Corticoid là gì? Những cơ chế tác dụng của corticoid
Chúng ta đều biết corticoid được coi là một có rất nhiều công dụng và được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh nói chung cũng như điều trị bệnh tự miễn như vẩy nến, viêm da cơ địa,… nói riêng. Trên thực tế corticoid là gì và những cơ chế tác dụng của corticoid đối với việc cải thiện tình trạng bệnh như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Trong khổ bài viết sau đây, các bạn hãy cùng GENK STF tìm hiểu nguồn gốc, bản chất và cơ chế tác dụng của corticoid nhé.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về corticoid
1.1. Nguồn gốc của corticoid
Corticoid hay còn gọi là glucocorticoid (bao gồm cortisol và hydrocortisol) đây là các hormon của tuyến thượng thận, chúng được tiết ra từ các tế bào ở lớp bó (zona fasciculata) của vỏ tuyến thượng thận. Có thể nói đây là hormon vô cùng quan trọng và bắt buộc đối với sự sống.
Bình thường tuyến thượng thận sẽ tiết lượng hormon steroid với nồng độ cao nhất đổ vào máu vào khoảng 8 giờ sáng sau đó sẽ giảm dần và thấp nhất vào nửa đêm về sáng rồi lại tăng dần. Nồng độ cortisol trong máu lúc 8 giờ sáng vào khoảng 6,6-19,3 mg/l và 16 giờ vào khoảng 2,3-12,3 mg/l.
Mỗi ngày cơ thể sẽ tiết khoảng 15 đến 25 mg cortisol. Khi gặp stress lượng chất này tăng gấp 2 đến 3 lần, thậm chí đến mười lần so với bình thường. Vì vậy, nếu ta đưa corticoid vào cơ thể trong thời gian dài thì sẽ làm duy trì nồng độ corticoid trong máu trên mức sinh lý từ đó gây teo vỏ thượng thận và suy tuyến thượng thận.
Về mặt sinh lý, cortisol trong máu sẽ tăng từ 4 giờ sáng đạt tới mức cao nhất lúc 8 giờ sáng và sau đó giảm dần đến 12 giờ đêm là thấp nhất. Như vậy và ban đêm tuyến thượng sẽ giảm bài tiết do đó nếu ta dung nạp thuốc chứa corticoid vào buổi chiều tối thì tuyến thượng thận bị ức chế suốt ngày và nếu tình trạng ấy kéo dài nhiều ngày thì sẽ gây suy teo vỏ thượng thận. Vì vậy, khi sử dụng corticoid kéo dài thì chỉ nên uống vào buổi sáng hay dùng thuốc cách ngày.
1.2. Phân loại Corticoid
Tùy thuộc vào mức độ của hoạt lực chống viêm, các loại corticoid được chia vào 3 nhóm:
- Nhóm 1: Bao gồm có các Cortisol, Hydrocortison và Prednisone. Nhóm này sẽ có thời gian tác dụng ngắn, tác dụng chống viêm, chống dị ứng cũng như giảm phù nề thấp do đó phải sử dụng liều dùng cao.
- Nhóm 2: Bao gồm Prednisolone và Methylprednisolone. Nhóm này có thời gian tác dụng trung bình cùng với đó là hoạt lực chống viêm vừa, ít gây giữ muối, nước, ít gây nhược cơ, yếu cơ.
- Nhóm 3: Gồm Betamethasone, Dexamethason, Triamcinolon… hiệu lực chống viêm cao, không giữ nước và liều dùng thấp.
1.3. Các dạng corticoid thường sử dụng trong điều trị
Các chế phẩm sử dụng có chứa corticoid thường được bào chế dưới các dạng sau:
- Dạng uống như: thuốc viên, siro, hỗn dịch…
- Dạng tiêm
- Dạng bôi ngoài như: kem, mỡ, gel…
- Dạng xông, phun, hít hay khí dung
- Dạng nhỏ mắt
2. Cơ chế tác dụng của corticoid trong điều trị các bệnh tự miễn
Corticoid là một loại hormon có tác dụng cả trên chuyển hóa và trên các mô cũng như các cơ quan của cơ thể và hiện nay đã được sử dụng như một thuốc điều trị nhiều bệnh lý trong đó có nhóm bệnh lý tự miễn.
Corticoid có 3 tác dụng chính đó là chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Và những tác dụng này chỉ đạt được khi nồng độ của corticoid trong máu cao hơn nồng độ sinh lý, tuy nhiên đó cũng là nguyên nhân dẫn đến các tác dụng không mong muốn của corticoid.
2.1. Tác dụng chống phản ứng viêm
Corticoid có tác dụng giúp ức chế các phản ứng viêm xảy ra trong cơ thể, nó có tác dụng trên nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình viêm mà không phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm.
