Cảnh báo nhóm đối tượng dễ mắc ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phụ khoa phổ biến ảnh hưởng nhiều nhất đến cơ quan sinh sản ở nữ giới. Biết được độ tuổi nào dễ bị ung thư cổ tử cung sẽ giúp chị em chủ động hơn trong thăm khám để phát hiện bất thường sớm.

1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính hình thành trong các mô cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính hình thành trong các mô cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính hình thành trong các mô cổ tử cung, cơ quan kết nối tử cung và âm đạo. Mỗi ngày có 14 ca mắc mới và 7 ca tử vong do bệnh ung thư cổ tử cung gây ra với độ tuổi mắc ngày càng trẻ hóa là những báo động về bệnh ung thư dễ gặp và đặc biệt nguy hiểm này.

Dù biểu hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm chưa rõ ràng nhưng bạn hãy đặc biệt cảnh giác với các dấu hiệu sau:

  • Chảy máu âm đạo bất thường: Là một trong những triệu chứng điển hình nhất ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Biểu hiện của bệnh là chảy máu ngoài chu kì kinh nguyệt, chảy máu nhiều hay ít hơn rất nhiều so với các chu kì trước, chảy máu sau mãn kinh, khi quan hệ…
  • Đau vùng chậu, lưng hay sưng chân: Đau vùng chậu có thể là dấu hiệu của thay đổi ở cổ tử cung, nhưng ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn thậm chí có thể lan tới bàng quang, ruột, phổi và gan. Khi đó, bạn bị những dấu hiệu như đau lưng hoặc đau chân. Những điều này thường liên quan đến những trường hợp rất muộn.
  • Tiết dịch âm đạo bất thường: Dịch âm đạo (khí hư) là bình thường nhưng nếu dịch âm đạo tiết nhiều, có màu lạ kèm theo máu, mùi hôi tanh rất khó chịu thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung đang tồn tại trong cơ thể bạn.
  • Thay đổi thói quen tiểu tiện: Khi tế bào ung thư cổ tử cung phát triển mạnh và bắt đầu lan rộng ra các bộ phận khác thì thói quen tiểu tiện cũng có thể bị thay đổi một cách bất thường. Một số thay đổi thường thấy như: Có máu khi tiểu tiện, đau khi tiểu, rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi, ho…
  • Mệt mỏi, sút cân: Triệu chứng này có biểu hiện tăng dần theo thời gian, biểu hiện rõ nhất ở giai đoạn muộn khi khối u cổ tử cung phát triển, chèn ép các cơ quan tiêu hóa và nhiều cơ quan khác.

2. Những nhóm đối tượng dễ mắc ung thư cổ tử cung?

Nữ giới nào cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung nhưng dưới đây là những nhóm đối tượng dễ mắc ung thư cổ tử cung nhất:

Nữ giới lớn tuổi

Ung thư cổ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ độ tuổi 40 – 60 tuổi, nhưng thường gặp nhất với những người 50 – 55 tuổi. Tuy nhiên mầm mống gây bệnh là vi rút HPV tồn tại trong cơ thể nhiều năm trước đó.

Quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn tình

Quan hệ tình dục sớm với nhiều bạn tình gia tăng lây nhiễm HPV khi còn trẻ, tăng nguy cơ trẻ hóa ung thư cổ tử cung.

Hút thuốc lá

Nữ giới hút thuốc lá, hút thuốc bị động có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp khoảng 2 lần so với những người bình thường.

Hệ miễn dịch suy yếu

Nữ giới nhiễm HIV, sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch dễ bị HPV tấn công và làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Chế độ ăn thiếu khoa học

Nữ giới có khẩu phần ăn thiếu rau xanh, hoa quả tươi có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn nữ giới khác.

Sinh nhiều con, sinh con độ tuổi quá trẻ

Nữ giới sinh ba con trở lên có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp khoảng 2 lần so với nữ giới khác
Nữ giới sinh ba con trở lên có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp khoảng 2 lần so với nữ giới khác

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nữ giới sinh ba con trở lên có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp khoảng 2 lần so với nữ giới khác. Ngoài ra, nữ giới mang thai đầu lòng ở độ tuổi trước 17 tuổi cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Thừa cân, béo phì

Mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể do béo phì khiến lượng mỡ dư thừa tăng lên, làm tăng sự tích tụ estrogen, tăng sinh nội mạc tử cung đẩy nguy cơ ung thư cao hơn.

Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài

Nhiều nghiên cứu cho biết, nữ giới sử dụng thuốc tránh thai dài ngày có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn những người phụ nữ bình thường. Nguy cơ này sẽ giảm và trở lại bình thường sau khoảng 10 năm dùng thuốc.

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh

Trong gia đình có mẹ, chị em gái mắc ung thư cổ tử cung thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn nữ giới khác.

Tuy rất dễ mắc nhưng ung thư cổ tử cung lại được đánh giá là dễ phòng ngừa và cho tiên lượng cao, có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm.

3. Phòng bệnh ung thư cổ tử cung như thế nào?

Tiêm phòng HPV

Tiêm vacxin HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Tiêm vacxin HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Vi rút HPV (Human Papillomavirus) là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung khi hiện diện ở khoảng trên 90% ca mắc, đặc biệt là HPV16, HPV18. Tiêm phòng HPV có thể giảm nguy cơ lây nhiễm 2 loại HPV nguy cơ cao này và một số tuýp HPV nguy cơ thấp gây mụn cóc hậu môn, sinh dục (HPV 6, HPV 11).

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung là một trong những biện pháp phòng bệnh đầu tiên được tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo cho mọi nữ giới 9 – 26 tuổi. Hiệu quả tiêm phòng tốt nhất ở nữ giới chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nữ giới đã có quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm phòng vắc xin này nhưng nó chỉ có hiệu quả với trường hợp nữ giới chưa bị nhiễm HPV.

Tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung có thể phòng được một số HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung là HPV16, HPV18 và 2 loại HPV có khả năng gây mụn cóc vùng hậu môn, sinh dục là HPV6, HPV11. Thời gian và khoảng cách tiêm có sự khác nhau giữa các loại vắc xin.

Không hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc khói thuốc

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, hút thuốc lá trực tiếp hay hít phải khói thuốc đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Nữ giới hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao gấp khoảng 2 lần so với nữ giới khác.

Xây dựng chế độ ăn khoa học

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, nữ giới cần chú ý tăng cường rau xanh, trái cây tươi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, nữ giới cần chú ý tăng cường rau xanh, trái cây tươi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Một số loại thực phẩm được biết đến có tác dụng tuyệt vời trong phòng bệnh là đu đủ, mâm xôi, cà rốt, cá hồi, nghệ, bông cải xanh…

Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân, béo phì cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh vì vậy duy trì cân nặng hợp lý là điều cần thiết để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Thận trọng khi dùng thuốc tránh thai

Nhiều nghiên cứu cho biết, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, bạn hãy thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc tránh thai dài ngày.

Quan hệ an toàn, sinh con độ tuổi hợp lý

Quan hệ an toàn tránh lây nhiễm HPV, giảm nguy cơ mắc bệnh. Nữ giới cũng cần chú ý sinh con độ tuổi hợp lý, tránh mang thai con đầu lòng trước 17 tuổi, sinh nhiều con.

Thông tin liên hệ