Xét nghiệm ung thư trực tràng như thế nào?

Người gửi: Hoàng Lê (a*************@gmail.com)
Ngày gửi: 03/04/2020
Câu hỏi: Chào chuyên gia, tôi có vấn đề về trực tràng. Chuyên gia cho tôi hỏi xét nghiệm ung thư trực tràng như thế nào?
Trả lời:

Chào bạn!

Xét nghiệm ung thư trực tràng bao gồm các quy trình như khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa ung bướu, xét nghiệm máu, nước tiểu và chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, quan trọng nhất là nội soi trực tràng và sinh thiết để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Thăm khám lâm sàng

Đây là quy trình khám tổng quát với bác sĩ chuyên khoa ung bướu. Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám thể lực cho bệnh nhân bao gồm chiều cao, cân nặng, huyết áp… để xác định tình trạng sức khỏe hiện tại. Sau đó, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật, một số dấu hiệu bệnh ung thư điển hình và nếu bệnh nhân có các biểu hiện như đi ngoài phân lỏng, đi ngoài phân dính máu, đau bụng, mệt mỏi kéo dài… bác sĩ sẽ có kết quả khám ban đầu và chuyển người bệnh sang khám chuyên sâu.

Xét nghiệm CEA

Là xét nghiệm đo mức kháng nguyên CEA trong máu. CEA là kháng nguyên có liên quan đến nhiều bệnh ung thư như đường ruột, ung thư tuyến tụy, ung thư vú,… Nồng độ CEA bình thường trong cơ thể là 0 – 5 ng/mL máu. Tuy tăng nồng độ CEA không khẳng định chắc chắn bạn mắc ung thư trực tràng nhưng đây là cơ sở để chẩn đoán dấu ấn ung thư ban đầu. Một số trường hợp có liên quan đến tăng định lượng CEA trong máu là polyp dạ dày, đại tràng, viêm tụy, viêm gan…

Xét nghiệm CA 19-9

CA 19-9 là kháng nguyên có ở một số tạng của cơ thể như dạ dày, ruột, phổi… Cũng giống như xét nghiệm CEA, xét nghiệm CA 19-9 chỉ mang tính chất định hướng chẩn đoán và theo dõi điều trị. Nồng độ CA 19-9 bình thường ở cơ thể người là 0 – 22 U/mL máu. Tùy từng bệnh ung thư mà kháng nguyên CA 19-9 này có thể tăng lên tới 30 – 40 U/mL máu. Tuy nhiên, không phải tất cả những bệnh nhân có nồng độ CEA tăng đều bắt nguồn từ ung thư tuyến tụy mà chúng còn liên quan đến một số bệnh lý như viêm dạ dày, viêm ruột, viêm tụy…

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT)

Đây là xét nghiệm chẩn đoán có hay không có máu trong phân chứ chưa thể khẳng định chắc chắn có hay không bệnh ung thư trực tràng, đại tràng. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện chẩn đoán bằng các phương pháp chuyên sâu khác.

Nội soi trực tràng, sinh thiết

Quan trọng nhất trong xét nghiệm ung thư trực tràng là nội soi trực tràng kết hợp sinh thiết để đánh giá tính chất khối u. Nội soi trực tràng là phương pháp thăm dò chức năng trực tiếp sử dụng ống soi mềm có kích thước nhỏ, khoảng 1cm qua đường hậu môn. Quan sát hình ảnh qua camera gắn ở đầu ống nội soi, nếu xuất hiện polyp trực tràng sẽ tiến hành cắt bỏ và đem sinh thiết. Tuy polyp thường lành tính nhưng chúng có khả năng biến đổi thành ung thư sau nhiều năm nên cắt polyp trực tràng luôn là cách phòng bệnh sớm.

Hiện nay, ung thư đại trực tràng là căn bệnh phổ biến, số lượng người mắc phải ngày càng tăng cao. Bởi vậy, dùng những sản phẩm để hỗ trợ cho sức khỏe được nhiều người lựa chọn để bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc ung thư, chủ động kiểm soát nguy cơ tái phát. Mọi người có thể sử dụng sản phẩm GenK STF – sản phẩm có chứa hoạt chất Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, đã được các nhà khoa học nghiên cứu 

Để được tư vấn chi tiết thêm và cụ thể cho từng trường hợp, bạn đọc hãy gọi điện trực tiếp tới chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 – Hotline 096 268 6808.

>> Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh ung thư trực tràng giai đoạn cuối

GenK STF – Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung bướu

Hỏi đáp mới nhất

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung như thế nào?

Người gửi: Nguyễn Thị Hoa (h********@gmail.com)
Ngày gửi: 14/04/2020
Câu hỏi: Chào bác sĩ. Tôi năm nay 52 tuổi, cách đây 2 hôm tôi có đi khám sức khỏe, phần tử cung có một chút vấn đề, bác sĩ khám cho tôi nói rằng phải chú ý không sẽ gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung? Có sản phẩm nào hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư này không?

Triệu chứng ung thư gan thế nào?

Người gửi: Đỗ Minh Xuân (h********@gmail.com)
Ngày gửi: 13/04/2020
Câu hỏi: Bác sĩ cho tôi hỏi những triệu chứng cảnh báo ung thư gan có thể gặp để giúp tôi chủ động hơn trong thăm khám sớm khi có những triệu chứng bất thường?

Cách phòng ngừa ung thư dạ dày?

Người gửi: Trần Văn Hoan (n*************@gmail.com)
Ngày gửi: 10/04/2020
Câu hỏi: Chào bác sĩ! Mẹ em phát hiện bị K dạ dày giai đoạn II cách đây 2 tháng, đang chuẩn bị mổ. Tuần trước anh trai em lại có dấu hiệu về bệnh dạ dày, đi khám bác sĩ bảo cần phải chú ý nếu không sẽ lại bị K dạ dày giống mẹ. Bác sĩ tư vấn giúp em về cách phòng ngừa ung thư dạ dày?

Thực đơn cho người bệnh ung thư như thế nào?

Người gửi: Lê Thị Hoàn (a************@gmail.com)
Ngày gửi: 03/04/2020
Câu hỏi: Chào chuyên gia. Cho tôi hỏi người bệnh ung thư nên ăn và kiêng gì?

Ai có nguy cơ nhiễm ung thư cổ tử cung? Triệu chứng bệnh là gì?

Người gửi: Nguyễn Hoàng (m********@gmail.com)
Ngày gửi: 28/03/2020
Câu hỏi: Thưa chuyên gia, trong thời gian gần đây tôi gặp nhiều trường hợp bị ung thư cổ tử cung. Vậy chuyên gia cho tôi hỏi triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung và ai có nguy cơ nhiễm bệnh đó?

Làm thế nào để giảm tác dụng phụ khi hóa xạ trị ung thư dạ dày?

Người gửi: Hoàng Hải (m********@gmail.com)
Ngày gửi: 25/03/2020
Câu hỏi: Chào bác sĩ. Tôi năm nay 56 tuổi, tuần trước tôi mới đi khám thì phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn đầu và đang điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tôi tìm hiểu có sản phẩm GenK STF hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ khi hóa trị đúng không bác sĩ?

Ung thư cổ tử cung có lây không?

Người gửi: Lý Thị Hải (h********@gmail.com)
Ngày gửi: 24/03/2020
Câu hỏi: Chào bác sĩ. Chị gái em đã lập gia đình và sinh con nhưng mới phát hiện bị ung thư cổ tử cung. Bác sĩ cho tôi hỏi ung thư cổ tử cung có lây không?