Gan nhiễm mỡ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý phổ biến thường gặp ở gan. Vì thế nhiều người quan tâm không biết gan nhiễm mỡ có ảnh hưởng đến sinh sản không. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu mối liên quan giữa gan nhiễm mỡ và vấn đề sinh sản trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Gan nhiễm mỡ – Bệnh lý thường gặp ở gan

Trước khi tìm đáp án cho câu hỏi gan nhiễm mỡ có ảnh hưởng đến sinh sản không, bạn cần hiểu rõ về bệnh gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ quá nhiều mỡ trong tổ chức gan. Bình thường, lượng mỡ trong gan rất ít, chiếm tỷ lệ 2-4% tổng trọng lượng của gan. Ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ, lượng mỡ chiếm tỷ lệ ít nhất 5-10% tổng trọng lượng của gan. 

Gan là cơ quan nội tạng lớn thứ 2 trong cơ thể người. Gan có chức năng tham gia vào các hoạt động chuyển hóa thức ăn có trong cơ thể, đồng thời thải độc trong máu. Nếu lượng mỡ tích tụ quá nhiều trong gan sẽ gây ra ảnh hưởng đến chức năng gan. 

Tuy nhiên, nếu thay đổi về lối sống và chế độ ăn uống phù hợp, gan có thể tự sản sinh ra những tế bào mới để thay thế cho những tế bào bị tổn thương. Nhưng nếu tình trạng mỡ tích tụ ở gan lâu ngày, không hồi phục sẽ làm cho các tế bào gan có thể bị xơ hóa và dẫn đến tình trạng xơ gan. 

Hiện nay, tỷ lệ người mắc gan nhiễm mỡ ngày càng phổ biến tăng cao. Theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 10-20% dân số mắc gan nhiễm mỡ mà không liên quan đến viêm gan hay mắc tổn thương nào khác tại gan. Độ tuổi mắc gan nhiễm mỡ chiếm phần lớn là từ 40-60 tuổi.

Các triệu chứng của gan nhiễm mỡ thường không rõ ràng và khó nhận biết. Thông thường, với các tình trạng bệnh nhẹ một số người chỉ cảm thấy bụng hơi khó chịu. Khám lâm sàng có thể thấy gan hơi to một chút. Nếu lượng mỡ trong gan tích tụ quá nhiều gây ra viêm gan thì mới có nhiều triệu chứng rõ ràng hơn như chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, đau tức vùng gan, vàng da, vàng mắt,…

Hiện nay, chưa có thuốc để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn để bệnh nhân quản lý cân nặng, thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt để cải thiện tình trạng bệnh. Nếu gan nhiễm mỡ gây ra biến chứng viêm gan, xơ gan thì sẽ dùng thuốc để điều trị biến chứng theo chỉ định của bác sĩ.  

Xem thêm >>> Gan nhiễm mỡ nên ăn trái cây gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Gan nhiễm mỡ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Ảnh hưởng của gan nhiễm mỡ đến khả năng có thai

Như thông tin ở phần bên trên, người bệnh phát hiện gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ và vừa, có hướng thay đổi tích cực về lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống thì tế bào gan sẽ có khả năng tự hồi phục. Gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ cũng không gây triệu chứng gì nguy hiểm và không phải dùng thuốc điều trị nên không ảnh hưởng gì đến khả năng mang thai bạn nhé.

Tuy nhiên, nếu đang bị gan nhiễm mỡ mà bạn có dự định có thai, cần thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt theo hướng tích cực. Đồng thời, bạn nên chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để theo dõi bất thường có thể xảy ra và có hướng xử trí kịp thời. Như vậy mới đảm được sức khỏe để bạn chuẩn bị có thai kỳ khỏe mạnh.

Ảnh hưởng của gan nhiễm mỡ trong thai kỳ

Gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ và vừa thường ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ mức độ nặng hay gan nhiễm mỡ cấp tính lại gây nguy hiểm rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Gan nhiễm mỡ cấp trong thời kỳ mang thai rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai nhi

Gan nhiễm mỡ cấp tính thai kỳ thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai, hậu quả nguy hiểm nhất có thể gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Gan nhiễm mỡ cấp tính thai kỳ thường đi kèm các triệu chứng khác dễ bị nhầm lẫn với tiền sản giật như:

  • Các triệu chứng buồn nôn và nôn ói thường gặp ở 3 tháng đầu thai kỳ, nhưng phụ nữ bị gan nhiễm mỡ cấp khi mang thai thường xuyên gặp triệu chứng này kể cả ở 3 tháng cuối.
  • Mệt mỏi, chán ăn và sụt cân.
  • Các trường hợp gan nhiễm mỡ nặng có thể gặp triệu chứng vàng da.
  • Một số thai phụ có thể gặp hội chứng cổ chướng, hội chứng não gan.
  • Khát nước, huyết áp tăng nhẹ.

Một số biến chứng đối với thai phụ khi bị gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ bao gồm: Suy thận, viêm tụy cấp, hạ đường huyết, nhiễm trùng, bệnh lý não gan, chảy máu sau sinh, đái tháo nhạt và nguy hiểm nhất là gây tử vong.

Ảnh hưởng của gan nhiễm mỡ cấp thai kỳ với trẻ sơ sinh

Mẹ bị gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ có thể gây một số biến chứng với trẻ sơ sinh như sau:

  • Tỷ lệ thai chết lưu khi mẹ bị gan nhiễm mỡ cấp là khoảng 10% tương đương 100-120 ca trên 1000 thai phụ bị gan nhiễm mỡ cấp.
  • Một số trẻ sơ sinh có thể gặp tình trạng hạ đường huyết đe dọa đến tính mạng.
  • Một số trẻ khác có thể gặp tình trạng giãn cơ tim hoặc bệnh thần kinh tiến triển.

Chẩn đoán và điều trị gan nhiễm mỡ cấp thai kỳ như nào?

Gan nhiễm mỡ cấp thai kỳ rất nguy hiểm đối với cả thai phụ và trẻ sơ sinh, vì thế việc chẩn đoán sớm và can thiệp điều trị kịp thời rất quan trọng để bảo vệ tính mạng cho cả mẹ và bé.

Chẩn đoán

Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng, các triệu chứng của gan nhiễm mỡ cấp ở phụ nữ mang thai như buồn nôn, nôn ói, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, khát nhiều, đái nhiều, hội chứng não gan,…

Chẩn đoán dựa trên các xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng, có các dấu hiệu sau:

  • Siêu âm có hình ảnh gan tăng sáng.
  • Phim chụp CT có thể thấy hình ảnh tụ máu trong gan, vỡ hoặc nhồi máu gan.
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng gan có chỉ số bilirubin tăng, men gan tăng.
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng thận có suy thận.
  • Tiên lượng xấu khi chỉ số đường huyết giảm, tăng NH3 và nhiễm toan lactic.

Điều trị

Với các trường hợp gan nhiễm mỡ nhẹ trong thời kỳ mang thai thì không cần điều trị gì, chỉ cần lưu ý về chế độ ăn uống. Còn với phụ nữ mang thai bị gan nhiễm mỡ nặng hay gan nhiễm mỡ cấp thai kỳ cần can thiệp điều trị càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Một số trường hợp tiên lượng nặng cần phải chỉ định đình chỉ thai kỳ để bảo vệ tính mạng cho người mẹ.

Các trường hợp gan nhiễm mỡ thai kỳ cần được điều trị và theo dõi trong phòng điều trị tích cực. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng steroid hoặc một số chỉ định điều trị khác tùy thuộc vào tình trạng người bệnh như:

  • Sử dụng các chế phẩm từ máu để truyền cho người bệnh như huyết tương tươi đông lạnh, huyết tương kết tủa lạnh, hồng cầu lắng, tiểu cầu..
  • Lọc máu.
  • Thông khí nhân tạo.
  • Nếu người bệnh có hội chứng não gan thì sử dụng lactulose.
  • Đề phòng tình trạng hạ đường huyết, bác sĩ sẽ chỉ định truyền đường cho người bệnh.

Xem thêm >>> Bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 uống thuốc gì là tốt nhất?

Phòng ngừa gan nhiễm mỡ khi mang thai

Như những thông tin trên bạn đã biết gan nhiễm mỡ cấp rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Vì thế, bạn cần lưu ý một số thông tin sau để phòng ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ khi mang thai:

  • Mẹ bầu cần luân giữ tinh thần thoải mái và tuân thủ khám thai định kỳ để phát hiện sớm những bất thường và có hướng can thiệp điều chỉnh phù hợp.
  • Từ bỏ các thói quen sinh hoạt bất lợi cho sức khỏe như thức khuya, ăn uống không đúng giờ giấc, ít vận động,…
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tập các bài tập phù hợp để hạn chế tình trạng tích lũy mỡ thừa trong cơ thể.
  • Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa tế bào như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây họ cam quýt giúp bảo vệ gan, hỗ trợ tăng cường chức năng gan, giúp thanh lọc giải độc tốt cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều cholesterol xấu gây hại cho cơ thể như nội tạng động vật, da động vật, các đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.

Với những thông tin bài viết cung cấp thì đáp án cho câu hỏi gan nhiễm mỡ có ảnh hưởng đến sinh sản không là có bạn nhé. Gan nhiễm mỡ cấp trong thời kỳ mang thai rất nguy hiểm đối với sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, bạn cần chủ động các biện pháp phòng ngừa gan nhiễm mỡ khi mang thai để đảm bảo sức khỏe an toàn cho bản thân và thai nhi.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều hòa ổn định mỡ máu, cholesterol cao các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
GENK STF Hỗ trợ giảm mỡ máu

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