Hóa trị ung thư và những loại thuốc dùng trong hóa trị ung thư

Trong điều trị ung thư, ngoài phẫu thuật, xạ trị thì hóa trị là phương pháp vẫn hay được sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hóa trị ung thư là gì và vì sao phải sử dụng phương pháp này?

1. Thế nào là hóa trị ung thư?

Hóa trị ung thư là dùng một loại thuốc đặc trị có thể tiêu diệt được tế bào ung thư. Phần lớn các thuốc này đều được dùng qua đường tĩnh mạch, tức là thuốc được truyền vào cơ thể qua mạch máu, theo máu truyền đi khắp cơ thể. Tùy vào từng loại ung thư và giai đoạn phát triển của bệnh mà sử dụng hóa trị nhằm đạt các mục tiêu khác nhau:

  • Giảm thiểu triệu chứng bệnh
  • Làm bệnh không phát triển thêm
  • Tiếp tục tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật hoặc xạ trị
  • Ngăn ngừa ung thư tái phát
Hóa trị là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay
Hóa trị là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay

2. Các loại hóa chất dùng để hóa trị ung thư

Hoá trị liệu là phương pháp điều trị ung thư được sử dụng rộng rãi. Đây là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc được đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc tiêm qua tĩnh mạch.

Hiện nay, có hơn 100 loại thuốc sử dụng để hóa trị ung thư. Các loại thuốc hóa trị có thể được phân nhóm dựa vào phương thức hoạt động, cấu trúc hóa học và mối quan hệ với các loại thuốc khác.

2.1. Các tác nhân ngăn chặn tổng hợp ADN bằng alkyl hóa có nguồn gốc tổng hợp

Các tác nhân này ngăn chặn tế bào không tái tạo bằng cách làm hỏng DNA. Các loại thuốc này hoạt động trong tất cả các giai đoạn của chu kỳ tế bào và được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư phổi, vú, và buồng trứng cũng như bệnh bạch cầu, u lympho, bệnh Hodgkin và sarcoma.

Chúng làm hỏng các ADN, có thể ảnh hưởng đến các tế bào của tủy xương tạo ra các tế bào máu mới. Các nhóm thuốc bao gồm: Altretamine, Busulfan, Carboplatin, Carmustine, Chlorambucil, Cisplatin, Cyclophosphamide…

2.2. Các chất chống chuyển hóa

Nhóm thuốc này đếu đặc hiệu với chu trình tế bào. Điều này rất quan trọng vì hiệu quả và độc tính thường phụ thuộc nhiều không chỉ vào nồng độ trong máu mà còn vào thời gian dùng. Cơ chế hoạt động đặc trưng khác nhau giữa các thuốc, nhưng nói chung, chúng đều bắt chước chất nền tự nhiên và cản trở hoạt động của acid nucleic. Một số loại thuốc bao gồm: 5-fluorouracil (5-FU), 6-mercaptopurine (6-MP), Capecitabine , Cytarabine (Ara-C ® ), Floxuridine, Fludarabine…

2.3. Kháng sinh chống ung thư

Những loại thuốc này không giống như kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng. Chúng hoạt động bằng cách thay đổi DNA bên trong các tế bào ung thư để làm đứt gãy ADN. Một số nhóm thuốc bao gồm: Daunorubicin, Doxorubicin (Adriamycin ® ), Epirubicin, Idarubicin…

Thuốc hóa trị ung thư được đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc tiêm qua tĩnh mạch
Thuốc hóa trị ung thư được đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc tiêm qua tĩnh mạch

2.4. Chất ức chế topoisomerase

Những loại thuốc này can thiệp vào enzyme được gọi là các chất topoisomerases, giúp tách các sợi ADN để chúng có thể được sao chép. (Enzyme là các protein gây phản ứng hóa học trong tế bào sống) Chất ức chế topoisomerase được sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu, cũng như ung thư phổi, buồng trứng, tiêu hóa, và các loại ung thư khác. Các nhóm thuốc bao gồm: Topotecan, Irinotecan (CPT-11)…

2.5. Chất ức chế mitoza

Các loại thuốc này có nguồn gốc tự nhiên. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào phân chia thành các tế bào mới nhưng có thể phá huỷ các tế bào trong tất cả các giai đoạn bằng cách giữ các enzyme tạo ra các protein cần thiết để sinh sản tế bào.

Ví dụ về các chất ức chế phân bào bao gồm: Docetaxel, Estramustine, Ixabepilone, Paclitaxel…

2.6. Corticosteroid

Corticosteroid, thường được gọi là steroid, là các hoocmon tự nhiên và các loại thuốc kích thích tố hoóc môn hữu ích trong điều trị nhiều loại ung thư, cũng như các bệnh khác. Khi những thuốc này được sử dụng như là một phần của điều trị ung thư, chúng được xem là thuốc hóa trị liệu.

