Dinh dưỡng cho người phẫu thuật bệnh ung thư đại tràng
Dinh dưỡng cho người phẫu thuật bệnh ung thư đại tràng là vấn đề cần được quan tâm, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cho sức khỏe của người bệnh sau phẫu thuật được cải thiện, tăng khả năng miễn dịch, đáp ứng cho các đợt điều trị tốt. Vậy chế độ ăn sau phẫu thuật như thế nào? Mời các bạn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của GENK STF.
Xem thêm:
- Giải pháp giúp người phụ nữ 7 năm sống khỏe với ung thư
- Ung thư đại tràng có lây không? Phòng ngừa bệnh như thế nào?
- Ung thư đại tràng di căn là gì? Điều trị có hiệu quả không?
Nội dung bài viết
1. Thực phẩm người bệnh ung thư đại tràng nên ăn
Bệnh nhân ung thư đại tràng sau phẫu thuật cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe cũng như ngăn chặn sự tái phát của bệnh.
1.1. Đạm
Cơ thể cần được cung cấp đầy đủ các acid amin thiết yếu từ thịt. Người bệnh nên ưu tiên sử dụng thịt trắng như thịt gia cầm: gà, vịt,.. hơn là các loại thịt đỏ như thịt lợn, bò, trâu,… Bệnh nhân sau phẫu thuật hệ tiêu hóa vẫn chưa được ổn định, dễ bị đầy hơi chướng bụng. Vì thế, sử dụng thịt đỏ có khả năng tăng triệu chứng đầy hơi của người bệnh. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm đạm từ cá, tôm,cua cho người bệnh nhân.
1.2. Rau củ quả tươi
Trong rau củ quả chứa một lượng lớn vitamin và các khoáng chất cần thiết cho quá trình hồi phục của bệnh nhân sau điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Ngoài ra, rau củ quả là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Đây là chất quan trọng trong việc tiêu hóa của người bệnh. Bệnh nhân ung thư đôi khi hay gặp tình trạng táo bón, đầy hơi, tiêu hóa khó khăn nên cần cung cấp rau củ quả vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bệnh nhân có thể chế biến bằng cách luộc, ép thành nước để uống.
1.3. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp carbohydrate dồi dào cho cơ thể – chất cần thiết để tạo nên năng lượng trong quá trình phục hồi sức khỏe. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân là gạo, vừng, ngô,… Người nhà bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp chế biến thích hợp đối với các loại thực phẩm này để kích thích sự thèm ăn của người bệnh. Ngoài ra, trong ngũ cốc còn chứa một lượng vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể người bệnh.
1.4. Sữa
Sữa hay kể cả sữa chua chứa những chất có lợi cho tiêu hóa của bệnh nhân. Khi tình trạng của bệnh nhân sau phẫu thuật chưa được ổn định về tiêu hóa thì tình trạng tiêu chảy, táo bón, đầy hơi thường xảy ra. Vì thế, bổ sung một ly sữa hoặc một hộp sữa chua mỗi ngày giúp bệnh nhân cải thiện đường tiêu hóa, ăn uống ngon miệng hơn.
1.5. Hoa quả tươi
Trong hoa quả tươi chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình phục hồi sức khỏe của bệnh nhân sau phẫu thuật. Khi lựa chọn hoa quả, nên chọn những quả có cùi dày như cam, bưởi, quýt, dừa để đảm bảo không có chất bảo quản hay chất kích thích. Đối với các loại hoa quả khác, cũng cần lưu ý khi lựa chọn vì cơ thể người bệnh rất nhạy cảm, tránh nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
2. Thực phẩm người bệnh ung thư đại tràng nên tránh
2.1. Đồ uống có cồn, gas
Bệnh nhân cần kiêng tuyệt đối các chất có cồn và chất kích thích trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Đồ uống có cồn có thể gây ảnh hưởng đến vết loét. Vì thế, không nên cho bệnh nhân sử dụng các thức uống có gas.
2.2. Thức ăn chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn thường có chất bảo quản. Vì thế, nó cần được kiêng tuyệt đối trong bữa ăn của bệnh nhân ung thư đại tràng nói riêng và bệnh nhân ung thư nói chung sau phẫu thuật. Điều này được khuyến cáo để tránh dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi của bệnh nhân.
2.3. Thức ăn khô, cứng
Hệ tiêu hóa của bệnh nhân ung thư đại tràng thường không ổn định. Bên cạnh đó, bệnh nhân đang trong tình trạng hồi phục sức khỏe, vị giác không ngon miệng. Sử dụng các thực phẩm khô, cứng vừa khiến bệnh nhân ăn không ngon miệng, bỏ bữa không muốn ăn, vừa dễ làm bệnh nhân khó tiêu hóa. Bất kỳ món ăn nào cũng nên xay nhỏ và lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa cho bữa ăn của người bệnh.
2.4. Đồ lên men, đồ chua, tẩm ướp gia vị cay nóng
Đây là những thực phẩm dễ kích thích các vết loét, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của bệnh nhân. Vì thế, bệnh nhân ung thư đại tràng sau phẫu thuật nên hạn chế ăn những loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.
3. Những lưu ý về chế độ ăn sau phẫu thuật bệnh ung thư đại tràng
Sau quá trình điều trị bằng phẫu thuật, cơ thể người bệnh sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, suy nhược, mệt mỏi. Vì thế, chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư đại tràng là điều hết sức quan trọng. Do vậy, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Sau phẫu thuật 2 – 3 ngày (phẫu thuật cắt đoạn đại tràng), nên nuôi dưỡng cơ thể qua đường tĩnh mạch. Điều này nhằm tạo thời gian giúp cho vết mổ cũng như miệng nối đại tràng liền lại.
– Khi bắt đầu ăn, nên cho bệnh nhân bắt đầu với nước hầm thịt, các loại thức ăn dễ tiêu hóa và bổ sung vào bữa ăn cả nước trái cây.
– Khi người bệnh đã bình phục thì nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh bằng các thực phẩm như trứng, sữa, rau củ quả tươi. Việc cung cấp đầy đủ vitamin, chất khoáng cho người bệnh nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi của cơ thể, phòng chống các tế bào ung thư tái phát.
– Không nên ăn quá nhiều một bữa mà chia nhỏ các bữa trong ngày. Điều đó sẽ giúp bệnh nhân dễ tiêu hóa.
– Ưu tiên phương pháp chế biến đơn giản như luộc, hấp, hạn chế chiên rán nhiều dầu mỡ.
– Thức ăn nên được chế biến đủ lâu cho mềm, không cho bệnh nhân ăn thức ăn khô, cứng.
– Cung cấp các chất béo có lợi cho cơ thể thay cho chất béo không có lợi.
– Tránh ăn đồ lên men, đồ chua, gia vị cay nóng, chất kích thích vì có thể gây ảnh hưởng đến vết loét.
– Đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng sau trong bữa ăn: glucid, protein, vitamin và khoáng chất.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ bệnh nhân có thể hiểu được rõ hơn về chế độ ăn sau phẫu thuật bệnh ung thư đại tràng để giúp cơ thể nhanh hồi phục, cũng như xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để quá trình điều trị đạt hiệu quả nhất.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị