[Xem ngay] Gan nhiễm mỡ độ 1 nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ

Khi căn bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng trở nên phổ biến thì vấn đề gan nhiễm mỡ độ 1 nên ăn gì và kiêng ăn càng được nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây GENK STF sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ.

Xem thêm: 

1. Gan nhiễm mỡ là gì? 

Hiện nay, gan nhiễm mỡ là nguyên nhân phổ biến của các bệnh lý về gan mạn tính. 

Gan nhiễm mỡ hiện nay là đã trở thành căn bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên bệnh lại không có nhiều triệu chứng điển hình và thường chỉ được phát hiện ra bệnh khi bạn kiểm tra sức khỏe định kỳ. 

Bệnh thường gặp ở những đối tượng có nguy cơ như người thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu, bệnh nhân tiểu đường hay rối loạn chuyển hóa lipid. 

Tuy nhiên, cơ chế dẫn đến bệnh vẫn chưa làm rõ, do đó mà chưa có loại thuốc đặc trị riêng cho căn bệnh. 

Chính vì lẽ đó mà phương pháp thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt được các chuyên gia khuyến cáo để giúp cải thiện tình trạng của bệnh. 

2. Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng như thế nào đến việc điều trị gan nhiễm mỡ?

Trong cơ thể gan thực hiện nhiệm vụ là loại bỏ các chất độc hại nên chế độ ăn khoa học đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc điều trị bệnh. 

Trong đó, nếu như bệnh nhân sử dụng các thực phẩm tốt cho sức khỏe lá gan thì sẽ giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn đồng thời giảm được áp lực ở gan. 

Không những thế, việc kiểm soát được chế độ ăn uống sẽ giúp chúng ta có thể kiểm soát được chất béo hấp thụ vào cơ thể cũng như việc đẩy được lượng mỡ thừa trong cơ thể ra ngoài. 

Có thể nói chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp tăng cường được hoạt động của gan mà còn tạo điều kiện phục hồi những tổn thương ở gan.

3. Thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ

thuc-don-cho-nguoi-benh-gan-nhiem-mo
Thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ

Những bệnh nhân mắc phải bệnh gan nhiễm mỡ thường sẽ có tình trạng kháng insulin – đó một loại hormon có nhiệm vụ chuyển hóa lượng carbohydrate trong cơ thể. 

Điều đó có nghĩa là có thể của bệnh nhân sẽ tạo ra insulin nhưng lại không thể sử dụng để chuyển hóa carbohydrate dẫn đến glucose tích tụ trong máu và gan sẽ biến nó thành lượng mỡ dư thừa. 

Vậy thì bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên ăn gì hay nên kiêng ăn gì để có thể cải thiện được tình trạng này. 

Đối với những người bệnh mắc gan nhiễm mỡ khi vẫn còn ở giai đoạn đầu thì có thể cải thiện tình trạng này bằng chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ như giảm chất béo, giảm lượng đường. 

Dưới đây sẽ là một số dưỡng chất cần thiết mà người bị gan nhiễm mỡ nên bổ sung trong chế độ ăn như:

  • Axit béo omega-3: 

Trong một số các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung omega-3 này có thể cải thiện sức khỏe gan ở cả người lớn và trẻ em bị gan nhiễm mỡ. 

Bạn có thể tìm thấy axit béo này trong cá, dầu cá, dầu thực vật, hạt lanh và dầu hạt lanh,… 

  • Chất béo không bão hòa đơn 

Chất béo không bão hòa có thể làm giảm hàm lượng lipid trong gan. Do vậy bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể bổ sung các chất béo không bão hòa đơn thông qua các thực phẩm như ô liu, quả hạch và quả bơ. 

  • Vitamin D 

Vitamin D có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm của insulin với glucose đồng thời giúp hạn chế tích trữ chất béo ở gan bằng cách điều chế dòng axit béo tự do. Chính vì vậy, vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị gan nhiễm mỡ.

  • Betaine

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng betaine có khả năng bảo vệ lá gan của bạn khỏi quá trình tích tụ chất béo, do vậy đây là một dưỡng chất rất tốt cho bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ.

5. Gan nhiễm mỡ nên ăn gì? 

Dưới đây là một vài nhóm thực phẩm mà bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ nên ăn: 

5.1. Cá biển

Nếu bệnh nhân vẫn đang thắc mắc bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì thì cá biển chính là câu trả lời đầu tiên. 

Các loại cá biển như: cá ngừ, cá mòi, cá hồi,… có chứa nhiều axit béo omega-3. Đây là axit béo béo tốt và rất có lợi cho gan và có tác dụng chống tích tụ chất béo trong gan. 

