[Hỏi đáp] Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?
Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai là câu hỏi của rất nhiều chị em có kế hoạch mang thai sau khi tiêm vắc xin HPV. Tiêm phòng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung luôn được các chuyên gia khuyến cáo. Tuy nhiên, sau tiêm phòng chị em cần kiêng quan hệ tình dục một thời gian để vắc xin tạo kháng thể bảo vệ cơ thể. Do đó, nếu đang băn khoăn chích ngừa ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai, các bạn hãy cùng Genk STF tìm lời giải đáp dưới đây.
Xem thêm:
- Câu chuyện về người phụ nữ chiến thắng tử thần ung thư tử cung di căn một cách ngoạn mục
- Quan hệ rồi có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không?
- Đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Nội dung bài viết
1. Vắc xin HPV và phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung còn được biết đến với cái tên quen thuộc là HPV. Đây là một trong những loại vắc xin mang đến hiệu quả trong việc phòng ngừa các bệnh đường sinh dục như sùi mào gà, u nhú hay ung thư cổ tử cung.
Trên thế giới hiện có hơn 140 loại virus HPV khác nhau. Trong đó, hơn 40 loại tồn tại ở các vị trí nhất định trên cơ thể con người như: Cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn, cổ họng… Virus HPV là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung – căn bệnh ác tính nguy hiểm ở nữ giới với tỷ lệ tử vong cao.
Có rất nhiều nguyên nhân nhiễm bệnh như quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng chung đồ lót, kim bấm sinh thiết không vô khuẩn… Ngoài ra, virus gây ung thư cổ tử cung còn có thể lây truyền cho trẻ sơ sinh do người mẹ bị nhiễm bệnh. Trong trường hợp này, đứa trẻ sau khi sinh ra có thể mắc một số bệnh về đường hô hấp và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Có nhiều chủng virus HPV gây ung thư cổ tử cung nhưng phổ biến là HPV 16 và 18. Trong khi đó, chưa có loại thuốc đặc trị virus HPV nên việc phòng ngừa bệnh bằng tiêm phòng vắc xin HPV là cần thiết và được các chuyên gia khuyến cáo.
2. Đối tượng và độ tuổi chích ngừa ung thư cổ tử cung
Tại Việt Nam, tiêm phòng ung thư cổ tử cung được khuyến cáo trong giới hạn từ 9 – 26 tuổi. Nhiều người quan niệm rằng, chỉ tiêm khi chưa quan hệ tình dục. Các y bác sĩ luôn khuyến cáo bất kể là có quan hệ hay chưa thì đều có thể tiêm được.
Việc chích ngừa ung thư cổ tử cung càng sớm thì càng có lợi và hiệu quả phòng bệnh càng cao. Đối với những người đã tiêm phòng HPV thì vắc xin có thể mang đến hiệu quả lên tới 30 năm.
Không chỉ nữ giới mà nam giới cũng nên tiêm phòng loại vắc xin này. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, virus HPV có thể tăng nguy cơ gây bệnh cho nam giới. Các bệnh lý có thể gặp phải như: Ung thư vòm họng, ung thư dương vật, hậu môn hay các cơ quan sinh dục khác.
3. Những ai không nên chích ngừa ung thư cổ tử cung?
Nếu bạn nằm trong số những người dưới đây thì nên hỏi bác sĩ để được tư vấn có nên tiêm vắc xin HPV hay không. Và nếu tiêm thì tiêm vào thời gian nào là phù hợp:
- Đã xét nghiệm và bị nhiễm virus HPV.
- Đang trong thời kỳ cho con bú hoặc đang mang thai.
- Mắc các bệnh rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu.
- Đang sử dụng một số loại thuốc chống đông máu.
- Đang mắc bệnh lý cấp tính. Nếu điều trị dứt điểm và cơ thể khỏe mạnh thì mới nên tiêm.
- Nhạy cảm hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
4. Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?
Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai là thắc mắc của khá nhiều chị em trong thời gian gần đây. Để vắc xin phòng bệnh có hiệu quả, các bạn cần có kế hoạch tiêm phòng từ sớm, nhất là trước khi lập gia đình. Phác đồ tiêm phòng virus HPV cần tối thiểu 3 mũi trong khoảng thời gian 6 tháng. Trong đó, mũi 1 tính từ ngày đầu tiên, mũi hai tính từ ngày đầu tiên cho đến khi tiêm xong mũi 1 là 2 tháng và mũi thứ ba sau mũi hai 4 tháng.
Để vắc xin có hiệu quả cao và không ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, các bác sĩ đưa ra khuyến cáo sau khi dừng tiêm ít nhất 1 tháng mới mang thai. Còn thời gian mang thai tốt nhất sau khi dừng tiêm là từ 3 tháng trở lên.
Tuy nhiên, trong thời gian tiêm chủng mà chị em mang thai thì không nên thực hiện tiêm các mũi tiếp theo. Thay vào đó nên dừng tiêm và đợi khi đi sinh xong mới thực hiện tiêm các mũi còn lại. Thế nhưng, từ mũi đầu tiên đến mũi thứ 3 phải hoàn thành trong vòng 2 năm nếu không sẽ phải thực hiện tiêm lại từ đầu.
5. Tại sao nên chích ngừa ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm gây lên bởi biểu mô tuyến hoặc biểu mô vảy cổ tử cung. Tính riêng năm 2018, có tới 311.000 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này và 570.000 người mắc mới trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, bệnh có tỷ lệ mắc cao thứ 3 trong số các bệnh lý ung thư thường gặp. Mỗi năm có tới hơn 2.000 trường hợp tử vong và hơn 4.000 ca mắc mới. Do đó, việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung là rất quan trọng để hạn chế mắc bệnh cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo nhiều chuyên gia, chích ngừa vắc xin HPV không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn tương đối an toàn. Vì thế, chị em trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi nên chủ động tiêm phòng để tránh nhiễm virus nguy hiểm này.
6. Tác dụng phụ khi chích ngừa ung thư cổ tử cung
Hầu hết việc tiêm phòng là an toàn và không xảy ra tác dụng phụ. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ gặp phản ứng phụ sau tiêm phòng vắc xin HPV như:
- Đau đầu, đau cơ khớp.
- Nổi mề đay.
- Chỗ tiêm thấy đau, sưng hay có quầng đỏ.
- Nôn hoặc buồn nôn.
- Sốt nhẹ đến vừa.
- Rối loạn tiêu hóa…
Các bạn cần chú ý, sau khi tiêm cần theo dõi tại đơn vị tiêm chủng ít nhất 30 phút. Khi về nhà mà có bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và xử trí kịp thời.
Kết luận
Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai và những thông tin cần biết về việc tiêm phòng vắc xin HPV đã được giải đáp trên đây. Do đó, chị em nên có kế hoạch tiêm phòng để đảm bảo tiêm đúng liệu trình nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trước khi có ý định mang thai.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK