Không thể chủ quan những tác dụng phụ của vacxin ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe của chị em. Vì thế, nhiều trường hợp đã tiêm phòng ung thư cổ tử cung từ rất sớm để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, một vấn đề được chị em quan tâm hiện nay là các tác dụng phụ của vacxin ung thư cổ tử cung.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về bệnh ung thư cổ tử cung và vacxin ung thư cổ tử cung
Trước khi giải đáp về vấn đề tác dụng phụ của vacxin ung thư cổ tử cung có hay không, chúng ta cần nắm được những kiến thức cơ bản về ung thư cổ tử cung cũng như loại vacxin phòng bệnh này.
Tìm hiểu thông tin về ung thư cổ tử cung là bệnh gì?
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 – 44 tuổi. Phần lớn những bệnh nhân mắc bệnh ung thư cổ tử cung đều do virus HPV (Human Papilloma Virus). Virus HPV có thể lây lan từ người sang người khi tiếp xúc qua da hoặc lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, không phải tất cả những người nhiễm loại virus này sẽ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung là bệnh chưa có thuốc chữa nên nếu để tình trạng bệnh nặng thì khả năng chữa khỏi bệnh là rất mong manh. Chính vì vậy, để chủ động phòng bệnh, nhiều chị em phụ nữ đã tiêm vacxin ung thư cổ tử cung.
Tìm hiểu về vacxin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
Vacxin ung thư cổ tử cung là loại vacxin được chế tạo để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh do virus HPV type 16 và 18 gây ra cho phụ nữ, đặc biệt là bệnh ung thư cổ tử cung.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, loại vacxin này sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất đối với nữ giới nếu được tiêm phòng trong khoảng độ tuổi từ 9 – 26 tuổi. Vacxin sẽ phát huy tác dụng cao hơn đối với những người chưa từng quan hệ tình dục.
Hiện nay tại Việt Nam có 2 loại vacxin chống ung thư cổ tử cung:
- Vacxin Cervarix có nguồn gốc từ Bỉ. Vacxin Cervarix có khả năng ngăn ngừa virus HPV type 16 và 18. Hiện nay vacxin này trên thị trường có mức giá khoảng 850.000 đồng/ mũi tiêm.
- Vacxin Gardasil có nguồn gốc từ Mỹ không chỉ ngăn ngừa virus HPV gây ung thư cổ tử cung type 18, 16, 11, 6 mà còn phòng ngừa các bệnh mụn cóc, mụn sinh dục,… Chính vì thế, loại vacxin xuất xứ từ Mỹ có giá thành cao hơn vacxin Cervarix. Nó có mức giá khoảng 1.500.000/ mũi tiêm.
Vacxin chống ung thư cổ tử cung bao gồm có 3 mũi tiêm:
- Mũi đầu tiên là ngày tiêm mũi đầu tiên.
- Mũi thứ hai cách 2 tháng sau khi tiêm mũi đầu tiên.
- Mũi thứ ba cách 6 tháng sau khi tiêm mũi đầu tiên.
2. Tác dụng phụ của vacxin ung thư cổ tử cung là gì?
Vacxin mặc dù được đánh giá là khá an toàn đối với con người. Tuy nhiên, sau khi tiêm vẫn có thể xuất hiện một số tác dụng phụ của vacxin ung thư cổ tử cung như sau:
- Xuất hiện vết sưng, ngứa, đỏ hoặc đau tại vị trí tiêm.
- Có thể bị sốt nhẹ do phản ứng miễn dịch sau khi tiêm.
- Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn hoặc đau đầu.
- Bên cạnh đó, có thể bị nổi mề đay, đau mỏi cơ, khớp,…
Cách tốt nhất để hạn chế tác dụng phụ của vacxin ung thư cổ tử cung là bạn cần ở lại theo dõi sau khi tiêm ít nhất 1 tiếng để kịp thời được bác sĩ giúp đỡ nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường.
Ngoài ra, bạn cũng không nên chủ quan sau khi đã tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Chị em phụ nữ cần đảm bảo cho mình sức khỏe ổn định và cơ thể khỏe mạnh bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học, duy trì lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục và giữ gìn vệ sinh phụ nữ sạch sẽ để có thể phòng ngừa bệnh. Bên cạnh đó, bạn cần khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần/ năm để có thể kiểm soát được tình hình sức khỏe của mình.
3. Những đối tượng nên và không nên tiêm vacxin phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung
Virus HPV có thể lây lan qua đường tình dục nên những phụ nữ đã quan hệ tình dục thì khả năng lây nhiễm cao hơn.
Tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung khi nào?
Để vacxin đạt được hiệu quả phòng ngừa cao nhất, các bác sĩ khuyên rằng chị em phụ nữ nên tiêm vacxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở độ tuổi từ 9 – 26 tuổi. Tuy nhiên, ở mỗi loại vacxin lại có đối tượng tuổi khác nhau:
- Vacxin Gardasil dành cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi.
- Vacxin Cervarix dành cho nữ giới trong độ tuổi từ 10 – 25 tuổi.
Nhiều chị em phụ nữ có thắc mắc rằng: phụ nữ đã quan hệ tình dục, đã sinh con hoặc ở ngoài độ tuổi sinh sản có thể tiêm vacxin này hay không?. Những đối tượng này hoàn toàn có thể tiêm vacxin chống ung thư cổ tử cung nếu được tầm soát ung thư cổ tử cung để chắc chắn rằng bạn chưa bị nhiễm virus HPV. Khi đó, nó có thể tạo được miễn dịch chủ động đối với cơ thể của bạn.
Chống chỉ định tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung đối với những đối tượng nào?
- Những người đã từng quan hệ tình dục và bị nhiễm virus HPV.
- Những người bị dị ứng đối với những thành phần có chứa trong vacxin.
- Những người đang sốt cao hoặc bị nhiễm trùng cần được điều trị dứt điểm mới được tiêm vacxin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.
- Đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: trong trường hợp này, bạn không nên tiêm loại vacxin này bởi nó có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi hoặc ảnh hưởng tới em bé qua tuyến sữa.
Trên đây là những thông tin về vacxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung và những tác dụng phụ của vacxin ung thư cổ tử cung mà chúng tôi chia sẻ. Bệnh ung thư không ngoại trừ một ai. Chính vì thế, bạn nên quan tâm đến sức khỏe của mình và có những biện pháp cụ thể để ngăn ngừa căn bệnh này. Tiêm phòng chống ung thư cổ tử cung là biện pháp an toàn, hiệu quả và dễ dàng nhất để chống ung thư cổ tử cung. Hãy tìm đến những địa chỉ y tế uy tín nhất để có thể chích ngừa loại vacxin này.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị