Điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối như thế nào?

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối thường có tiên lượng xấu. Tuy nhiên vẫn có những phương pháp điều trị phù hợp giúp bệnh nhân kéo dài sự sống và giảm đau đớn. Hãy cùng GenK STF tìm hiểu về các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối.

1. Ung thư tuyến giáp là gì? Triệu chứng của ung thư tuyến giáp?

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý xảy ra khi các tế bào ở tuyến giáp phát triển một cách bất thường và không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể.

Hiện nay có nhiều triệu chứng ung thư tuyến giáp có thể phát hiện dễ dàng. Khi cbị ung thư tuyến giáp có thể xuất hiện một số triệu chứng:

  • Xuất hiện u giáp trạng, cứng và khi nuốt sẽ di chuyển theo nhịp nuốt.
  • Xuất hiện hạch nhỏ, mềm ở vùng cổ, di động cùng bên với khối u.
  • Bị khàn tiếng.
  • Cảm giác vướng khi nuốt.
  • Khi khối u xâm lấn vào khí quản sẽ cảm thấy khó thở.
  • Sưng tuyến bạch huyết và đau cổ.
  • Vùng da cổ bị thâm , sùi loét chảy máu

2. Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp

Hiện nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây nên ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp gồm:

  • Sự rối loạn của hệ miễn dịch trong cơ thể
  • Do yếu tố di truyền
  • Cơ thể bị nhiễm phóng xạ
  • Mắc bệnh lý liên quan đến tuyến giáp
  • Tuổi tác và sự thay đổi hormone

3. Ai có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối

3.1. Nhóm nữ giới từ 40 – 50 tuổi

Theo thống kê thì mọi nhóm tuổi đều có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp nhưng nhóm phụ nữ trong độ tuổi từ 40 – 50 thuộc nhóm có nguy cơ cao hơn các nhóm còn lại. Vì thế mà cần phải được tầm soát ung thư tuyến giáp sớm. Với nam giới độ tuổi có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao là từ 60 – 70 tuổi. Nữ giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn nam giới.

Nữ giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn nam giới
Nữ giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn nam giới

3.2. Nhóm người sở hữu gen di truyền đột biến

Một số điều kiện di truyền được cho là có liên kết với những loại (thể) ung thư tuyến giáp. Tuy vậy thì thống kê lại cho thấy hầu hết các ca bị ung thư tuyến giáp có gen đột biến không có tình trạng do di truyền hoặc từng có tiền sử gia đình bị bệnh. Nhưng về cơ bản để đảm bảo sức khỏe thì nhóm người này vẫn nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt để dự phòng kịp thời.

3.3. Người có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến giáp

Lưu ý lớn về bệnh ung thư tuyến giáp là bệnh có tính di truyền cao, do vậy mà những người thuộc nhóm có người thân trong gia đình từng mắc ung thư tuyến giáp cũng cần tầm soát ung thư tuyến giáp để bảo vệ sức khỏe và dự phòng sớm.

Cụ thể ví dụ như cha, mẹ, anh chị em ruột – thân cận nhất bị bệnh thì bạn nên đi tầm soát sớm.

3.4. Người có chế độ ăn thiếu i-ốt

Ung thư tuyến giáp phổ biến ở những châu lục, vùng miền có chế độ ăn uống với hàm lượng i-ốt thấp.

4. Ung thư tuyến giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối hay còn được gọi là ung thư tuyến giáp di căn. Đây là giai đoạn mà khối u ác tính đã lan ra ngoài tuyến giáp đến các mô mềm ở cổ, các hạch bạch huyết ở cổ hoặc các vị trí xa trong cơ thể.

Phổi và xương là hai bộ phận dễ bị di căn nhất và cũng có tỷ lệ di căn cao nhất. Ung thư tuyến giáp thể nhú thường lan rộng đến các hạch bạch huyết ở gần đó hơn là các vị trí xa. Ung thư biểu mô thể nang có nhiều khả năng xâm lấn mạch máu và lan đến các vị trí xa.

5. Liệu pháp điều trị kết hợp cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối

Điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối vẫn có thể bao gồm phẫu thuật, điều trị bằng iốt phóng xạ, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp các kỹ thuật khác.

Việc kết hợp hai hoặc nhiều phương pháp là cách tốt nhất để tăng cơ hội chữa bệnh và kéo dài sự sống của bệnh nhân.

Trong một số trường hợp, việc tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng sử dụng các liệu pháp mới có thể mang lại phương pháp điều trị tích cực. Tuy nhiên việc tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng cần được chuẩn bị tốt nhất và đánh giá cẩn thận các rủi ro mà bệnh nhân có thể gặp phải.

Điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối chủ yếu là sự kết hợp của các kỹ thuật điều trị bao gồm phẫu thuật (phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp) và điều trị bằng iốt phóng xạ.

5.1. Cắt tuyến giáp

Cắt tuyến giáp toàn bộ có thể khiến bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp. Hormon tuyến cận giáp rất quan trọng để duy trì mức canxi trong máu. Khi tuyến giáp không còn, nồng độ canxi trong máu trở nên thấp bất thường, gây ra một loạt các triệu chứng bất thường như chuột rút cơ bắp, ngứa ran, nóng rát và tê ở tay.

Biến chứng này có thể được giảm bớt nếu mô tuyến giáp vẫn còn được giữ lại, trường hợp mất hoàn toàn tuyến giáp thì các biến chứng sẽ rõ và trầm trọng hơn.

5.2. Điều trị bằng i ốt phóng xạ

I ốt là một chất tự nhiên mà tuyến giáp sử dụng để tạo ra hormone tuyến giáp. Iod phóng xạ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và được giải phóng ra bên ngoài chủ yếu qua đường nước tiểu.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng điều trị ung thư tuyến giáp bằng iốt phóng xạ giúp cải thiện khả năng sống sót cho bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân bị di căn xa, hay di căn hạch bạch huyết. Tuy nhiên, một số trường hợp không đáp ứng với phương pháp điều trị này.

6. Chiến lược cải thiện điều trị ung thư tuyến giáp

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của y học, các phương pháp điều trị mới thường được thử nghiệm và áp dụng nhiều hơn, đem lại cơ hội sống cho những bệnh nhân ung thư.

HIện nay có một số phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối đang trong quá trình thử nghiệm đó là: Liệu pháp xạ trị điều biến cường độ (IMRT):

IMRT cho phép bức xạ chiếu chính xác vào khối u bằng các kỹ thuật

  • Quét ba chiều của ung thư giúp xác định nơi bức xạ nên được nhắm mục tiêu
  • Một thiết bị xoay cung cấp bức xạ từ mọi điểm xung quanh tế bào ung thư, thay vì chỉ một vài điểm như với xạ trị thông thường.
  • Các thiết bị giúp giảm tác động của bức xạ đến các cơ quan khỏe mạnh khác bên trong cơ thể

Trong điều trị ung thư tuyến giáp, điều này có nghĩa là các tế bào nhạy cảm ở vùng cổ có thể tránh được tổn thương do phóng xạ, giảm tác dụng phụ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

6.1. Hóa trị

Hóa trị liệu sử dụng các loại thuốc tiêu diệt tế bào phân chia nhanh chóng – là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ung thư.

Hóa trị là phương pháp đưa hóa chất vào bên trong cơ thể bằng đường uống hoặc tiêm, truyền qua tĩnh mạch. Hóa trị khác với phẫu thuật hoặc xạ trị ở chỗ thuốc chống ung thư lưu hành trong máu đến các bộ phận của cơ thể nơi ung thư có thể lan rộng và có thể tiêu diệt hoặc loại bỏ tế bào ung thư ở những vị trí rất xa so với vị trí ban đầu. Do đó, hóa trị ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Bệnh nhân hóa trị sẽ phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ như rụng tóc, rối loạn tiêu hóa, đau, nôn hoặc mệt mỏi, suy kiệt…

Theo các bác sĩ, hóa trị liệu có thể giúp làm giảm các triệu chứng ung thư tuyến giáp tiến triển, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân
Theo các bác sĩ, hóa trị liệu có thể giúp làm giảm các triệu chứng ung thư tuyến giáp tiến triển, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân

6.3. Phẫu thuật để loại bỏ khối u di căn

Phẫu thuật để loại bỏ tế bào tuyến giáp di căn đã được chứng minh là có hiệu quả trên một số bệnh nhân.

Trong một thử nghiệm lâm sàng, tế bào ung thư tuyến giáp di căn đã được loại bỏ khỏi trung thất (khu vực phía sau xương vú), phổi, xương, thận và não của 29 bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối.

Như vậy, có thể thấy ung thư tuyến giáp là bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện kịp thời. Tùy vào tình trạng và giai đoạn cuả bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phù hợp.

Thông tin liên hệ