Hen phế quản uống thuốc gì để kiểm soát bệnh hiệu quả?

Hen phế quản uống thuốc gì là tốt và giúp kiểm soát, phòng ngừa các triệu chứng của bệnh đạt hiệu quả cao là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Bởi hen phế quản không thể điều trị dứt điểm mà chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng để người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu chưa biết hen phế quản uống thuốc gì thì các bạn hãy cùng Genk STF tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên tắc điều trị hen phế quản

Hen phế quản (hen suyễn) là căn bệnh về đường hô hấp và đến nay chưa có cách nào để điều trị triệt để. Vì thế, người mắc sẽ phải sống cả đời với căn bệnh này.

hen-phe-quan-uong-thuoc-gi-1
Nguyên tắc điều trị hen phế quản là giảm các triệu chứng của bệnh

Tuy nhiên, để kiểm soát triệu chứng dài hạn và ngăn ngừa tái phát thì việc điều trị bệnh vẫn cần được thực hiện. Theo đó, phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là dùng thuốc dựa trên triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh cũng như độ tuổi. Khi các dấu hiệu của hen phế quản được kiểm soát cũng sẽ giúp người bệnh có cuộc sống tốt hơn.

2. Hen phế quản uống thuốc gì theo Tây y?

Việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh hen phế quản tốt hay không thông qua dùng thuốc Tây phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đó là:

  • Yếu tố kích phát hen.
  • Triệu chứng của bệnh ở mức độ nào.
  • Độ tuổi.
  • Loại thuốc sử dụng.

Dưới đây là một số loại thuốc giải đáp cho thắc mắc hen phế quản dùng thuốc gì, mời các bạn cùng khám phá:

2.1. Thuốc kiểm soát hen dài hạn

Việc sử dụng thuốc kiểm soát hen dài hạn với mục đích là giảm nguy cơ cơn hen xuất hiện và kiểm soát triệu chứng của bệnh trong thời gian dài. Phổ biến là các loại thuốc dưới đây:

Corticosteroid dạng hít

Corticosteroid dạng hít sẽ được chỉ định dùng trong nhiều ngày cho đến nhiều tuần để thuốc phát huy tác dụng tốt đa là chống viêm, kiểm soát cơn hen. Đặc biệt, thuốc khá an toàn ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài và tác dụng phụ tương đối thấp.

hen-phe-quan-uong-thuoc-gi-2
Corticosteroid dạng hít dùng để điều trị hen phế quản

Những loại thuốc thường dùng có khá nhiều. Đó là: 

  • Budesonide (Pulmicort Flexhaler, Rhinocort).
  • Flnomasone (Flonase, Flovent HFA).
  • Beclometasas furoate (Arnuity Ellipta).
  • Ciclesonide (Alvesco, Omnaris, Zetonna).
  • Flunisolide (Aerospan HFA).

Thuốc ức chế Leukotriene

Thuốc có tác dụng kéo dài đến 24 giờ trong việc giảm triệu chứng hen suyễn. Những loại này dùng ở đường uống, giúp giải đáp cho thắc mắc bệnh hen phế quản uống thuốc gì. Loại thuốc này chỉ có tác dụng đối với những người bị hen suyễn mức độ nhẹ và ít tác dụng phụ.

Những loại thuốc ức chế Leukotriene thường dùng là:

  • Montelukast (Singulair).
  • Zafirlukast (Accolate).
  • Zileuton (Zyflo).

Tác dụng phụ hiếm hoi khi sử dụng thuốc ức chế Leukotriene là gây ảo giác, kích động, phản ứng tâm lý, nóng nảy, trầm cảm, thậm chí là suy nghĩ tự tử. Do đó, khi có bất cứ phản ứng nào, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ ngay.

