Giải đáp thắc mắc: Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?
Ung thư lưỡi diễn biến âm thầm nên rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu chỉ thông qua những triệu chứng bên ngoài. Vì thế, nhiều người thắc mắc ung thư lưỡi có chữa khỏi được không? Các bạn hãy cùng GenK STF theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm được lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi này.
Xem thêm:
- Cụ ông 85 tuổi vẫn sống khỏe sau 4 năm mắc ung thư tiền liệt tuyến
- Ung thư lưỡi giai đoạn đầu: Biểu hiện và cách điều trị
- Triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về bệnh ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi không phổ biến như những bệnh ung thư khác nhưng cũng rất nguy hiểm vì là bệnh lý ác tính. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng không rõ ràng. Chỉ đến khi bệnh bước sang giai đoạn muộn, người bệnh mới đi thăm khám thì việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Hiện chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ung thư lưỡi. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng mắc căn bệnh này như bị nhiễm virus HPV, chế độ dinh dưỡng. Hay tình trạng vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều… cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng giai đoạn sớm của bệnh là đau rát, khi nuốt thức ăn, nước bọt gặp khó khăn. Xuất hiện các vết loét, mảng bám màu trắng trên mặt lưỡi. Các triệu chứng này dù đã uống thuốc nhưng không thuyên giảm.
Các triệu chứng kể trên dễ nhầm lẫn với những vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng khác. Do đó, người bệnh thường chủ quan, tự điều trị tại nhà. Đến khi bệnh chuyển nặng với các triệu chứng như hôi miệng, chảy máu miệng, đau tai, chán ăn, sụt cân… thì tỷ lệ chữa thành công là rất thấp. Thậm chí, còn gây nguy hiểm đến tính mạng.
2. Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?
Ung thư lưỡi được chia thành 4 giai đoạn tương ứng với kích thước và sự phát triển của khối u. Do đó, ung thư lưỡi có chữa khỏi được không rất khó trả lời chính xác. Bởi hiệu quả điều trị được quyết định bởi giai đoạn của bệnh, mức độ tổn thương, khả năng đáp ứng phương án điều trị của người bệnh. Cụ thể như sau:
2.1. Ung thư lưỡi giai đoạn đầu
Ung thư lưỡi nếu được phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn sớm sẽ cho hiệu quả cao. Lúc này khối u mới bắt đầu hình thành, việc điều trị sẽ ngăn chặn khối u phát triển. Do đó, không cần sử dụng nhiều phương pháp điều trị mà tỷ lệ thành công vẫn rất cao.
Theo thống kê, nếu điều trị ung thư lưỡi giai đoạn đầu sẽ có tỷ lệ chữa khỏi đạt đến 90%. Đây là con số khá cao và mang lại niềm hy vọng rất lớn cho người bệnh. Vì thế, khi thấy dấu hiệu bất thường nào dù chỉ là nhỏ nhất xảy ra ở lưỡi, miệng, chúng ta nên thăm khám sớm. Như vậy, việc loại bỏ khối u ác tính ra khỏi cơ thể sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
2.2. Ung thư lưỡi giai đoạn 2 và 3
Bước vào giai đoạn 2 và 3, các tế bào ung thư so với giai đoạn đầu đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn. Lúc này, kích thước khối u đã to hơn và bắt đầu xâm lấn đến hạch bạch huyết liền kề hay những cơ quan lân cận.
Ở giai đoạn 2 và 3, cảm giác đau đớn đã bắt đầu xuất hiện thường xuyên ở lưỡi. Hoạt động nuốt nước bọt, nhai thức ăn bị cản trở bởi cơn đau sẽ khiến người bệnh lo lắng, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, tinh thần.
Thực tế, ung thư lưỡi giai đoạn 2 và 3 thì khả năng điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn giai đoạn đầu. Tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn cũng sẽ thấp hơn với con số đạt 60 – 70%.
2.3. Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không khi đã ở giai đoạn 4
Ung thư lưỡi chuyển sang giai đoạn 4, tức giai đoạn cuối thì việc điều trị khó khăn hơn gấp bội. Khối u lúc này không chỉ ở trong phạm vi lưỡi, khoang miệng mà đã xâm lấn ra nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Ở giai đoạn này, không thể loại bỏ hoàn các tế bào ung thư vì chúng đã di căn lan rộng. Việc điều trị lúc này chỉ nhằm mục đích kiểm soát, làm chậm lại sự phát triển của khối u. Đồng thời, cải thiện triệu chứng để người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn trong những năm tháng cuối đời.
Đối với giai đoạn 4, ung thư lưỡi có chữa khỏi được không? Câu trả lời là KHÔNG. Tuy nhiên, việc giữ cho bản thân sự lạc quan, vui vẻ và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Xây dựng chế độ ăn uống, chăm sóc thật tốt cho bản thân sẽ gia tăng hiệu quả chống chọi bệnh tật. Nhờ đó, thời gian sống sẽ kéo dài hơn.
3. Một số biện pháp tăng hiệu quả điều trị ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi hiện được điều trị phổ biến bằng phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị phù hợp dựa vào từng giai đoạn bệnh, mức độ tổn thương. Để gia tăng hiệu quả ngoài việc tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp hữu ích sau:
3.1. Chú ý giữ gìn, vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Sử dụng kem đánh răng không có hóa chất, hương liệu để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Nếu chưa biết lựa chọn dòng kem đánh răng nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nên đánh răng ngày 2 lần với kem đánh răng vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Nên dùng nước ấm để đánh răng.
3.2. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất thiết yếu cho cơ thể trong thực đơn hàng ngày. Người bệnh được khuyến cáo nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và uống nhiều nước. Bênh nhân cũng cần hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Đặc biết, cần phải nói không với rượu bia, thuốc lá.
3.3. Nguyên tắc nấu nướng
- Nên thực hiện ăn chính, uống sôi để tránh không để vi khuẩn tấn công lưỡi, khoang miệng.
- Khi chế biến nên lựa chọn các món dễ nuốt, mềm như súp, cháo. Nên đa dạng các món để tăng cảm giác ngon miệng.
- Chia nhỏ thành nhiều bữa để cơ thể hấp thụ tốt dưỡng chất và hạn chế gánh nặng cho lưỡi trong quá trình ăn uống.
3.4. Chú ý chế độ dinh hoạt, lối sống
Rèn luyện, vận động hàng ngày với bài tập phù hợp với sức khỏe, cơ thể. Mục đích để tăng sức đề kháng, thúc đẩy lưu thông máu đưa các dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Nhờ đó, tăng cường khả năng chống bệnh tật và phục hồi sức khỏe trong quá trình điều trị ung thư. Bệnh nhân nên duy trì ngủ trước 23h, tránh thức khuya, không làm việc quá sức. Không nên để bản thân bị căng thẳng, stress.
Như vậy, nội dung bài viết đã giải đáp thắc mắc ung thư lưỡi có chữa khỏi được không. Để gia tăng hiệu quả điều trị, các bạn cần phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu từ những triệu chứng nhỏ nhất và đi thăm khám sớm.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Ý kiến đánh giá của chuyên gia PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh về Fucoidan sulfate hóa cao
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị