả tươi sống. Chế biến nhiều món ngon nấu chín từ rau củ cho bé như món luộc, xào, canh…
Lưu ý cho mẹ:
Khi trẻ bị ốm nên cho trẻ ăn bưởi vì bưởi ít đường hơn, làm giảm các triệu chứng ho, sổ mũi.
Với nhiều trẻ nhỏ không ăn được ớt, mẹ có thể thay bằng ớt chuông.
5. Rau có màu xanh đậm
Các loại rau màu xanh đậm như rau bina, bông cải xanh, rau cải, rau ngót, mồng tơi,.. chứa nhiều vitamin A, C, acid folic, sắt, kali,…vừa bổ sung các chất cho cơ thể vừa giúp tái tạo tế bào, bảo vệ niêm mạc ruột và phòng chống táo bón ở trẻ.
Rau bina có chứa vitamin E, A, carotene, flavonoid,… giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống oxy hóa.
Bông cải xanh rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin C nâng cao đề kháng cho bé giúp bảo vệ cơ thể tránh bị bệnh tật tấn công.
Cải bó xôi được coi là siêu thực phẩm cung cấp Kali, Canxi và folate,…bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch, tăng bảo vệ xương và phòng chống ung thư.
Tần suất: Những thực phẩm có màu xanh đậm có nhiều dinh dưỡng cho trẻ, tuy nhiên mẹ chỉ nên cho con ăn những loại rau này 3 ngày trong tuần để tránh mất cân đối với những thực phẩm khác.
Với các loại rau có màu xanh đậm mẹ hoàn toàn có thể chế biến bình thường thành các món ăn hàng ngày của trẻ.
Ép lấy nước uống
- Cho vào cháo, canh của bé
- Luộc ăn trực tiếp
- Chế biến cùng thực phẩm khác: thịt, cá, tôm,….
6. Các loại nấm
Nấm là một trong số ít thực phẩm chứa vitamin D – loại vitamin cần cho xương và răng khỏe mạnh. Trong thành phần của nấm nhiều vitamin, không có chất béo và Cholesterol , hàm lượng đường và muối thấp rất tốt cho cơ thể của trẻ. Vitamin B9 (folate) có trong nấm là yếu tố quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu và tủy xương.
Tần suất: Nấm cũng là nguồn chất xơ giá trị với trẻ: 100 gram nấm chứa khoảng 2,5 gram chất xơ, nhiều hơn khi cho trẻ ăn cần tây. Mẹ nên cho bé ăn 1-2 bữa nấm / tuần để bổ sung chất xơ.
Nấm có thể chế biến nhiều thành nhiều món ăn khác nhau, rất phù hợp để mẹ đưa vào bữa ăn cho trẻ kể cả những món ăn dặm. Mẹ có thể lưu lại một vài món ăn từ nấm cho bé:
- Cháo gà nấm hương/ nấm rơm
- Súp gà ngô nấm
- Nấm đùi gà kho gừng
- Cơm chiên nấm
- Canh nấm hương thịt bò
- Đậu phụ kho nấm đông cô,….
Lưu ý cho mẹ: Nấm là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho trẻ, tuy nhiên khi chế biến những món từ nấm cần chú ý:
Nấm thuộc nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng nên mẹ cần thận trọng ở lần đầu ăn của con.
không dùng nấm lạ, xuất xứ không rõ ràng
Luộc nấm qua nước sôi trước khi xào nấu
Hạn chế lẫn lộn các loại nấm với nhau để tránh nguy cơ phản ứng hóa học giữa các loại nấm gây ra chất độc
Nấm dễ mốc, thối nên cần bảo quản và kiểm tra kỹ càng trước khi sử dụng
7. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngày nay, ngũ cốc nguyên hạt đang được nhiều mẹ ưa chuộng bổ sung vào bữa ăn của trẻ. Các loại ngũ cốc nguyên hạt được coi là thực phẩm tăng sức đề kháng rất tốt cho cơ thể bởi lẽ nó vẫn giữ nguyên được lớp cám và phôi nhiều dinh dưỡng trong hạt. Điều này giữ lại được chất xơ, vitamin nhóm B, vitamin E và các chất béo, canxi, magie,….mà những loại hạt tinh chế không thể nào có được.
Tần suất: Mẹ có thể chọn những loại ngũ cốc nguyên hạt như: hạt lúa mạch, các loại đậu, hạt yến mạch, hạt kê,… cho bé ăn hàng ngày như một loại thực phẩm ăn kèm.
Các món ăn từ ngũ cốc giúp bé tăng miễn dịch:
- Món ăn nhẹ: bánh quy, bánh lúa mạch đen,…
- Trộn với thực phẩm khác: trộn với rau củ, quả khác.
- Pha chung ngũ cốc với đồ uống, tăng hương vị.
8. Tỏi và hành
Các hợp chất lưu huỳnh có trong hành và tỏi có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cho trái tim khỏe mạnh và ngăn ngừa ung thư
Trong tỏi có chứa allicin, một chất có tác dụng chống oxy hóa, kháng virus và kháng khuẩn cao. Chất này còn làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể, đặc biệt là ung thư dạ dày và ung thư trực tràng.
Ngoài ra trong tỏi cũng chứa sắt, canxi, magie, kali, photpho, mangan, vitamin C và vitamin nhóm B ( B1, B2,B3, B6 ). Do đó tỏi có tác dụng tốt trong quá trình hình thành các mô liên kết trong cơ thể và tái tạo xương, nâng cao sự hấp thu canxi vào xương cho xương chắc khỏe.
Tỏi cũng trị các bệnh giun sán và các bệnh nấm ngoài da hay gặp ở trẻ.
Tần suất: Tỏi và hành là những thực phẩm tăng sức đề kháng tốt cho trẻ nhưng thường có mùi khó chịu làm nhiều trẻ không thích ăn. Từ 6 tháng tuổi mẹ nên tập cho trẻ ăn tỏi, hành.
Mỗi ngày chỉ cần cho bé ăn 5-10g tỏi, hành.
Các món ăn từ tỏi, hành:
- Tỏi là gia vị thêm vào các món ăn trong thức ăn hàng ngày của bé, mẹ nên băm nhỏ tỏi nấu cùng thức ăn của bé.
- Mẹ cũng có thể phi hành và tỏi để giảm bớt mùi khó chịu trong một vài món xào, rán,…
- Với những món canh, mẹ cũng có thể cho tỏi vào hầm cùng để trẻ ăn: canh thịt bò, canh xương heo, canh cá,…
9. Quả óc chó (Giàu omega 3 )
Omega 3 được nhiều chuyên gia nhắc đến là một thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ tuyệt vời cho trẻ nhờ tác dụng tăng cường phát triển não bộ. Omega 3 là tiền chất của DHA, chiếm khoảng 25% lượng chất béo của não. Ngoài ra Omega3 còn tăng cường hoàn thiện các chức năng trong cơ thể, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và xương khớp,… rất tốt cho các bà mẹ mang thai và trẻ.
Tần suất: Quả óc chó có nhiều chất béo, dầu và năng lượng rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều trong 1 ngày gây ra tác dụng ngược gây thừa chất ở trẻ. Mẹ nên cho bé ăn 1-2 quả /ngày.
Các món ăn từ quả óc chó:
Các bé có thể ăn quả óc chó trực tiếp hoặc nghiền nhỏ trộn vào các món ăn nhẹ hoặc ngũ cốc cho phù hợp với sở thích ăn uống của bé.
10. Sữa chua
Sữa chua dễ hấp thu hơn sữa tươi do quá trình lên men, chuyển hóa được đường lactose thành các đường dễ hấp thu.
Trong sữa chua có nhiều men và vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa và bệnh đường hô hấp như ho, cảm cúm,…. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh và bổ sung nhiều “lợi khuẩn” kích thích hệ miễn dịch, là thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ giúp cơ thể sản sinh kháng thể chống lại các độc tố. Sữa chua cũng cung cấp canxi cho cơ thể, góp phần phát triển và bảo vệ xương.
Tần suất: Nên cho trẻ ăn sữa chua hàng ngày đều đặn, lượng ăn vào phù hợp với độ tuổi và thể chất của từng trẻ. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý những điểm sau:
Chỉ nên cho trẻ ăn sữa chua khi được 6 tháng tuổi
Sữa chua được bảo quản ở 6-8ºC, nhưng mẹ không nên hâm nóng vì việc này vô tình tiêu diệt/ hạn chế tác dụng của vi khuẩn có lợi.
Cho bé ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Món ăn bổ sung thêm từ sữa chua:
- Có thể cho trẻ ăn riêng sữa chua
- Trộn thêm hoa quả bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin khác.
Trên đây là lời khuyên những thức ăn tăng sức đề kháng cho trẻ mẹ nên bổ sung vào bữa ăn của trẻ. Từ nay việc chọn những thực phẩm phù hợp để tăng sức đề kháng cho con không còn khiến mẹ phải vò đầu bứt tai nữa. Hy vọng các mẹ sẽ có thêm nhiều lựa chọn cho thực đơn của hàng ngày bé.