Các chất chủ vận beta tác dụng dài

Những loại thuốc này giúp mở rộng đường thở nên người bệnh sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Tuy nhiên, nếu dùng riêng lẻ, thuốc có thể sẽ khiến cơn hen nặng và nghiêm trọng hơn. Do đó, chỉ sử dụng khi kết hợp với một loại thuốc Corticosteroid dạng hít.

Những loại thuốc thường dùng là salmeterol (Serevent) và formoterol (Foradil, Perforomist. Thuốc đường dùng bằng đường hít.

Thuốc hít kết hợp

Loại thuốc này có chứa một lượng Corticosteroid và chất chủ vận beta tác dụng dài. Những loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Fluticasone-salmeterol (Advair Diskus).
  • Budesonide-formoterol (Symbicort).
  • Formoterol-mometasone (Dulera).

Theophylline

Theophylline là thuốc giãn phế quản sử dụng qua đường uống hàng ngày. Thuốc có tác dụng làm các cơ quanh xung đường thở giãn ra, cải thiện tình trạng hen, khó thở, đặc biệt là ho về đêm.

Tuy nhiên, người bệnh sẽ gặp phải một số tác dụng phụ về thần kinh hoặc tiêu chảy nếu dùng quá liều.

2.2. Thuốc cắt cơn nhanh

Thuốc cắt cơn nhanh cũng là một trong những lời giải đáp cho câu hỏi hen phế quản uống thuốc gì. Như đúng tên gọi, thuốc sẽ có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của cơn hen nhưng thời gian mà thuốc phát huy tác dụng ngắn. Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng theo khuyến cáo của bác sĩ cho những người bị hen suyễn trước khi tập thể dục.

Những loại thuốc cắt cơn nhanh bao gồm có:

Các chất chủ vận beta tác dụng ngắn

Những loại thuốc này sử dụng ở dạng hút thông qua máy phun sương hoặc ống hít cầm tay. Thuốc sẽ mang lại hiệu quả chỉ sau vài phút sử dụng nhằm giảm các triệu chứng cơn hen nhanh chóng.

Các chất chủ vận beta tác dụng ngắn thường dùng là:

  • Albuterol (ProAir HFA, Ventolin HFA, những loại khác).
  • Levalbuterol (Xopenex).

Ipratropium (Atrovent)

Loại thuốc này có tác dụng làm giãn đường thở nhanh chóng, mang lại sự dễ thở cho người bệnh.

Corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch

Trong trường hợp hen suyễn nặng gây viêm nghiêm trọng đường hô hấp thì Corticosteroid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch sẽ được chỉ định. Những loại thuốc này giúp giảm viêm đường thở nên các triệu chứng của bệnh cũng sẽ được cải thiện hơn.

hen-phe-quan-uong-thuoc-gi-3
Tiêm tĩnh mạch Corticosteroid được chỉ định khi hen phế quản ở mức độ nặng

Corticosteroid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch phổ biến là prednisone và methylprednisolone. Tuy nhiên, thuốc không nên sử dụng lâu dài vì sẽ gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

2.3. Thuốc chống dị ứng

Nếu hen phế quản do dị ứng hoặc bị kích phát ngày càng tiến triển nặng hơn thì thuốc chống dị ứng sẽ được chỉ định. Loại thuốc sử dụng qua đường tiêm, có 2 loại là:

Liệu pháp miễn dịch (Tiêm dị nguyên)

Biện pháp này có tác dụng giảm bớt phản ứng của hệ miễn dịch với các dị nguyên thông qua những mũi tiêm kháng nguyên.

Ban đầu, mỗi tuần người bệnh sẽ được tiêm 1 lần. Liệu trình này sẽ kéo dài trong khoảng vài tháng. Sau đó, người bệnh sẽ tiêm 1 lần/1 tháng và kéo dài trong khoảng 3 – 5 năm.

Omalizumab (Xolair)

Những người bị hen phế quản dị ứng nặng sẽ được chỉ định tiêm Omalizumab 2 – 4 tuần. Thuốc sẽ làm hệ miễn dịch thay đổi nhằm giúp cơ thể không còn bị dị ứng với các dị nguyên gây hen.

3. Thuốc Đông y trị hen phế quản

Đối với Đông y, nguyên nhân gây hen phế quản từ chính nội tại cơ thể người bệnh, chủ yếu là ở các tạng Tỳ – Phế – Thận. Vì thế, nguyên tắc điều trị của Đông y là dùng thuốc để nâng cao chức năng của 3 tạng kể trên, nhằm giúp các tạng hoạt động ổn định bình thường.

hen-phe-quan-uong-thuoc-gi-4
Đông y chữa hen phế quản ít gây tác dụng phụ vì sử dụng thảo dược thiên nhiên

Thuốc Đông y sử dụng các vị thuốc là thảo dược thiên nhiên nên lành tính, an toàn và hầu như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, thuốc cần sử dụng lâu dài mới phát huy tác dụng nên người bệnh cần kiên trì thực hiện.

Dưới đây là một số loại thuốc Đông y giải đáp thắc mắc hen phế quản nên uống thuốc gì:

Bài thuốc trị hen phế quản do thể nhiệt

Tùy từng triệu chứng, mức độ bệnh và độ tuổi mà các lương y sẽ cân nhắc lựa chọn 1 trong 3 bài thuốc với liều lượng như sau:

Bài số 1:

  • 10 – 20g bạch quả.
  • 4g cam thảo
  • 8 – 12g ma hoàng
  • 8 – 12g bán hạ
  • 6 – 8g hạnh nhân.
  • 6 – 8g tô tử
  • 12g tang bạch bì
  • 10g hoàng câm.

Bài số 2:

  • 10 – 12g sài đất
  • 8 -10g bán hạ
  • 8 – 10 hạt tía tô
  • 10 – 12g hạt y dĩ

Bài số 3:

  • Mỗi vị thuốc 10g, gồm: Ma hoàng, bối mẫu, hạnh nhân, tử uyển.
  • 12g sa sâm.
  • 16g huyền sâm.

Cách thực hiện: Khi đã lựa chọn được 1 trong 3 bài thuốc, người bệnh chỉ cần đem sắc với nước và uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần để uống sau ăn.

Bài thuốc điều trị hen phế quản do thể đờm

Các bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng, mức độ bệnh để cân nhắc lựa chọn 1 trong 5 bài thuốc sau:

Bài số 1:

  • 10 – 12g phục linh
  • 8 – 10g các vị thuốc, gồm: Trần bì, lá táo, hạt củ cải sắc.

Bài số 2:

  • Mỗi vị thuốc 12g, gồm: Hạnh nhân, hoàng cầm, đông hoa, mạch môn, cát cánh.
  • Mỗi vị thuốc 16g, bao gồm: Tiền hồ, tri mẫu, tỳ bà diệp.
  • 20g kim ngân hoa.
  • 8g cam thảo.

Bài số 3: 

  • Mỗi vị thuốc 12g, gồm: Mạch môn, tiền hồ, rễ lức.
  • Mỗi vị thuốc 8g, gồm: Hương nhu trắng, rễ dâu.

Bài số 4:

  • Mỗi vị thuốc 8g, gồm: Bạch giới tử, hạt củ cải.
  • 10g hạt tía tô.
  • Đường phèn.

Bài số 5: 

  • Mỗi vị thuốc 4g, bao gồm: Lá tía tô, tiền hồ, hậu phác,.
  • Mỗi vị thuốc 2g, bao gồm: Cam thảo, nhục quế.
  • 8g đương quy.
  • 2 lát gừng tươi
  • 1 quả đại táo.

Cách thực hiện: Khi có được bài thuốc phù hợp, người bệnh chỉ cần đêm các nguyên liệu sắc cùng nước và chia đều nước thuốc uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

hen-phe-quan-uong-thuoc-gi-5
Đông y điều trị hen phế quản tác dụng chậm nhưng lành tính, an toàn

Chữa hen phế quản do thể hàn

Đối với hen phế quản do thể hàn sẽ có 1 trong 4 bài thuốc sau:

Bài số 1:

  • Mỗi vị thuốc 8 – 12g, gồm: Ma hoàng, quế chi, bán hạ, can khương, trích thảo.
  • 6g tế tân.
  • 10g bạch bộ.
  • 12g bạch truật.
  • 8g ngũ vị.

Bài số 2:

  • 12g ma hoàng
  • 7g hạnh nhân
  • 4g cam thảo

Bài số 3:

  • Mỗi vị thuốc 4g, gồm: Tiền hồ, cam thảo, hậu phác, đương quy.
  • Mỗi vị thuốc 36g, gồm: Bán hạ, tô tử.
  • 16g quế tâm.
  • 12g quất bì
  • 50g sinh khương
  • 5 quả táo đen

Bài số 4: 

  • Mỗi vị thuốc 8 – 10g, gồm: Hạt tía tô, bán hạ, nhục quế
  • 10g hạt ý dĩ

Cách thực hiện: Người bệnh chỉ cần sắc các nguyên liệu trong bài thuốc với nước. Uống đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi hết liệu trình.

Chữa hen phế quản do thể thận âm hư

Ở thể này, lương y sẽ cân nhắc lựa chọn 1 trong 2 bài thuốc sau:

Bài số 1:

  • Nhục quế
  • Đan bì
  • Thục địa.
  • Phục linh.
  • Sơn thù.
  • Trạch tả
  • Hoài sơn.
  • Hắc phụ tử.

Bài số 2: 

  • Sơn thù
  • Trạch tả
  • Hoài sơn
  • Phục linh
  • Thục địa
  • Đan bì.

Cách thực hiện: Lấy các vị thuốc sắc lấy nước mỗi ngày 1 thang và làm 2 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa hen phế quản do thê phế hư

Chuẩn bị các vị thuốc

  • Mạch môn
  • Đẳng sâm.
  • Ngũ vị tử.

Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc với nước và uống 2 lần mỗi ngày.

5. Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị hen phế quản

Dù lựa chọn thuốc trị hen phế quản là Tây y hay Đông y thì người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần được bác sĩ thăm khám để chẩn đoán mức độ và nguyên nhân gây bệnh để cân nhắc sử dụng loại thuốc phù hợp.
  • Trong quá trình dùng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, liệu trình.
  • Nên kết hợp dùng thuốc với các biện pháp hỗ trợ khác nhằm cải thiện nhanh triệu chứng, giúp người bệnh sớm ổn định cuộc sống.

6. Những thắc mắc khi dùng thuốc hen phế quản

Xung quanh việc sử dụng thuốc điều trị hen phế quản có rất nhiều thắc mắc. Có thể kể đến một số câu hỏi sau:

6.1. Việc dùng thuốc hen phế quản trong thời gian bao lâu?

Tùy thuộc vào mức độ của bệnh cũng như các triệu chứng xuất hiện với tần suất như thế nào thì thời gian sử dụng thuốc sẽ khác nhau. Tuy nhiên, người bị hen phế quản sẽ phải sống chung suốt đời với căn bệnh này vì chưa có giải pháp chữa trị dứt điểm. Vì thế, hầu hết người bệnh đều phải sử dụng thuốc mỗi ngày.

6.2. Có được sử dụng thuốc hen phế quản không kê đơn không?

Việc dùng thuốc điều trị hen phế quản nên tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ dựa trên thăm khám chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả, an toàn. Do đó, mọi người không nên tự ý sử dụng thuốc hen phế quản không kê đơn vì dễ gây nhiều tác dụng phụ. Tuyệt đối không dùng thuốc không kê đơn cho người hen phế quản bị bệnh tim mạch, tuyến giáp, đái tháo đường hay cao huyết áp.

