Cẩm nang những thông tin cần biết về ung thư nướu răng
Ung thư nướu răng là căn bệnh khá nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị của bệnh ung thư nướu răng là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này GENK STF sẽ cung cấp những kiến thức y khoa cơ bản liên quan đến bệnh lý.
Xem thêm:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn số 2: Hành trình chữa bệnh và ước mơ của cô gái 17 tuổi ung thư thận
- Ung thư răng: Triệu chứng và 6 cách phòng ngừa hiệu quả
- Ung thư máu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây bệnh Ung thư nướu răng
Ung thư nướu răng có những triệu chứng ban đầu dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng. Vì thế rất ít người có thể biết mình mắc bệnh ung thư ngay từ giai đoạn đầu.
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân gây bệnh đó là do sự tăng trưởng và sinh sản không kiểm soát của các tế bào nướu. Ngoài ra đôi khi do cuộc sống mệt mỏi, nhiều áp lực khiến đôi khi chúng ta xuất hiện hiện tượng nghiến răng, từ đó ảnh hưởng đến nướu. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác cũng gây bệnh ung thư nướu răng như:
– Do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.
– Người có thói quen thường xuyên hút thuốc lá sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn so với những người bình thường.
– Những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc nhiều ánh nắng mặt trời, cộng thêm việc không được cung cấp đủ nước sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
– Đối với người dùng răng giả nếu không sử dụng đúng cách có thể dẫn đến kích thích niêm mạc và kết quả là gây ung thư nướu răng.
Trên đây là những nguyên nhân gây ung thư nướu răng mà bạn cần nắm được. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh phát triển nặng hơn, gây ra hậu quả khôn lường.
2. Dấu hiệu của bệnh
Nếu thấy răng miệng có những dấu hiệu sau đây bạn cần đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để được bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác.
2.1. Vùng nướu răng xuất hiện khối u
Khi xuất hiện các khối u, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, hơi thở có mùi hôi và thậm chí nặng hơn là vùng chân răng xuất hiện mủ trắng. Dù chưa thể biết đó là u lành tính hay ác tính nhưng bạn nên đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để được bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác.
2.2. Chân răng bị lung lay
Khi người bệnh bị ung thư nướu răng, các chân răng sẽ bị ảnh hưởng đó là lung lay. Lý do chính là viêm nhiễm khiến chân răng trở nên yếu hơn từ đó lỏng lẻo và không chắc. Không chỉ 1 hoặc 2 cái răng bị lung lay mà đôi khi còn cả hàm.
2.3. Lở loét đầu lưỡi
Nếu có hiện tượng lở loét và đau đầu lưỡi thì lúc này bệnh tình của bạn đã tương đối nặng. Khi đó việc ăn uống, giao tiếp của bạn sẽ gặp khó khăn.
Sau đó tần suất lở loét và đau đầu lưỡi sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn giúp người bệnh phát hiện và có thể điều trị kịp thời.
3. Ung thư nướu răng có chữa được không
Theo các bác sĩ chuyên khoa, ung thư nướu răng là căn bệnh tương đối nguy hiểm, tuy nhiên nếu người bệnh kịp thời phát hiện sớm ở giai đoạn đầu thì hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm.
Bởi ở giai đoạn đầu bệnh vẫn còn nhẹ, chưa di căn, lan rộng đến vùng khác, nên có thể điều trị được. Còn ở giai đoạn muộn bệnh đã chuyển nặng hơn, việc điều trị khó khăn và gây tốn kém về thời gian lẫn tiền bạc.
Chính vì vậy việc phòng tránh và phát hiện triệu chứng của bệnh có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả điều trị. Tự khám răng miệng định kỳ mỗi tháng 1 lần là cách tốt nhất giúp bạn theo dõi tình trạng răng miệng của mình. Ngoài ra hãy đến gặp bác sĩ nha khoa ngay khi có dấu hiệu ban đầu.
4. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư nướu răng
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật như hiện nay, ngành y tế cũng đưa ra rất nhiều các phương pháp để điều trị bệnh ung thư nướu răng. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
4.1. Phẫu thuật ung thư nướu răng
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u bị ung thư và các mô ở xung quanh đó. Thông thường nếu phát hiện sớm, khối u còn bé có thể cắt bỏ thông qua phẫu thuật nhỏ. Tuy nhiên nếu để khối u to, việc phẫu thuật cũng khó khăn hơn và phải mở rộng nhiều vùng hơn.
Khi phẫu thuật ung thư nướu răng cũng giống như các cuộc phẫu thuật khác đó là có nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu và còn ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện của bệnh nhân.
4.2. Xạ trị
Xạ trị cũng là phương pháp được chỉ định trong điều trị ung thư nướu răng. Với phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng năng lượng tia X-quang để giết chết các tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh. Phương pháp này thường được chỉ định trong giai đoạn đầu. Và bác sĩ có thể kết hợp với hóa trị để tăng kết quả điều trị cho người bệnh.
4.3. Hóa trị
Phương pháp hóa trị là sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng riêng thuốc hóa trị hoặc kết hợp với xạ trị hay với phương pháp điều trị ung thư khác.
5. Cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Nắm được cách phòng tránh giúp bạn giảm được triệu chứng nghiêm trọng và phòng ngừa bệnh ung thư nướu răng.
5.1. Ngưng sử dụng thuốc lá
Khi hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm dưới hình thức hút hoặc nhai đều không tốt cho sức khỏe răng miệng. Các chất độc hại có trong thuốc lá sẽ làm hệ thống răng suy yếu, tạo điều kiện cho nguy cơ lở loét, viêm nhiễm,…
5.2. Vệ sinh răng miệng
Hãy chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày, điều này giúp tiêu diệt sạch vi khuẩn và các loại virus cư trú trong răng miệng. Từ đó giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm bệnh về đường miệng và ung thư nướu răng.
5.3. Kiểm tra răng miệng định kỳ
Khi đi kiểm tra răng miệng định kỳ, bạn hãy yêu cầu bác sĩ nha khoa khám và xem xét toàn bộ vùng răng miệng để có thể kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường.
Trên đây là những thông tin cần biết về ung thư nướu răng mà chúng tôi chia sẻ với các bạn. Bệnh có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách. Do vậy bạn nên dành thời gian chú ý tới sức khỏe bản thân, nếu có dấu hiệu bất thường cần đi khám nhanh chóng.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị