Co thắt thực quản là gì? Chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Co thắt thực quản là bệnh lý hiếm gặp nhưng cần được chẩn đoán, điều trị sớm nhằm để có thể mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Vậy co thắt thực quản là gì? Câu hỏi này sẽ được Genk STF giải đáp dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu.

1. Co thắt thực quản là gì?

1.1. Co thắt thực quản là gì?

Co thắt thực quản là tình trạng nhu động của thực quản bị rối loạn, gây khó nuốt và cả những vấn đề khác. Bệnh xảy ra sự thoái hóa diễn ra ở các tế bào thần kinh trong thực quản, dẫn đến các cơ thực quản bị rối loạn chức năng. 

Các cơn co thắt xảy ra ở thực quản có thể khiến thức ăn, thức uống bị ngăn cản và không thể đi qua thực quản. Điều này gây cản trở đến việc ăn uống cũng như quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.

Co thắt thực quản là bệnh lý hiếm gặp nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người mắc

1.2. Bệnh xảy ra ở đối tượng nào?

Co thắt thực quản là bệnh hiếm gặp nhưng có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Độ tuổi dễ mắc bệnh là những người trong độ tuổi trung niên. Tỷ lệ mắc bệnh ước tính mỗi năm khoảng 1/100.000 người.

1.3. Có những loại co thắt thực quản nào?

Người ta phân chia co thắt ở thực quản thành 2 loại cơ bản dựa vào mức độ nghiêm trọng là co thắt lan tỏa và co thắt cục bộ. Cụ thể như sau:

  • Co thắt thực quản lan tỏa: Loại co thắt này khi xảy ra sẽ gây đau cho người bệnh. Bệnh thường đi kèm với việc nôn chất lỏng hoặc nôn ra thức ăn.
  • Co thắt thực quản cục bộ: Loại co thắt này có mức độ nghiêm trọng hơn, toàn bộ thực quản gây đau đớn cho người bệnh và dễ dẫn đến trào ngược axit dạ dày.

2. Nguyên nhân gây co thắt thực quản

Đến nay co thắt thực quản trên hay co thắt thực quản dưới đều chưa xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ đã đặt ra giả thiết nguyên nhân gây bệnh có thể là do:

  • Hệ thần kinh ở thực quản bị tổn thương. 
  • Thực quản bị nhiễm trùng nhưng không được phát hiện và điều trị đúng cách.
  • Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có người mắc co thắt thực quản thì những thế hệ sau cận huyết thống có tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn.

3. Những đối tượng có nguy cơ bị co thắt thực quản

Ở bất cứ độ tuổi nào và ở cả nam hay nữ đều có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, chiếm tỷ lệ cao hơn là ở đối tượng người lớn tuổi. Ngoài ra, những yếu tố dưới đây cũng có thể làm tăng nguy cơ bị co thắt thực quản:

  • Thường xuyên ăn hoặc uống các thực phẩm quá nóng hay quá lạnh.
  • Người mắc bệnh ợ nóng trong thời gian dài.
  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Lo âu, stress, căng thẳng kéo dài.

4. Triệu chứng co thắt thực quản

Co thắt thực quản gây ra một số triệu chứng nhất định mà nếu để ý kỹ sẽ rất dễ nhận ra. Đó là:

  • Người bệnh sẽ khó nuốt hoặc đau tức ngực khi nuốt. Đây là triệu chứng chính và điển hình của bệnh. 
  • Người bệnh cũng có thể cảm nhận được cảm giác nghẹn ở cổ họng.
  • Cơn đau ở ngực. Cơn đau có khi dữ dội nên khiến nhiều người bệnh nghĩ rằng đó là cơn đau tim.
  • Trào ngược dịch vị hoặc ợ nóng.
  • Một số triệu chứng khác có thể kể đến như thở khò khè, ho, nôn môn. Nếu bệnh nặng có thể gây hôi miệng.

Triệu chứng khi thực quản co thắt khá giống với nhiều căn bệnh khác liên quan đến thực quản. Do đó, khi thấy cơ thể có 1 trong các dấu hiệu trên, các bạn nên đi thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

5. Biến chứng của bệnh co thắt thực quản

Thực quản co thắt cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách nhằm giúp người bệnh cải thiện cuộc sống. Nếu để bệnh diễn biến âm thầm và chuyển nặng hoặc điều trị sai cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Có thể kể đến như:

  • Viêm loét thực quản.
  • Hình thành sẹo xơ thực quản, dẫn đến hẹp thực quản.
  • Chèn ép khí quản.
  • Viêm phổi, áp xe phổi.
  • Nguy cơ ung thư thực quản. Đây là căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị sớm và đúng cách.
  • Tử vong đột ngột có thể xảy ra ở người bị co thắt thực quản. Nguyên nhân có khi ngạt thở do thức ăn trào ngược vào khí quản hoặc do phản xạ tim mạch.

6. Chẩn đoán co thắt thực quản bằng phương pháp nào?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng thăm khám lâm sàng thông qua tìm hiểu các triệu chứng bên ngoài. Kết hợp với các xét nghiệm chuyên sâu để kiểm tra sức khỏe và đánh giá các triệu chứng có liên quan đến bệnh tim hay không. Khi đã loại bỏ được nguyên nhân liên quan đến vấn đề tim mạch cũng như bệnh động mạch vành, bác sĩ sẽ làm thêm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác thực quản co thắt. Các xét nghiệm đó bao gồm: 

  • Nội soi thực quản: Nội soi vừa giúp bác sĩ quan sát bên trong thực quản xem có bị hẹp thực quản hay tổn thương, co thắt hay không. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu mô phẩm để sinh thiết nhằm đánh giá chính xác mức độ bệnh.
Nội soi thực quản để chẩn đoán thực quản co thắt
  • Nhân trắc học thực quản: Bác sĩ sẽ tiến hành đo các cơn co thắt ở thực quản khi người bệnh nuốt chất lỏng hoặc thức ăn.
  • Chụp X-quang: Bác sĩ sẽ cho người uống một chất lỏng hoặc phản quang để giúp hình ảnh trên phim chuẩn xác hơn. Chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ đánh giá hoạt động của cơ nuốt thông qua hình ảnh các chất lỏng di chuyển từ thực quản đến dạ dày. 
  • Theo dõi pH thực quản: Xét nghiệm này sẽ đo sự cân bằng pH trong thực quản để kiểm tra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

7. Điều trị co thắt thực quản như thế nào?

Bác sĩ sẽ dựa vào loại co thắt thực quản, mức độ bệnh cũng như triệu chứng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nếu người bệnh thi thoảng mới đau nhẹ thì chỉ cần theo dõi triệu chứng và thay đổi lối sống, sinh hoạt mà không cần điều trị. Trong trường hợp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp phù hợp.

7.1. Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc thường dùng để chữa thực quản co thắt là:

  • Thuốc làm giãn cơ: Tác dụng của nhóm thuốc này là giúp cơ thực quản giãn tốt hơn. Có thể kể đến thuốc Diltiazem, Dicyclomine, Isosorbide, Nifedipine.
  • Nếu người bệnh bị trào ngược thực quản, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng Histamin H2.
  • Để chống trầm cảm hoặc nếu có vấn đề về tim, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chẹn canxi.
  • Tùy theo một số trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần.

Lưu ý: Người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc cần tuân thủ đúng liều lượng, liệu trình để tránh các tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.

7.2. Sử dụng khí nén để giãn nở cơ thực quản

Để phá vỡ các sợi cơ vòng thực quản dưới, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng khí nén để làm công việc này. Phương pháp này nếu thực hiện đúng cách và khoa học sẽ cho hiệu quả cao kéo dài nhiều năm mà bệnh không tái phát.

Tuy nhiên, để tránh biến chứng nguy hiểm là đây đục thủng thực quản, người bệnh cần được chụp thực quản với barium sau thực hiện. Như vậy, mới đảm bảo thực quản không bị thủng.

7.3. Tiêm Botox

Bác sĩ sẽ tiêm Botox vào thực quản bằng nội soi nhằm thư giãn cơ nuốt, giảm các cơn co thắt nhanh chóng. Phương pháp này biến chứng thấp, người bệnh phục hồi nhanh và ít tác dụng phụ. Thế nhưng, hiệu quả không lâu dài nên bệnh nhân phải tiêm nhắc lại sau vài tháng.

7.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi thực sự cần thiết và việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả như mong muốn. Phẫu thuật có hiệu quả cao khi cải thiện các cơn co thắt ở thực quản lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn. Hiện nay, có 2 loại phẫu thuật cơ bản đó là:

  • Phẫu thuật cắt cơ: Phần cơ dày ở bên dưới thực quản có thể sẽ được bác sĩ cắt bỏ. Sau đó, cơ đáy thực quản cũng sẽ được loại bỏ. Với cách này, hoạt động của cơ co thắt sẽ suy yếu nên các cơn co thắt quá mức được hạn chế.
Phẫu thuật giúp điều trị dứt điểm co thắt thực quản
  • Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ sẽ đưa xuống thực quản một ống nội có gắn camera hoặc thiết bị quan sát. Sau đó, để làm suy yếu cơ co thắt thực quản, bác sĩ rạch một đường ở thực quản.

8. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị co thắt thực quản

Để hỗ trợ điều trị thực quản co thắt và giúp phòng ngừa bệnh, các bạn nên áp dụng một số biện pháp hữu ích sau:

8.1. Chú ý đến chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh không những tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị, phòng ngừa thực quản co thắt hiệu quả. Nhất là với những người bị co thắt thực quản lan tỏa.

Người bệnh nên tránh các thực phẩm, đồ uống có thể khiến các cơn co thắt ở thực quản nghiêm trọng hơn như rượu bia, nước có gas, nước chứa chất kích thích, thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị,…

Thay vào đó, nên chú ý ăn nhiều trái cây, rau củ quả, tăng lượng chất xơ trong thực đơn hàng ngày. Uống nhiều nước sẽ tốt cho quá trình điều trị bệnh hơn.

8.2. Xây dựng lối sống lành mạnh

Để cải thiện co thắt thực quản, việc xây dựng và hình thành các thói quen tốt, lối sống lành mạnh là rất cần thiết. 

Bao gồm:

  • Nếu đang thừa cân, béo phì thì hãy có kế hoạch giảm cân khoa học, lành mạnh.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái, tránh mặc đồ bó sát.
  • Nên ăn nhiều bữa nhỏ hơn thay vì 3 bữa chính.
  • Không nên sử dụng đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Bỏ thuốc lá hoặc tránh xa khói thuốc lá.
  • Không ăn tối quá muộn. Khi ăn xong không nên nằm hay vận động mạnh ngay.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh để bản thân bị stress, căng thẳng, áp lực.

8.3. Áp dụng một số biện pháp thiên nhiên

Để giảm các cơn co thắt thực quản, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên sau:

  • Chiết xuất cam thảo: Sử dụng chiết xuất cam thảo trước bữa ăn 2 giờ sẽ giúp giảm cơ trơn và hạn chế tình trạng co thắt.
  • Tinh dầu bạc hà: Cơ thực quản sẽ được thư giãn khi sử dụng tinh dầu bạc hà. Vì thế, người bệnh có thể ngậm kẹo bạc hà hay uống nước có pha vài giọt tinh dầu bạc hạ để ngăn chặn các cơn co thắt ở thực quản.

9. Biện pháp phòng bệnh co thắt thực quản

Bạn có thể phòng ngừa và hạn chế nguy cơ bị co thắt thực quản bằng một số biện pháp hữu ích sau:

  • Trong quá trình ăn cần nhai thức ăn chậm, từ từ và nên nhai kỹ rồi mới nuốt.
  • Hạn chế các thực phẩm, đồ uống có quá nóng, quá lạnh hay quá cay bởi đây là những thực phẩm dễ kích thích thực quản.
  • Nên chú ý ăn chín, uống sôi. Hạn chế các món ăn cứng. Thay vào đó, hãy lựa chọn các món ăn mềm, dễ tiêu.
  • Xây dựng cho mình đời sống tinh thần lạc quan, vui vẻ. Tránh không để bản thân bị stress, lo lắng.
  • Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh như không hút thuốc, hạn chế rượu bia, ngủ sớm, không thức khuya, tập luyện thể dục mỗi ngày.
  • Khi thấy triệu chứng bất thường có gợi ý co thắt thực quản thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Kết luận

Như vậy, nội dung bài viết đã giúp các bạn có được những thông tin cơ bản về co thắt thực quản cũng như các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh. Để ngăn chặn biến chứng và giúp việc điều trị hiệu quả cao, bạn cần đi thăm khám sớm khi cơ thể có dấu hiệu bất thường. Chúc bạn sớm khỏe!

XEM VIDEO: VTC6: BỨC THƯ GỬI CON TRAI MẮC UNG THƯ CỦA NGƯỜI MẸ TRẺ