Những cách điều trị ung thư vòm họng và chăm sóc bệnh nhân sau điều trị
Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy điều trị ung thư vòm họng có những cách nào và chăm sóc bệnh nhân sau khi điều trị ra sao cho hiệu quả? Các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của GENK STF nhé.
Xem thêm:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Nỗi lòng của người mẹ có con bị ung thư xương di căn phổi
- Ung thư vòm họng và những thông tin tổng quan về căn bệnh này
- Giải đáp thắc mắc: Thời gian ủ bệnh ung thư vòm họng trong bao lâu?
Nội dung bài viết
1. Những cách điều trị ung thư vòm họng
Có nhiều cách điều trị khác nhau tùy giai đoạn, vị trí xuất hiện của khối u cũng như thể trạng của từng người. Trong đó, các phương pháp thường dùng chủ yếu hiện nay có thể kể đến như:
1.1. Phẫu thuật
Điều trị ung thư vòm họng bằng phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định khi bệnh ở giai đoạn đầu. Lúc này, các tế bào ung thư mới chỉ khu trú ở vòm họng nên có thể cắt bỏ hoàn toàn khối u để phòng ngừa di căn.
Ngoài ra, những người mắc ung thư vòm họng thể sừng hóa không thể thực hiện biện pháp xạ trị cũng có thể điều trị bằng phẫu thuật.
1.2. Điều trị ung thư vòm họng bằng xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị chủ yếu của ung thư vòm họng hiện nay. Có nhiều loại xạ trị như: đơn thuần, kinh điển, xạ trị điều biến liều, xạ trị mô phỏng 3 chiều.
Trong đó, xạ trị đơn thuần thường được dùng nhiều hơn cả, với mỗi lần thực hiện trong vòng 6-8 tuần và duy trì liều 5 ngày/tuần.
Xạ trị kinh điển là việc sử dụng máy gia tốc có nguồn tia Cobalt chiếu trực tiếp vào tế bào ung thư để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của chúng.
Xạ trị mang đến hiệu quả điều trị bệnh khá cao nên được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên, trước khi tiến hành, các bác sĩ sẽ thăm khám vùng vòm họng thật kỹ và đưa ra phác đồ phù hợp.
Có một số tác dụng phụ của xạ trị khi điều trị ung thư vòm họng có thể kể đến như:
- Hoại tử nướu răng.
- Viêm nướu răng.
- Xơ cứng hoặc hoại tử các cơ quan lân cận.
- Xơ cứng các khớp thái dương hàm…
1.3. Điều trị ung thư vòm họng bằng hóa trị
Khi các tế bào ung thư vòm họng không còn khu trú tại đó mà đã di căn đến các cơ quan, bộ phận khác của cơ thể thì người bệnh sẽ được thực hiện hóa trị. Ngoài ra, những trường hợp đã điều trị bằng phẫu thuật hay xạ trị nhưng không hề thuyên giảm thì có thể áp dụng biện pháp hóa trị.
Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành đưa các hóa chất vào cơ thể thông qua đường uống, tiêm truyền để kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt tế bào ác tính. Tuy nhiên, tác dụng phụ của hóa trị cũng rất nhiều, đó là khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, rụng tóc…
1.4. Kết hợp cả xạ trị và hóa trị
Với phương pháp này, người bệnh sẽ được hóa trị dẫn đầu rồi tiến hành xạ trị. Tuy nhiên, tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà có những trường hợp thực hiện xạ trị rồi mới hóa trị để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
1.5. Điều trị ung thư vòm họng bằng thuốc đặc trị
Phương pháp sử dụng loại thuốc đặc trị để tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư hiện vẫn vẫn đang trong quá trình thử nghiệm. Đây là cách điều trị có thể áp dụng cho những người bệnh đã trải qua quá trình xạ trị nhưng khối u vẫn phát triển và có chiều hướng di căn.
1.6. Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng khác
Ngoài những cách điều trị kể trên, còn có nhiều phương pháp khác đang được nghiên cứu như: Sinh học phân tử, miễn dịch học, công nghệ gen. Sự tiến bộ của y học ngày nay còn có nhiều cách điều trị khả quan như: sử dụng đồng vị phóng xạ gắn kháng thể đặc hiệu, thuốc điều trị trúng đích, kháng thể đơn dòng…
Điều trị ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí và thời gian thực hiện. Không những vậy, kết quả đạt được trong quá trình điều trị sẽ khả quan hơn so với khi bệnh đã tiến triển và ở giai đoạn sau. Vì thế, mọi người cần nâng cao ý thức kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và có phác đồ điều trị phù hợp.
2. Chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư vòm họng
Sau khi điều trị, người bệnh cần được chăm sóc ở chế độ đặc biệt để nâng cao sức khỏe và cải thiện các tác dụng phụ. Bao gồm:
2.1. Lên chế độ ăn hợp lý
Ung thư vòm họng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau, khó nuốt. Vì vậy, quá trình ăn uống không được ngon miệng. Do đó, chăm sóc người bệnh bằng cách kích thích vị giác, thay đổi thực đơn hàng ngày là điều cần thiết. Các món ăn nên có mùi thanh nhẹ, mềm, lỏng, dễ nuốt và nhiều hình dạng, màu sắc để tăng cảm giác ngon miệng.
Không nên cho bệnh nhân ăn quá no mà nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày với đầy đủ dinh dưỡng. Nên cho người bệnh uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
2.2. Cải thiện tình trạng khó thở cho người bệnh
Sau khi điều trị, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng khó thở. Do đó, người nhà có thể cho bệnh nhân sử dụng bình oxy, thay đổi tư thế theo hướng dẫn của bác sĩ để khắc phục.
2.3. Giúp bệnh nhân thoải mái hơn
Có một số cách giúp cho bệnh nhân sau điều trị ung thư vòm họng được thoải mái hơn như:
- Thường xuyên xoa bóp chân tay nhẹ nhàng
- Thay đổi tư thế và ngâm chân bằng nước ấm để bệnh nhân luôn cảm thấy dễ chịu.
- Thay ga trải giường mỗi tuần ít nhất 2 lần để làm sạch môi trường sống cho người bệnh.
- Lựa chọn các loại ga giường, gối mềm nhằm giúp người bệnh thấy êm ái và thoải mái hơn.
- Mỗi ngày nên dành thời gian trò chuyện nhẹ nhàng cùng người bệnh, động viên để họ có động lực chống chọi lại với bệnh tật.
- Nếu việc uống nước trực tiếp từ cốc khiến người bệnh đau đớn, khó chịu thì có thể thay thế bằng ống mút hoặc đút thìa.
2.4. Kiểm soát biến chứng
Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt, màu sắc và độ đàn hồi trên da của bệnh nhân. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để được can thiệp kịp thời.
Có rất nhiều cách điều trị ung thư vòm họng tùy từng giai đoạn cũng như thể trạng của mỗi bệnh nhân. Sau khi điều trị xong cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc sao cho phù hợp để nâng cao sức khỏe và phòng tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân ung nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STFcó chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV2 HTCB số 23 – Hành trình tìm lại sự sống của bệnh nhân ung thư Vòm họng (Ông Tiến- 0987.760.309)
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị