Bật mí phương pháp chữa bệnh Parkinson bằng đông y

Hiện nay, phương pháp chữa bệnh Parkinson bằng đông y đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn vì khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp khác. Vậy thì hôm nay hãy cùng với GENK STF cùng tìm hiểu phương pháp chữa bệnh Parkinson bằng đông y này nhé!

Xem thêm:

1. Bệnh Parkinson là gì?

Theo quan điểm của Y học hiện đại

Parkinson là một bệnh lý về thần kinh, thường xảy ra khi nhóm tế bào thần kinh bị thoái hóa dẫn đến mất khả năng kiểm soát được vận động cơ bắp.

Bệnh Parkinson khiến cho người bệnh đi lại khó khăn, cử động chậm chạp và thậm chí chân tay bị tê cứng.

Khi bệnh tiến triển nặng, có thể ảnh hưởng tới các tế bào thần kinh do bị làm thiếu hụt dopamine.

Theo Y học cổ truyền

Bệnh Parkinson theo Đông y được gọi là Ma Mộc, Tứ Chi Nhuyễn Nhược, Chấn Chiến. Giai đoạn cuối cùng của bệnh được xếp vào loại Nuy Chứng.

Nguyên nhân chính gây nên bệnh Parkinson là do ảnh hưởng của tuổi già.

  • Tuổi già làm cho Can huyết và Thận âm bị suy yếu.
  • Huyết bị suy kém do vậy không dinh dưỡng để nuôi được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng và run giật.
  • Âm hư thì dương vượng sẽ làm cho Can phong nội động. Nếu phong hợp với đờm thấp thì kinh lạc sẽ bị ngăn trở gây ra tình trạng run.
  • Ngoài ra Can bị tổn thương cũng có thể do uất ức, giận dữ. Can mất chức năng sơ tiết, khí sẽ bị uất kết.

Khí có tác dụng hành huyết, vì thế, khí bị ngăn trở thì huyết sẽ bị ứ trệ. Huyết bị ứ trệ sẽ không nuôi dưỡng được các khớp, không sinh ra được huyết mới. Vì vậy các khớp không được nuôi dưỡng sẽ gây nên cứng, khó cử động, co giật, run.

  • Ăn uống kém dinh dưỡng, tuổi già, lo âu, ưu tư, mệt mỏi,
  • Tỳ hư có thể dẫn đến Thận hư, Thận dương hư.

Tỳ Thận hư không vận hóa được thuỷ dịch trong cơ thể, thuỷ dịch hóa thành thấp, tụ lại thành đờm.

  • Đờm thấp ngăn trở trong kinh mạch hoá thành nhiệt, khiến cho phong quấy động gây nên run.

2. Triệu chứng bệnh Parkinson

Bệnh nhân mắc bệnh Parkinson thường có một số biểu hiện, dấu hiệu bệnh đặc trưng như sau:

  • Tính cách thay đổi

Parkinson là bệnh có liên quan đến sự thoái hóa thần kinh. Do vậy, nên bất kỳ thay đổi nào trong suy nghĩ, tính cách cũng là nguyên nhân sớm của bệnh Parkinson.

  • Phối hợp các hoạt động chậm chạp

Hoạt động chậm là một trong những dấu hiệu rõ nhất của bệnh Parkinson khi mới ở giai đoạn khởi phát.

Có các biểu hiện chậm chạp ở một số hoạt động như: Các thay đổi tư thế như quay đầu, quay người, cài khuy, buộc dây giày,…

Một vài triệu chứng bệnh Parkinson thường gặp:

  • Ảnh hưởng đến khứu giác

Ở giai đoạn khởi phát sớm, bệnh nhân bị Parkinson thường ảnh hưởng rất nhiều đến khứu giác.

Dẫn đến làm cho bệnh nhân bị giảm khả năng phân biệt mùi của thực phẩm, và sẽ chuyển nặng nếu không được chữa kịp thời.

  • Các vấn đề về đường ruột

Thường xuất hiện các biểu hiện như táo bón hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa khác.

  • Đau vai kéo dài

Tình trạng đau vai kéo dài ngay cả khi có dùng thuốc nhưng không thuyên giảm.

  • Và một số các biểu hiện bất thường khác

Có một số thay đổi khác như thay đổi chữ viết, giọng nói,…

Xem thêm >>> triệu chứng ung thư não giai đoạn đầu không nên chủ quan

3. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh Parkinson tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt là những bệnh nhân ngoài 60 tuổi.

chua-benh-parkinson-bang-y-hoc-co-truyen
Chữa bệnh Parkinson bằng y học cổ truyền đang được áp dụng hiện nay

Xét về giới tính, bệnh Parkinson thường gặp ở đàn ông nhiều hơn phụ nữ.

Các yếu tố làm ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh Parkinson như yếu tố di truyền, tiếp xúc với độc tố,…

4. Chế độ sinh hoạt nào là phù hợp khi mắc bệnh Parkinson?

  • Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ
  • Uống đủ lượng nước
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng
  • Tập thể dục thể thao đều đặn và hợp lý để duy trì sức khỏe và sự cân bằng.

5. Biện pháp điều trị bệnh Parkinson

Biện pháp điều trị bệnh Parkinson chủ yếu theo quan điểm Y học hiện đại hiện nay: 

  • Điều trị dùng thuốc: Đơn thuốc được điều chỉnh dựa vào tình trạng bệnh
  • Vật lý trị liệu: luyện tập phục hồi
  • Trong một số trường hợp phải phẫu thuật não để chữa trị

Các phương pháp điều trị không dùng thuốc theo phương pháp Y học cổ truyền

Những biện pháp khác bao gồm:

  • Liệu pháp xoa bóp

Mát-xa giúp giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Xoa bóp trị liệu đã được chứng minh là có thể giúp giảm cứng cơ và giảm đau trong bệnh Parkinson.

  • Châm cứu

Ở một số bệnh nhân Parkinson, châm cứu có thể giúp giảm run, cứng cơ và đau.

  • Ca hát

Có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ca hát giúp cải thiện âm lượng giọng nói và thậm chí cả các tương tác xã hội.

Ngoài ra còn có các chương trình trị liệu ngôn ngữ giúp cải thiện âm lượng giọng nói.

  • Trị liệu phục hồi chức năng

Các chuyên gia trị liệu có thể giúp cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, như mặc quần áo hoặc đánh răng. Bạn có thể học cách sử dụng các công cụ thích ứng, như dụng cụ để để kéo khóa kéo hoặc cài khuy áo.

6. Khó khăn khi điều trị bệnh Parkinson

Có thể nói dùng thuốc là biện pháp bắt buộc trong điều trị bệnh Parkinson để có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh Parkinson sẽ phải đối mặt với 3 khó khăn lớn sau đây:

Tác dụng phụ của thuốc

Khi sử dụng thuốc điều trị Parkinson, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ nghiêm trọng đến sức khỏe như mất ngủ, trầm cảm, hạ huyết áp, táo bón, nuốt thức ăn khó khăn,…

tram-cam

 

Bệnh nhân dùng thuốc lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm

Ngoài ra, bệnh nhân Parkinson còn có thể bị rối loạn vận động và tăng nguy cơ trầm cảm.

Khi gặp các tác dụng phụ này, người bệnh nên báo ngay lại cho với bác sĩ để bác sĩ điều chỉnh giảm liều dùng thuốc. Hoặc sử dụng loại thuốc khác cùng nhóm cũng như kết hợp với các thảo dược tự nhiên.

Khả năng bị nhờn thuốc

Sau một thời gian dài sử dụng thuốc điều trị Parkinson, các loại thuốc sẽ bị giảm tác dụng hay còn gọi là hiện tượng “nhờn thuốc”. Do đó, hiệu quả điều trị bệnh Parkinson sẽ giảm đi và người bệnh sẽ khó mà duy trì liều điều trị tiếp theo.

Tình trạng nhờn thuốc này có thể được khắc phục bằng cách:

  • Kiểm soát thời gian dùng thuốc
  • Thay đổi thuốc khác có tác dụng tương tự
  • Sử dụng thêm thuốc giúp kéo dài tác dụng của dopamine

Nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn

Bệnh Parkinson nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh nhân sẽ tiến triển ngày càng trầm trọng.

Đến giai đoạn cuối của bệnh, người bệnh mất khả năng vận động và thậm chí có thể dẫn đến tử vong do các biến chứng như suy dinh dưỡng, viêm phổi…

Để khắc phục những khó khăn trong điều trị bệnh Parkinson bằng thuốc Tây, các bác sĩ có thể phối hợp thêm các thảo dược Đông y trong phác đồ điều trị.

7. Nguyên tắc điều trị bệnh Parkinson hiệu quả

Khi áp dụng cách trị bệnh Parkinson bằng Đông y, bệnh nhân vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất

  • Chế độ ăn uống của người bệnh Parkinson cần đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật, cholesterol.
  • Khi sử dụng các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng,… cần cách thời gian dùng thuốc levodopa từ 1 đến 2 giờ. Bởi những thức ăn trên có thể làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc.
  • Bệnh nhân nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn để quá trình hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm tốt hơn.
  • Đặc biệt, người bệnh Parkinson rất cần bổ sung thêm các thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa để giúp làm tăng nồng độ dopamine trong não. Vì giảm nồng độ dopamine là nguyên nhân chính gây ra bệnh Parkinson.

Liệu pháp vật lý trị liệu

  • Vật lý trị liệu là những bài tập mà có thể giúp bệnh nhân Parkinson nhanh chóng hồi phục lại khả năng vận động.
  • Mục đích của liệu pháp vật lý trị liệu là giúp giảm tính co cứng của các cơ đồng thời giúp duy trì sự vận động thể chất của bệnh nhân.

Liệu pháp hỗ trợ tâm lý

Cùng với tuân thủ chế độ dinh dưỡng và vật lý trị liệu thì các liệu pháp hỗ trợ tâm lý cũng vô cùng quan trọng.

Khi trong gia đình có người thân mắc bệnh, người nhà của bệnh nhân nên dành thời gian trò chuyện và quan tâm đến người thân. Việc trò chuyện có thể giúp người bệnh giảm bớt tâm lý lo lắng vì nghĩ bản thân trở thành gánh nặng của người thân.

8. Ưu điểm của chữa bệnh Parkinson bằng đông y 

Theo quan điểm của y học cổ truyền, nguyên tắc chữa bệnh Parkinson bằng Đông y hiệu quả thì phải bổ huyết cho cơ thể, kết hợp dưỡng âm, trừ hàn thấp và lợi khớp.

Từ đó giúp cơ thể người bệnh dẻo dai và có nhiều sức đề kháng hơn để chống lại bệnh.

Ưu điểm của phương pháp chữa bệnh parkinson bằng đông y

  • Phương pháp Đông y giúp người bệnh Parkinson giảm các triệu chứng run, tê tay chân và hồi phục trí lực.
  • Các bài thuốc gồm các loại dược liệu có nguồn gốc rõ ràng và an toàn với thể trạng của người bệnh.
  • Tình trạng tái phát bệnh gần như không có và gần như không thấy xuất hiện tác dụng phụ.
  • Các phương pháp vật lý trị liệu kết hợp giúp người bệnh khỏe mạnh hơn.
  • Tăng cường chức năng vận động xương khớp, hoạt huyết, bổ gan thận.
  • Mặc dù phương pháp đông y có tác dụng chậm nhưng an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.

9. Cách chữa bệnh Parkinson bằng Đông y

9.1. Công dụng của Thiên ma, Câu đằng trong điều trị Parkinson

Nhắc đến các bài thuốc Đông y có vai trò trong điều trị bệnh Parkinson thì phải kể đến 2 vị thuốc Câu đằng và Thiên ma.

Câu đằng và Thiên ma là hai loại thảo dược quý có tác dụng điều hòa hoạt động các tế bào thần kinh giúp. Do đó, góp phần làm giảm bớt các triệu chứng như run chân tay, co cứng cơ thể khi vận động…

Từ đó, mang lại hiệu quả cao khi kết hợp với các phương pháp khác trong điều trị Parkinson.

thien-ma

 

Thiên ma

Công dụng 

Nói về 2 vị thuốc này, các thầy thuốc Y học cổ truyền đưa ra một số công dụng của chúng như sau:

  • Chúng có tác dụng dẫn truyền và bảo vệ tế bào thần kinh thông qua sự việc ức chế các độc tố kích thích thần kinh.
  • Giảm nhiễm độc thần kinh nhờ quá trình stress oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa và thoái hóa ở người bệnh Parkinson.

Thiên ma và Câu đằng là khi song hành cùng nhau thì sẽ hiệp đồng và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh Parkinson.

Điều đó có thể giải thích là vì trong Câu đằng có chứa một số hoạt chất sinh học tự nhiên. Chúng có vai trò giống như là tiền chất dinh dưỡng của các tế bào thần kinh và có khả năng giúp làm giảm sự phóng điện bất thường của các tế bào. Nhờ đó mà góp phần làm giảm tần suất và mức độ của các triệu chứng run do Parkinson gây ra.

cau-dang

 

Câu đằng

Khi kết hợp Thiên ma và Câu đằng sẽ giúp tạo nên bài thuốc Đông y có tác dụng hiệp đồng giúp nhanh chóng phục hồi các khả năng vận động và góp phần làm chậm tiến trình phát triển của bệnh.

Sử dụng bài thuốc Thiên ma, Câu đằng như thế nào?

Trước đây, các thầy thuốc thường sử dụng Thiên ma, Câu đằng để chữa bệnh bằng phương pháp sắc uống. Tuy nhiên ngày nay, các bệnh nhân Parkinson đã có thể sử dụng thuốc bằng các vị Thiên ma, Câu đằng đơn giản, gọn nhẹ bằng viên nén.

9.2. Các bài thuốc chữa bệnh Parkinson bằng Đông y sử dụng thiên ma & câu đằng 

Bài thuốc chữa Parkinson 1

Chỉ định trong trường hợp:

  • Các cơ tay bị co cứng
  • Môi và chân bị rung nhất là khi nghỉ ngơi và hết khi vận động lại. Tuy nhiên tình trạng này sẽ tái diễn nhiều lần.
  • Mắt trong trạng thái lờ đờ, táo bón và khó nuốt.

Nguyên liệu: Sinh địa, Cương tằm, Cam thảo, Tang ký sinh, Bạch thược, Thiên ma, Mẫu lệ, Thạch quyết minh, Ngưu tất, Thục địa, Sơn thù, Đương quy (lấy phần đầu của dược liệu).

Cách làm: Đem sắc các nguyên liệu với nhau, chia 1 ngày uống 2 lần giúp dưỡng can, bổ thận và khí huyết lưu thông tốt hơn.

Bài thuốc chữa Parkinson 2

Chỉ định:

  • Chân, tay của người bệnh bị run hoặc mất cảm giác toàn thân khi ngủ ban đêm và nghiến răng khi ngủ,
  • Tâm trạng dễ thay đổi hay cáu gắt,
  • Khí huyết bị ứ trệ và không lưu thông tốt.

Nguyên liệu: Thiên ma, Thạch quyết minh, Đào nhân, Nhũ hương, Mộc dược, Hồng hoa, Câu đằng, Bạch thược, Tang ký sinh, Đan sâm, Xuyên luyện tử, Ngưu tất, Uất kim, Cam thảo, Đại giả thạch, Hương phụ, Xương bồ, Đương quy.

Cách làm:

  • Rửa sạch các nguyên liệu và cho vào ấm hoặc nồi sắc với lửa nhỏ cho thuốc dễ thấm.
  • Mỗi ngày uống 1 thang.

Bài thuốc chữa Parkinson 3

Chỉ định:

  • Giọng nói có sự thay đổi rõ rệt, ngại giao tiếp
  • Da dẻ nhợt nhạt
  • Tinh thần mệt mỏi
  • Xuất hiện nhiều rêu lưỡi
  • Tay chân dễ bị sưng phù và tê mỏi.

Nguyên liệu: Thục địa, Nhân sâm, Địa long, Dan sâm, Bạch thược, Bạch truật, Phục linh, Ngũ vị, Thiên ma, Hoàng kỳ, Câu đằng, Xuyên khung.

Cách làm: Kiên trì uống mỗi ngày để dưỡng khí huyết trong cơ thể, các cơ được thư giãn.

Bài thuốc chữa Parkinson 4

Chỉ định:

  • Cơ thể có triệu chứng nóng,
  • Đầu lưỡi đổi màu
  • Đầu có cảm giác nặng và khó chịu
  • Tay chân nóng nhưng có cảm giác sợ lạnh
  • Ăn không tiêu

Nguyên liệu: Nam tinh, Câu đằng, Trúc lịch, Tang ký sinh, Chỉ thực, Ngưu tất, Cam thảo, Trần bì, hoàng cầm, Bán hạ, Thiên ma, Cương tằm.

Cách dùng:

  • Cho các nguyên liệu vào ấm và sắc với lượng nước vừa đủ
  • Chú ý uống khi thuốc còn ấm để hạn chế tình trạng khó uống cũng như thuốc không phát huy hết tác dụng.
bai-thuoc-dong-y-trong-dieu-tri-parkinson

 

Bài thuốc đông y trong điều trị Parkinson

Trên đây là những thông tin về phương pháp chữa bệnh Parkinson bằng đông y GENK STF cung cấp cho bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ có thể giúp bạn có thêm kiến thức về việc sử dụng đông y trong chữa bệnh Parkinson.

XEM VIDEO: VTC14: Hành trình người con tìm giải pháp cứu cha thoát khỏi ung thư

https://youtu.be/MM1aeZUe178
Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7