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên duy trì ít nhất 2 bữa cá biển mỗi tuần.

5.2. Thịt nạc trắng 

Thịt nạc trắng là có thể đảm bảo cung cấp năng lượng đủ cần thiết cho cơ th mà không cần thiết phải sử dụng thịt. 

Người bệnh có thể ăn thịt nạc trắng thông qua ăn thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, thịt ngan,… 

Tuy nhiên cần lưu ý không nên sử dụng phần da hoặc phần mỡ.

5.3. Nhộng tằm

Có lẽ mọi người ít biết rằng nhộng tằm rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ. 

Theo nghiên cứu, nhộng tằm có tác dụng tăng cường chức năng gan. Đồng thời khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể người bệnh của nó cũng góp phần giảm mỡ trong gan.

nhong-tam
Nhộng tằm rất tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ

5.4. Yến mạch

Bột yến mạch là loại thực phẩm cung cấp carbohydrate giúp tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Đồng thời hàm lượng chất xơ trong loại ngũ cốc này rất lớn tạo ra cảm giác no lâu hơn cho người bệnh. 

Đây cũng là nguyên nhân vì sao thực phẩm thường xuất hiện trong thực đơn của người muốn giảm cân.

5.5. Quả óc chó

Óc chó là loại hạt chứa nhiều axit béo omega-3 rất có lợi cho người bị gan nhiễm mỡ. 

Do đó, người bệnh có thể thêm loại hạt này thành món ăn vặt hoặc cho nó vào để xay sinh tố.

5.6. Các loại đậu

Các loại đậu cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào cho người bệnh. 

Bên cạnh đó, đậu là nguồn cung protein dồi dào có thể thay thế cho thịt đỏ.

5.7. Nho

Theo nghiên cứu, các chiết xuất từ nho có thể giúp cải thiện chức năng gan ở người bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. 

Nguyên nhân là bởi vì trong quả nho chứa các thành phần chống oxy hóa và chống viêm giúp bảo vệ tế bào gan.

5.8. Quả bơ

Bơ là một loại quả giàu chất xơ và các chất béo lành mạnh. 

Ăn bơ có thể giúp kiểm soát người bệnh cân nặng. 

Bệnh nhân có thể sử dụng bằng cách ăn trực tiếp, làm sinh tố bơ hoặc salad cho món khai vị.

5.9. Các loại rau màu xanh đậm

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình mỗi ngày chúng ta nên ăn ít nhất 300 gram rau xanh. 

Những loại rau rất tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ phải kể đến là cải xanh, rau cải xoăn, rau ngót, súp lơ xanh, rau cần tây… 

Các loại rau này có chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. 

Chúng có tác dụng thúc đẩy quá trình đào thải các chất béo ra khỏi gan giúp thanh nhiệt và làm mát gan.

5.10. Nấm hương

Theo nghiên cứu thì trong nấm hương có chứa một hàm lượng lớn các hoạt chất có tác dụng giúp hạ cholesterol trong máu và gan. 

Bệnh nhân có thể sử dụng nấm hương như một nguyên liệu để chế biến thành rất nhiều món ăn.

5.11. Dầu oliu

Thay vì sử dụng các loại dầu thực vật thông thường, bệnh nhân có thể sử dụng dầu oliu để chế biến các món ăn chỉ đòi hỏi nhiệt độ thấp. 

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng loại dầu này bằng cách thêm vào món salad. 

Dầu oliu có tác dụng làm giảm hàm lượng mỡ dư thừa trong gan và điều hòa men gan.

6. Gan nhiễm mỡ cần kiêng gì? 

Để phòng ngừa và điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả, bạn cần hạn chế 5 nhóm thực phẩm sau: 

6.1. Thực phẩm nhiều muối 

Việc sử dụng quá nhiều muối có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch cũng như sức khỏe của lá gan. 

Muối có thể khiến cho cơ thể tích tụ chất lỏng dư thừa gây ứ đọng trong gan và có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ. 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo lượng muối phù hợp mà một người nạp vào cơ thể không nên nhiều hơn 1.5g mỗi ngày. 

Người bệnh nên tránh sử dụng quá nhiều thịt cá đóng hộp, xúc xích, thịt xông khói,… 

6.2. Thực phẩm nhiều dầu mỡ 

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ động vật mà được tái sử dụng nhiều lần có thể làm tăng nồng độ cholesterol xấu và giảm nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể. 

Việc sử dụng quá nhiều chất béo chuyển hóa sẽ làm cho chức năng gan bị suy giảm. 

dẫn đến gan phải hoạt động nhiều hơn. 