- Ức chế mạnh sự di chuyển của bạch cầu về tổ chức viêm
- Làm giảm sản xuất và giảm hoạt tính của nhiều chất trung gian hóa học của phản ứng viêm như histamin, serotonin, bradykinin, các dẫn xuất của acid arachidonic (các prostaglandin)
- Giúp ức chế giải phóng men tiêu thể và các gốc tự do superoxide từ đó làm giảm hoạt tính của các yếu tố hóa ứng động cũng như giảm hoạt tính các chất hoạt hóa plasminogen, collagenase, elastase…
- Làm giảm hoạt động thực bào đồng thời giảm chỉ số thực bào của các đại thực bào, các bạch cầu đa nhân và giảm sản xuất các cytokine.
Đối với các trường hợp bị vẩy nến, viêm da cơ địa… thì corticoid có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng viêm, sưng tấy và phù nề của người bệnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên khi sử dụng lâu dài, không đúng với liều lượng, ngừng sử dụng không đúng cách thì sẽ khiến hiệu quả của corticoid giảm mạnh khiến cho các triệu chứng bệnh ngày càng xuất hiện với tần suất dày hơn và nghiêm trọng hơn.
2.2. Tác dụng chống dị ứng
Corticoid được đánh giá là chất chống dị ứng mạnh nhờ khả năng giảm giải phóng chất trung gian hóa học gây ra phản ứng dị ứng.
2.3. Tác dụng ức chế miễn dịch
Tác dụng của corticoid trên miễn dịch biểu hiện cụ thể như sau:
- Ức chế sự tăng sinh tế bào lympho T do sự ức chế giảm sản xuất interleukin-1 từ đại thực bào và interleukin-2 từ tế bào lympho T4.
- Làm giảm hoạt tính gây độc tế bào của các lympho T (T8) và các tế bào giết tự nhiên NK (natural killer) do sự ức chế sản xuất interleukin-2 và interferon gamma.
- Ức chế sản xuất các yếu tố gây hoại tử khối u TNF (tissue necrosese factor) và cả interferon, nhờ đó mà corticoid làm giảm hoạt tính tiêu diệt vi khuẩn, gây độc tế bào và nhận dạng kháng nguyên của các đại thực bào.
Lympho T được coi như là một yếu tố gây ra tình trạng quá sản và rối loạn phát triển của tế bào sừng có tác dụng kích thích việc tăng sinh liên tục, không kiểm soát của tế bào sừng – đây là biểu hiện bệnh lý của vẩy nến, viêm da cơ địa…
Do có tác dụng ức chế miễn dịch đồng thời cũng là tác dụng chống viêm và ức chế tăng sinh tế bào lympho T (đặc biệt là T4 và T8) nên corticoid có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh tự miễn như vẩy nến, á sừng…
3. Corticoid được sử dụng trong trường hợp nào?
Corticoid sẽ được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, cụ thể như:
- Các bệnh tự miễn như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, lupus,….
- Hen phế quản hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Cơn gút cấp
- Buồn nôn và nôn: corticoid dùng theo đường uống có thể được sử dụng cùng với một số các thuốc khác để dự phòng buồn nôn và nôn do thuốc điều trị ung thư gây ra
- Dùng để thay thế hormone tuyến thượng thận khi cơ thể không tự sản xuất đủ lượng hormone này.
- Dự phòng thải ghép: corticoid có thể được sử dụng cùng với các thuốc khác để dự phòng hệ miễn dịch tấn công các cơ quan vừa được ghép (ví dụ như: gan, thận….)
- Các phản ứng dị ứng nặng: dùng trong một thời gian ngắn để làm giảm các phản ứng dị ứng nặng
- Một số bệnh lý ngoài da như: eczema, phát ban, vảy nến, kích ứng nhẹ do côn trùng đốt…
- Chống viêm trong thời gian ngắn trong các trường hợp nặng cần chống viêm mạnh
- Một số bệnh ngoài da như: Viêm da, khô da, nấm, các tình trạng có sừng hóa,…
- Hỗ trợ điều hòa và chuyển hóa các chất glucid, protid, lipid, phospho, calci…
- Giúp hỗ trợ điều hòa chức năng hệ thần kinh trung ương
- Điều trị một số bệnh lý miễn dịch như lupus ban đỏ, bệnh thấp tim, các bệnh thận, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, hen…
- Chống dị ứng mạnh
4. Những tác dụng phụ của corticoid
Corticoid mang lại rất nhiều lợi ích điều trị và được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Tuy nhiên, các hoạt chất này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ nguy hiểm. Điển hình:
4.1. Tác dụng phụ toàn thân
- Tác dụng phụ trên trẻ em: Sử dụng Corticoid với liều cao, kéo dài sẽ ức chế sự phát triển của xương và sụn và từ đó làm hạn chế sự phát triển chiều cao ở trẻ.
- Loãng xương: Corticoid gây ra mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương làm giảm hấp thu canxi ở ruột. Từ đó dẫn đến làm tăng quá trình hủy xương, gây loãng xương, giòn xương và xốp xương. Người dùng corticoid kéo dài thì có thể gặp hiện tượng dễ gãy xương, đặc biệt là các xương ở khu vực chịu lực như xương chậu, xương đùi, cột sống và cổ tay…
- Suy vỏ thượng thận: Ở điều kiện sinh lý bình thường, vỏ thượng thận sẽ tiết ra corticoid trong một khoảng thời gian nhất định. Việc sử dụng corticoid không đúng thời gian và liều lượng thì sẽ có thể ức chế quá trình tiết hormon sinh lý, từ đó làm teo tuyến thượng thận, dẫn đến việc cơ thể không thể tự sản xuất được corticosteroid tự nhiên.
- Hội chứng Cushing: Đây là hội chứng thường gặp ở người sử dụng corticoid liều cao, kéo dài. Hội chứng Cushing là tên của một hội chứng rối loạn phân bố mỡ. Ở những người mắc hội chứng này, các mô mỡ thường tập trung ở vị trí mặt, lưng, ngực từ đó gây hiện tượng “khuôn mặt trăng tròn” và gù trâu.
- Loét dạ dày – tá tràng: Tác dụng phụ này thường gặp ở những bệnh nhân dùng corticosteroid kéo dài hay có kết hợp với NSAIDs do cơ chế tăng tiết dịch vị và giảm tiết chất nhầy đường tiêu hóa.
- Tăng đường huyết: Các corticoid sẽ hoạt động theo cơ chế phân giải Glycogen thành glucose và làm tăng tân tạo đường từ protid. Do đó, nếu sử dụng thuốc lâu dài thì người bệnh có thể giảm dung nạp glucose, giảm đáp ứng insulin, làm tăng nguy cơ đái tháo đường và các bệnh tim mạch kèm theo.
- Rối loạn dịch và chất điện giải: Sử dụng corticoid liều cao gây giữ natri, nước và tăng thải kali dẫn đến tình trạng phù và nhược cơ.
- Rối loạn tâm thần: Các rối loạn tâm thần thường gặp ở bệnh nhân sử dụng corticoid liều cao là trầm cảm, mất ngủ, hưng phấn, thay đổi tâm trạng thất thường, thay đổi tính cách…
4.2. Những tai biến khi dùng tại chỗ
- Dạng dùng ngoài da: Có thể gây ra teo da, mỏng da, chậm lành vết thương, làm gia tăng vết loét, giảm sắc tố da, viêm nang lông, rậm lông, rạn da, giãn mao mạch xuất huyết… Những tình trạng da bị nhiễm corticoid chuyển biến nặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và thẩm mỹ làn da của bạn.
Ngoài được bào chế dưới dạng thuốc thì hiện nay trên thị trường có các sản phẩm mỹ phẩm có chứa corticoid. Khi sử dụng mỹ phẩm có chứa corticoid (kem trộn) bôi ngoài ra thì ban đầu da sẽ đẹp lên nhanh chóng, trắng hồng, mờ thâm và giảm mụn,… Nhưng chỉ 1 thời gian ngắn sau hoặc khi ngừng thuốc đột ngột thì sẽ gây ra tình trạng hư hỏng da nặng nề, khó chữa. Bên cạnh đó, người sử dụng kem trộn chứa corticoid cũng có thể gây ra một số tai biến như khi dùng thuốc đường toàn thân. Do đó, người bệnh cần phải cẩn thận khi lựa chọn các chế phẩm làm đẹp có chứa corticosteroid, đặc biệt là kem trộn.
- Dạng xịt họng, phun hít: Có thể gây nhiễm nấm candida ở họng, khó phát âm, ho kéo dài
- Dạng nhỏ mắt: Gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp
Các corticosteroid dùng tại chỗ cũng có thể gây ra các tác dụng toàn thân như khi dùng đường uống hay đường tiêm, đặc biệt là khi dùng liều cao, kéo dài. Chính vì vậy, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ các quy định dùng thuốc về liều lượng, dạng dùng cũng như thời gian dùng,… để tránh những tác dụng không mong muốn.
5. Một số lưu ý khi dùng thuốc corticoid
Khi sử dụng corticoid người bệnh cần phải lưu ý tuân thủ một số biện pháp sau:
- Sử dụng liều lượng thấp hoặc sử dụng ngắt quãng.
- Sử dụng corticoid theo đường tại chỗ nếu có thể.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Thực hiện một chế độ ăn ít muối và giàu kali.
- Giảm liều từ từ khi ngừng điều trị nếu như bạn đã sử dụng corticoid trong thời gian dài. Bởi điều này cho phép tuyến thượng thận của bạn có thời gian để điều chỉnh.
- Với thuốc corticoid sử dụng đường uống: nên dùng thuốc sau bữa ăn để giúp hạn chế các tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa (như kích ứng dạ dày).
- Nên súc miệng bằng nước và không nuốt sau mỗi lần dùng thuốc corticoid dạng hít để tránh các tác dụng phụ như đau họng, nấm miệng.
- Đối với thuốc corticoid dạng bôi da: nên bôi một lớp mỏng trên vùng da bệnh và lưu ý không bôi thuốc trên vùng da bị trầy xước.
Bài viết trên đây đã giúp giải đáp cho bạn về vấn về nguồn gốc và cơ chế tác dụng của corticoid. Hy vọng qua đó các bạn đọc đã biết cách sử dụng corticoid sao cho hợp lý để giảm các tác dụng phụ và biến chứng có thể xảy ra đối với sức khỏe.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị