Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư có gì đặc biệt?

Ung thư là căn bệnh ác tính và là nỗi lo ngại của toàn cầu bởi bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Bởi thế, các chuyên gia luôn dành nhiều thời gian nghiên cứu để tìm ra các phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao. Trong đó, liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Vậy liệu pháp này có gì đặc biệt? Hiệu quả ra sao? Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp các câu hỏi này.

1. Hiểu thế nào về liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư?

Hệ miễn dịch của cơ thể chính là một hàng rào để xử lý, ngăn chặn những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Những nhân này có thể là vi khuẩn, virus, nấm, nhiễm trùng…

lieu-phap-mien-dich-trong-dieu-tri-ung-thu-1
Liệu pháp miễn dịch mở ra cơ hội mới trong việc điều trị ung thư

Ở những bệnh nhân bị ung thư, các tế bào ung thư lại không nằm trong quy luật tự nhiên của hệ miễn dịch. Tức là chúng có khả năng trốn tránh được sự tìm kiếm và kiểm soát từ tế bào miễn dịch của cơ thể. Do đó, hệ miễn dịch không thể tiêu diệt tế bào ung thư và để cho chúng phát triển, gây hại cho cơ thể.

Hiểu rõ cơ chế này, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra liệu pháp miễn dịch để điều trị ung thư. Mục đích của liệu pháp này là làm cho các tế bào trong hệ miễn dịch được cải thiện và chúng trở nên thông minh hơn. Nhờ đó, các tế bào của hệ miễn dịch sẽ phát hiện ra tế bào ung thư và tiêu diệt chúng.

Liệu pháp miễn dịch nhìn chung mang đến những tác dụng chính sau:

  • Làm tế bào ung thư phát triển chậm lại, thậm chí làm các tế bào ung thư ngừng phát triển.
  • Ngăn chặn không cho các tế bào ung thư lan sang những vị trí, cơ quan khác trong cơ thể.
  • Cải thiện, nâng cao hệ thống miễn dịch nhằm nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư đạt hiệu quả hơn.

2. Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư có những loại nào?

Hiện nay, điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch được phân thành 4 loại cơ bản. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng nhất định. Cụ thể như sau:

2.1. Kháng thể đơn dòng

Tên gọi khác của liệu pháp miễn dịch kháng thể đơn dòng là kháng thể trị liệu. Đây là thực chất là các protein được sản xuất trong phòng thí nghiệm từ hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Các kháng thể này được tạo ra nhằm mục đích là gắn vào tế bào ung thư với vị trí cụ thể. Nhờ có kháng thể này mà hệ miễn dịch sẽ nhận ra được tế bào ung thư để làm nhiệm vụ tiêu diệt chúng được thuận lợi, dễ dàng hơn.

Phương pháp này có sự khác biệt so với liệu pháp nhắm trúng đích điều trị ung thư. Nhắm trúng đích cũng nhằm mục đích là gắn các kháng thể đơn dòng vào tế bào ung thư. Thế nhưng, nhắm trúng đích không kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

2.2. Vắc-xin điều trị ung thư

Vắc-xin điều trị ung thư là một trong những liệu pháp miễn dịch nằm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại với các tế bào ung thư nhằm chống lại sự tấn công, lây lan, phát triển của những tế bào này.

lieu-phap-mien-dich-trong-dieu-tri-ung-thu-2
Vắc-xin điều trị ung thư sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch nhằm tiêu diệt tế bào ung thư

Hiện nay, có 2 loại vắc-xin điều trị ung thư được sử dụng. Đó là:

  • Vắc-xin Cytokine

Loại vắc xin này là các protein do chính cơ thể tạo ra. Có vai trò quan trọng đối với khả năng điều trị bệnh ung thư cũng như trong các phản ứng miễn dịch bình thường của cơ thể.

Vắc xin Cytokine lại được chia làm 2 loại nhỏ khác là Interleukin và Interferon.

  • Bacillus Calmette-Guérin (BCG)

BCG là loại vi khuẩn sống đông khô với số lượng rất nhiều, cao hơn so với vắc xin lao BCG thông thường gấp nhiều lần. Bacillus Calmette-Guérin dùng để điều trị ung thư bàng quang và đã được FDA phê duyệt. 

Bacillus Calmette-Guérin được dùng bằng cách tiêm trực tiếp vào bàng quang nhằm mục đích giúp hệ thống miễn dịch được kích thích. Từ đó, chống lại tế bào ung thư.

Hiện nay, BCG cũng đang tiếp tục được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc điều trị các loại ung thư khác.

2.3. Liệu pháp tế bào T

Trong hệ thống miễn dịch của cơ thể có các tế bào T làm nhiệm vụ phát hiện tế bào lạ (bao gồm tế bào ung thư) để tấn công tiêu diệt chúng. Trong quá trình này, hệ miễn dịch cũng thực hiện việc bảo vệ tế bào lành bằng cách sản xuất ra 1 loạt các phân tử được gọi là các “chốt kiểm soát”. Lợi dụng cơ chế này nên các tế bào ung thư mới tránh được sự tấn công, truy quét của tế bào T miễn dịch.

Hiểu được vấn đề này, các nhà khoa học đã tạo ra chất ức chế những “chốt kiểm soát” nhằm giúp tế bào T miễn dịch phát hiện được tế bào ung thư. Từ đó, sẽ tiêu diệt những tế bào gây bệnh này.

2.4. Liệu pháp miễn dịch tự thân

Biện pháp này sẽ kết hợp thụ thể kháng nguyên khảm CARs cho tế bào T miễn dịch. Nhờ đó, khả năng chống lại tế bào ung thư của tế bào T sẽ mạnh mẽ hơn.

lieu-phap-mien-dich-trong-dieu-tri-ung-thu-3
Liệu pháp miễn dịch tự thân điều trị ung thư

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư này được thực hiện bằng cách lấy từ khối u của người bệnh các tế bào T-CARs. Sau đó, đưa các tế bào T-CARs vào phòng thí nghiệm để tăng số lượng. Khi đã đạt được yêu cầu, tế bào T-CARs sẽ được tiêm trở lại cơ thể để chiến đấu, tiêu diệt tế bào ung thư.

3. Hiệu quả điều trị ung thư của liệu pháp miễn dịch như thế nào?

Hiện nay, liệu pháp miễn dịch đa phần vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu chứ chưa áp dụng lên con người. Do đó, hiệu quả của phương pháp này như thế nào vẫn chưa thể khẳng định điều gì.

Liệu pháp miễn dịch không phải dùng để điều trị cho mọi bệnh ung thư. Thay vào đó, phương pháp này sẽ được chỉ định tùy thuộc vào những yếu tố sau:

  • Loại ung thư và giai đoạn của bệnh.
  • Loại liệu pháp miễn dịch được sử dụng cho từng loại ung thư sao cho phù hợp.
  • Khả năng của cơ thể đáp ứng với liệu pháp đó.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư. Phương pháp này hiện vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu. Thế nhưng, đây cũng là cơ hội cho chúng ta thêm nhiều niềm hy vọng trước căn bệnh ác tính mang tên ung thư.

Thông tin liên hệ