Đồng thời các chất béo tích tụ cũng khiến cho gan bị tổn thương, lâu dần có thể gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan. 

Bên cạnh đó, thì các loại thực phẩm có nhiều chất béo cũng là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì, tiểu đường và các bệnh lý về tim mạch. 

6.3. Thực phẩm nhiều đường và tinh bột tinh chế 

Fructose nhân tạo là loại đường mà được sử dụng trong các loại đồ uống đóng chai hay các loại thực phẩm chế biến sẵn.

Loại đường này khiến người bệnh hấp thu gấp từ 10 đến 30 lần so đường trong trái cây tự nhiên. 

Khi sử dụng nhiều những thực phẩm này gan phải trực tiếp chuyển hóa liên tục dẫn tới tổn thương gan, suy giảm chức năng. 

Cùng với đó, đường fructose còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và bệnh tiểu đường và đây cũng chính là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. 

6.4. Thực phẩm đóng hộp 

Thực phẩm đóng hộp đang ngày càng được ưa chuộng hiện nay và dần trở thành xu hướng trong cuộc sống hiện đại bởi sự đa dạng, tính tiện lợi và có thể bảo quản lâu dài. 

Tuy nhiên, trong thực phẩm đóng hộp lại thường chứa lượng natri cao hoặc quá nhiều đường. 

Do đó, sử dụng nhiều thực phẩm đóng hộp có thể làm tích tụ mỡ trong gan và gây bệnh gan nhiễm mỡ. 

thuc-pham-dong-hop
Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên kiêng ăn thực phẩm đóng hộp

6.5. Thức uống có cồn 

Các thức uống có cồn như rượu, bia sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu của bệnh nhân sẽ khiến cho gan của người bệnh phải lọc thải nhiều hơn. 

Ngoài ra trong đồ uống có cồn có rất nhiều các chất độc hại khác có thể dễ dàng làm tổn thương gan, gây viêm và khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm nặng nề. 

Với những người bệnh bị mắc gan nhiễm mỡ nếu tiếp tục uống rượu thì nó có thể phá hủy mô gan, tích tụ mỡ trong gan và lâu dần sẽ dẫn tới xơ gan, thậm chí là ung thư gan. 

7. Gợi ý thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ trong 1 tuần 

Thực đơn cho bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ trong một tuần mà bạn có thể tham khảo: 

Thứ hai

  • Bữa sáng: Cháo/bột yến mạch
  • Bữa trưa: Salad rau quả và một quả chuối
  • Bữa tối: Cơm gạo lứt với ức gà nướng

Thứ ba 

  • Bữa sáng: Bánh mì nướng muối ớt (nên sử dụng bánh mì gạo lứt) và 2 quả táo
  • Bữa trưa: Súp rau củ, salad đậu và tráng miệng với sữa chua không đường hoặc ít đường
  • Bữa tối : Ớt chuông nhồi hạt diêm mạch (không chế biến bằng dầu)

Thứ tư 

  • Bữa sáng : Bánh pudding hạt chia và quả mọng
  • Bữa trưa : Cà tím chưng ức gà và tráng miệng với trái cây tươi
  • Bữa tối: Đậu hũ nướng

Thứ năm 

  • Bữa sáng: Gỏi trứng rán
  • Bữa trưa : Salad đậu lăng với trứng luộc
  • Bữa tối: Sinh tố củ cải, cá hồi nướng và salad rau xanh

Thứ sáu 

  • Bữa sáng: Sữa chua ít đường với trái cây 
  • Bữa trưa: Ức gà cuộn rau
  • Bữa tối: Salad trộn rau củ

Thứ bảy 

  • Bữa sáng : Trái cây tươi và ngũ cốc
  • Bữa trưa : Súp cá ngừ và rau xanh
  • Bữa tối: Đậu cô ve luộc và salad cải xoăn

Chủ nhật 

  • Bữa sáng: Bánh mì nướng với phô mai ít béo
  • Bữa trưa : Đậu xanh hầm
  • Bữa tối : Đậu xanh rang ức gà

8. LỜI KHUYÊN DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH

Trong quá trình điều bệnh, người bệnh cần phải lưu ý một số điều sau: 

  • Trong quá trình điều trị người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức độ hợp lý. 
  • Làm việc tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. 
  • Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao. 
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là GENK-STF-tang-de-khang.jpg

Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.

Hiện Genk STFdạng viêndạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Trên đây là những thông tin mà các chuyên gia của chúng tôi cung cấp cho bạn để giúp bạn có lời đáp cho câu hỏi bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì. GENK STF hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ giúp bạn có thể xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống khoa học để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7