Ví dụ về corticosteroid bao gồm: Prednisone; Methylprednisolone (Solumedrol ® ); Dexamethasone (Decadron ® )

3. Tác dụng phụ mà hóa trị ung thư mang lại cho bệnh nhân

Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư giúp tiêu diệt các tế bào ung thư, kiểm soát bệnh… Dù ít hay nhiều, tác dụng phụ của hóa trị ung thư là điều khó tránh khỏi.

Hóa trị là phương pháp điều trị toàn thân, sử dụng các thuốc gây độc tế bào, nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định đơn hóa chất, đa hóa chất, có hay không kết hợp với nhiều phương pháp điều trị ung thư khác như phẫu thuật, xạ trị, điều trị nhắm đích. Hóa trị có thể đóng vai trò là phương pháp điều trị chính hay bổ trợ.

Theo các bác sĩ Ung bướu, so với hiệu quả đem lại, các tác dụng phụ mà hóa trị là có thể chấp nhận và kiểm soát được. Điều quan trọng là người bệnh cần biết được các tác dụng phụ của hóa trị, chăm sóc bản thân tốt hơn để tiếp tục chiến đấu với căn bệnh ác tính ung thư. Dưới đây là một số tác dụng phụ của hóa trị có thể gặp:

3.1. Giảm các dòng tế bào máu ngoại biên

Bệnh nhân sau điều trị hóa trị có thể gặp một số vấn đề như thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. Tình trạng thiếu máu thường xảy ra sau nhiều đợt hóa trị. Nếu tình trạng nhẹ có thể sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng hồng cầu, nặng có thể phải truyền hồng cầu lắng. Tình trạng giảm bạch cầu ở bệnh nhân điều trị hóa chất cũng có thể gây ra một loạt các vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng cơ thể, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

3.2. Cảm giác buồn nôn, nôn ói

Hóa chất hóa trị gây kích thích niêm mạc dạ dày, tá tràng làm kích thích một số dây thần kinh kích hoạt trung tâm nôn và vùng thụ thể hóa học ở não dẫn đến tình trạng nôn, buồn nôn ở người bệnh. Tùy thể trạng bệnh của mỗi người cũng như liều lượng thuốc hóa trị mà biểu hiện bệnh ở mỗi bệnh nhân có thể khác nhau.

3.2. Rụng tóc

Rụng tóc là một trong những tác dụng phụ gây nhiều tâm lý e ngại cho bệnh nhân điều trị hóa chất. Nguyên nhân của triệu chứng này xuất phát từ cơ chế tác động của các loại thuốc ung thư là gây hại cho các tế bào có khả năng sinh sản, tăng trưởng nhanh, trong đó có phần phụ của da như nang lông, tóc…

Rụng tóc thường xuất hiện sau vài tuần điều trị hóa chất thường xuyên. Tóc thường sẽ bắt đầu mọc lại sau một thời gian kết thúc hóa trị.

Rụng tóc là một trong những tác dụng phụ gây nhiều tâm lý e ngại cho bệnh nhân điều trị hóa chất
Rụng tóc là một trong những tác dụng phụ gây nhiều tâm lý e ngại cho bệnh nhân điều trị hóa chất

3.3. Viêm niêm mạc miệng

Trường hợp viêm niêm mạc miệng thường xuất hiện ở bệnh nhân vừa kết hợp điều trị ung thư bằng xạ trị và hóa trị. Viêm niêm mạc miệng có thể khiến bệnh nhân có cảm giác đau khi ăn uống, nuốt nước bọt…

3.4. Cảm giác tê, mất cảm giác ở các đầu chi

Tùy từng trường hợp mà mức độ bệnh có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng bao gồm tê, bị châm chích, mất cảm giác hoàn toàn ở các đầu chi. Tùy vào mức độ ảnh hưởng mà bác sĩ có thể xem xét đổi thuốc, giảm liều nếu tác dụng phụ vượt quá mức chịu đựng của người bệnh.

3.5. Biểu hiện toàn thân

Truyền hóa chất khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, hạn chế hoạt động thể lực…

Để tránh gây tâm lý lo lắng cho bệnh nhân khi hóa trị ung thư, bác sĩ thường thông báo trước các tác dụng phụ có thể gặp phải và hướng xử lý. Người bệnh không nên quá lo lắng mà bỏ ngang quá trình điều trị, ảnh hưởng đến tính mạng và hiệu quả điều trị trước đó.

Thông tin liên hệ