Mắc bệnh ung thư bàng quang sống được bao lâu?

Bệnh nhân ung thư bàng quang sống được bao lâu luôn là lo lắng của nhiều người bệnh cũng như người thân của họ. Ung thư bàng quang phát hiện càng sớm, cơ hội sống của người bệnh càng cao. Hãy để các chuyên gia của GenK STF giải đáp thông tin này.

Xem thêm:

1. Dấu hiệu ung thư bàng quang

Biểu hiện của ung thư bàng quang giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Đến giai đoạn tiến triển, các triệu chứng mới dễ nhân biết hơn.

  • Xuất hiện thấy máu trong nước tiểu: triệu chứng phổ biến nhất của ung thư bàng quang cũng là dấu hiệu dễ dàng nhận ra nhất là xuất hiện máu trong nước tiểu. Triệu chứng này không bị đau đớn nên nhiều chị em chủ quan, thường nhầm lẫn với chu kì kinh nguyệt hoặc thời kì mãn kinh.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: buồn đi tiểu, đi tiểu đau và không tự chủ, nhiễm trùng đường tiểu là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân ung thư bàng quang.
ung-thu-bang-quang-song-duoc-bao-lau
Buồn đi tiểu, đi tiểu đau và không tự chủ, nhiễm trùng đường tiểu là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân ung thư bàng quang.
  • Các cơn đau không có nguyên nhân: những cơn đau bất thường ở vùng bàng quang, vùng bụng, sườn, xương chậu cũng cảnh báo bạn đang có nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Bệnh nhân ung thư có thể thấy đau ở xương nếu bệnh đã di căn tới xương.
  • Ăn không thấy ngon: nếu ung thư đã phát triển hoặc lây lan, bệnh nhân sẽ giảm cân hoặc cảm thấy mệt mỏi và người yếu đi rất nhiều.
  • Triệu chứng kích thích bàng quang: khi khối u xuất hiện ở tam giác của bàng quang với hiện tượng viêm nhiễm hay phạm vi mở rộng sẽ tác động đến bàng quang gây ra đi tiểu nhiều. Bên cạnh đó, dấu hiệu nhận biết ung thư bàng quang thêm là đi tiểu đau rát.
ung-thu-bang-quang-song-duoc-bao-lau2
Dấu hiệu nhận biết thêm về ung thư bàng quang là đi tiểu đau rát.
  • Triệu chứng tắc đường tiết niệu: khi khối u phát triển lớn dần, nó sẽ ở đỉnh bàng quang và huyết khối tắc nghẽn gây ra hiện tượng khó đi tiểu, thậm chí bí tiểu. Khối u lan rộng xâm lấn đến ống dẫn tiểu gây tắc đường tiết niệu, do đó sẽ khiến người bệnh thấy đau mỏi lưng, tổn thương chức năng thận.

2. Nguyên nhân gây ung thư bàng quang

Nguyên nhân gây ung thư bàng quang chưa được xác định rõ nhưng có nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh như:

2.1. Tuổi tác, giới tính

Nguy cơ ung thư bàng quang tăng theo độ tuổi, thường gặp hơn ở nam giới. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, khoảng 9/10 bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư bàng quang trên 55 tuổi.

2.2. Hút thuốc lá

ung-thu-bang-quang-song-duoc-bao-lau3
Thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu tăng nguy cơ ung thư bàng quang

Thuốc lá không chỉ là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi mà còn là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh ung thư khác, trong đó có ung thư bàng quang. Cũng theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư bàng quang cao tăng ít nhất 3 lần so với những người không hút thuốc. Khoảng một nửa bệnh nhân ung thư bàng quang, bao gồm cả nam giới và nữ giới có liên quan đến hút thuốc lá.

Nhiều cảnh báo về tính độc hại của thuốc lá đã được đưa ra là thuốc lá có chứa tới khoảng 7 nghìn hóa chất độc hại và khoàng gần 70 chất có khả năng gây ung thư. Chất độc khói thuốc có thể tồn tại trong nước tiểu người bệnh, tích trữ ở bàng quang và gây biến đổi tế bào bất thường tại cơ quan này.

2.3. Môi trường làm việc hóa chất độc hại

Hội nghiên cứu ung thư Anh đã chỉ ra, tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể là yếu tố liên quan đến khoảng ¼ trường hợp mắc bệnh.

Một số ngành nghề cũng có thể liên quan, tăng nguy cơ bệnh này là những người tiếp xúc với thuốc nhuộm, dệt may, sản xuất cao su, nhựa plastic…

2.4. Nước uống không an toàn

Nước uống không an toàn, có nhiễm asen cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư bàng quang ở nhiều khu vực trên thế giới.

2.5. Không uống đủ nước

Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ cho biết, những người uống nhiều nước mỗi ngày thường có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn so với những người khác. Kết quả một nghiên cứu cho thấy nam giới uống nhiều nước hàng ngày hoặc uống hơn 10 cốc nước (2.531ml) mỗi ngày giảm 24% nguy cơ ung thư bàng quang. Nguyên nhân được giải thích là do bàng quang của họ bị trống thường xuyên giúp loại bỏ độc hại ra khỏi bàng quang.

2.6. Yếu tố gia đình

Nhiều nghiên cứu cho biết, những người có cha/ mẹ, anh/chị/em ruột, con cái mắc ung thư bàng quang có nguy cơ mắc bệnh cao gấp khoảng 1.8 lần so với những người bình thường.

2.7. Mắc một số bệnh lý

Những người bị các bệnh tự miễn như bệnh Crohn, tiểu đường, nhiễm khuẩn đường tiết niệu… cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

3. Mắc bệnh ung thư bàng quang sống được bao lâu?

  • Ở giai đoạn đầu (giai đoạn 0), khi ung thư chỉ phát triển tại lớp niêm mạc bên trong bàng quang, chưa lan đến thành bàng quang cũng như các hạch bạch huyết lân cận hay các cơ quan ở xa, cơ hội sống sau 5 năm được chẩn đoán của người bệnh cao nhất, khoảng 98%.
  • Ở giai đoạn I, khi ung thư đã phát triển thành các mô liên kết dưới lớp lót bàng quang nhưng chưa di căn, bệnh nhân có khoảng 88% cơ hội sống.
  • Giai đoạn II, khối u phát triển với kích thước lớn hơn, và bắt đầu lan đến các mô mỡ quanh bàng quang nhưng chưa lây lan đến các bộ phận khác, bệnh nhân có khoảng 63% cơ hội sống.
  • Ở giai đoạn III, khi các tế bào ung thư đã lan ra thành bàng quang, có thể ảnh hưởng đến các cơ quan như tuyến tiền liệt ở nam giới, tử cung, âm đạo ở nữ giới, người bệnh có khoảng 46% cơ hội sống sau 5 năm được chẩn đoán bệnh.
  • Ở giai đoạn cuối, khi các tế bào ung thư có thể lây lan rộng đến các hạch bạch huyết và cơ quan ở xa như phổi, xương… cơ hội sống của người bệnh rất thấp, chỉ khoảng 15%.
ung-thu-bang-quang-song-duoc-bao-lau4
Mắc ung thư bàng quang sống được bao lâu là mối quan tâm của bệnh nhân và người nhà

4. Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến ung thư bàng quang sống được bao lâu là mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh. So với các bệnh ung thư thường gặp khác, ung thư bàng quang được xếp vào nhóm bệnh có tiên lượng sống tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Tùy từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để tăng hiệu quả điều trị. Phẫu thuật, xạ trị và hóa trị là những phương pháp phổ biến trong điều trị cho bệnh nhân ung thư bàng quang.

5. Biện pháp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư bàng quang

Trong quá trình điều trị ung thư bàng quang, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ cũng như các biến chứng của việc điều trị đem tới (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị…). Sự ảnh hưởng của những tác dụng phụ này có thể làm cơ thể người bệnh suy kiệt.

Hơn thế nữa, những tác động của khối u tới cơ thể người bệnh làm cho sức khỏe của họ yếu dần đi. Nguy hiểm hơn nữa, người bệnh ung thư bàng quang có thể sẽ phải chịu đựng những cơn đau hành hạ làm cho họ mất ăn mất ngủ.

Vì vậy, làm thế nào để có thể cải thiện sức khỏe, kéo dài thời gian sống cho người bệnh ung thư bàng quang? Mời các bạn tham khảo những biện pháp dưới đây:

  • Báo cáo những dấu hiệu và các triệu chứng bất thường tới ngay bác sĩ điều trị.
  • Tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ, uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ và nhân viên y tế.
  • Tập thể dục thường xuyên, ăn những thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe, đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Tránh xa khói thuốc lá.
  • Chia sẻ những khó khăn, lo lắng muộn phiền mà bạn đang gặp phải với những người thân, bạn bè.
  • Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Hy vọng bài viết ung thư bàng quang sống được bao lâu đã giúp các bạn biết thêm nhiều thông tin về căn bệnh này. Bệnh nhân không cần quá lo lắng bởi đã có rất nhiều trường hợp chữa khỏi ung thư. Điều quan trọng nhất là tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tin tưởng vào y học.

Thông tin liên hệ