6.3. Dùng thuốc cắt cơn hen như thế nào hiệu quả?

Muốn đạt hiệu quả cao khi dùng thuốc cắt cơn hen, bạn cần nằm lòng những lưu ý sau:

  • Luôn dự trữ thuốc cắt cơn hen trong nhà và luôn mang bên mình loại thuốc này để có thể sử dụng bất cứ lúc nào khi cơn hen đến đột ngột.
  • Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cần kiểm tra kỹ tên và liều lượng.
  • Để không giảm tác dụng, bạn cần bảo quản thuốc đúng cách theo chỉ dẫn.
  •  Đối với thuốc trị suyễn dạng lỏng cần kiểm tra thường xuyên. Hãy bỏ ngay thuốc đi nếu thuốc đổi màu hoặc hình thành tinh thể.
  • Trước khi dùng thuốc, hãy nói cho bác sĩ biết bạn đang sử dụng loại thuốc nào để có phương án kê loại thuốc phù hợp, tránh các thuốc phản ứng với nhau.

6.4. Có tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chữa hen phế quản không?

Câu trả lời là CÓ và hiện nay mọi loại thuốc Tây điều trị hen phế quản đều có tác dụng phụ. Để tránh tác dụng phụ khi dùng thuốc, bạn cần nói cho bác sĩ biết về tiền sử sức khỏe của mình. Cùng với đó, sau 24h khi sử dụng cần theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu xuất hiện tác dụng phụ cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn và đổi thuốc nếu cần thiết.

6.5. Thuốc trị hen phế quản có giúp thở tốt hơn khi tập thể dục không?

Câu trả lời là CÓ. Các thuốc cắt cơn hen nhanh chóng được bác sĩ chỉ định dùng trước và trong khi tập thể dục để người bệnh dễ thở hơn, kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả. Do đó, người bệnh có thể thoải mái vận động mạnh hay vui chơi thể thao mà không lo các cơn hen gây cản trở hoạt động. Tuy nhiên, trước khi dùng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

6.6. Thuốc sẽ giúp ngủ ngon hơn đúng không?

Câu trả lời là ĐÚNG. Vào ban đêm, các triệu chứng hen suyễn thường xảy ra và ở mức độ nghiêm trọng hơn. Chính các cơn ho, khó thở do hen phế quản khiến người bệnh khó ngủ, thậm chí là bị đánh thức vào giữa đêm. Để khắc phục và phòng tránh tình trạng này, bạn hãy thường xuyên sử dụng thuốc kiểm soát cơn hen theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý loại bỏ các tác nhân có nguy cơ gây dị ứng nhằm hạn chế các triệu chứng của hen suyễn. Do đó, hãy vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, có thể sử dụng thêm bộ lọc không khí hoặc máy hút ẩm nhằm loại bỏ nấm mốc, mạt bụi.

6.7. Tôi phải làm gì khi mọi loại thuốc đều không có tác dụng?

Phác đồ điều trị khác sẽ được cân nhắc sử dụng khi bạn không đáp ứng với mọi loại thuốc. Lựa chọn thay thế phổ biến là nong nhiệt phế quản. Theo đó, thủ thuật này sẽ làm giảm cơ trơn dư thừa trong đường thở bằng một thiết bị làm nóng. Vì thế, các cơn hen suyễn sẽ được hạn chế và cải thiện.

Kết luận 

Hen phế quản uống thuốc gì đã được giải đáp trên đây. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao và giảm các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, người bệnh cần đi thăm khám các bác sĩ chuyên khoa uy tín. Genk STF hy vọng mọi người sẽ có thêm kiến thức hữu ích trong việc điều trị hen phế quản đạt kết quả tốt từ nội dung bài viết trên.

XEM VIDEO: Lễ ra mắt sản phẩm Trà GenK Tea dự phòng các vấn đề ung bướu


Thông tin liên hệ