Cách giảm cơn đau dạ dày tức thời hiệu quả tại nhà

Cách giảm cơn đau dạ dày tức thời là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi vì đau dạ dày là căn bệnh rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đau dạ dày thường gây ra rất nhiều các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân như đau bụng âm ỉ, ợ chua, cảm giác khó tiêu,… Và bài viết dưới đây GENK STF sẽ bật mí cho các bạn những cách giảm cơn đau dạ dày tức thời hiệu quả tại nhà mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm:

1. Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày thực chất không phải là một bệnh lý, mà đây là biểu hiện trong một số bệnh dạ dày như viêm hay loét dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản. 

dau-da-day
Đau dạ dày là gì?

Như vậy việc nhận biết những cơn đau dạ dày sớm, sẽ giúp ta phát hiện và điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày một cách nhanh chóng hơn. Một vài dấu hiệu có thể gợi ý cho chúng ta nhận biết một cơn đau dạ dày đó là:

  • Có cảm giác cồn cào hay đau rát ở phía bụng trên (hay còn gọi là đau thượng vị)
  • Nôn, buồn nôn
  • Cảm giác chán ăn
  • Cơ thể suy nhược
  • Ợ chua hay chướng bụng
  • Có cảm giác đầy vùng bụng trên sau khi ăn

Khi những triệu chứng này tăng lên và gây cảm giác khó chịu kéo dài thì ta nên đi thăm khám để phát hiện ra bệnh cụ thể và có phương pháp điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra đau dạ dày

Đau dạ dày thường là biểu hiện của các bệnh lý như: viêm loét dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản. Và những yếu tố nguy cơ dưới đây sẽ khiến người bệnh dễ bị đau dạ dày hơn những người khác như sau:

  • Những người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp)
  • Do lối sống sinh hoạt không lành mạnh: Sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, uống cà phê, do thói quen ăn uống thất thường,…
  • Tâm lý căng thẳng
  • Do biến chứng của một số bệnh lý gây nên như ung thư thực quản di căn dạ dày…
  • Lạm dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm kéo dài

3. Những cách giảm cơn đau dạ dày tức thời

Những cách giảm cơn đau dạ dày tức thời chủ yếu là tác động làm giảm triệu chứng. Cụ thể là: 

3.1. Xoa bụng

Với những cơn đau dạ dày nhẹ thì việc nằm nghỉ ngơi và xoa bụng là một cách giúp giảm đau dạ dày đơn giản. Cách này giúp đẩy máu tới hệ tiêu hóa nhiều hơn, từ đó làm giảm cảm giác đau dạ dày.

Cách thực hiện như sau: 

  • Đặt hai tay lên vùng bụng rồi xoa đều theo chiều kim đồng hồ
  • Sau đó dùng tay xoa theo chiều ngược lại với thời gian tương tự
  • Nếu cần, bệnh  nhân có thể kết hợp chườm nóng như trên và kết hợp xoa bụng để hiệu quả tốt hơn. 

3.2. Ăn một chút thức ăn khô

Bánh mì có chứa lượng lớn chất bicarbonat, chất này có khả năng trung hòa acid dịch vị dạ dày. Do đó, một số loại thức ăn khô như bánh mì và các loại bánh quy có thể là cách giảm cơn đau dạ dày tức thời hiệu quả. Khi lượng acid dạ dày được trung hòa bớt thì niêm mạc sẽ bớt bị tổn thương từ đó cảm giác đau sẽ giảm đi đáng kể.

3.3. Uống nước ấm

Uống một cốc nước ấm khi cơn đau dạ dày đang hành hạ cũng là một biện pháp giảm cơn đau dạ dày hiệu quả. Nước ấm sẽ giúp pha loãng dịch vị ở dạ dày làm giảm bớt cảm giác đau. Uống nước ấm vào buổi sáng cũng là một thói quen tốt nên duy trì với những người bệnh dạ dày mà có hệ tiêu hóa không tốt. Hệ tiêu hóa nhờ đó sẽ được rửa sạch và sẵn sàng cho một ngày hoạt động đầy năng lượng.

3.4. Chườm nước nóng

Hơi nóng của khăn chườm sẽ giúp làm tăng cường lưu thông máu làm cho máu lưu thông đến cơ quan tiêu hoá nhiều hơn từ đó giúp làm giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Không chỉ vậy, khi vùng bụng được làm nóng cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, người bị đau dạ dày có thể thêm muối hoặc gạo đã rang kĩ, sau đó cho vào khăn hay túi chườm thì sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

3.5. Sử dụng nước muối loãng

Từ xa xưa, người dân đã truyền tai nhau cách làm giảm đau dạ dày nhờ nước muối loãng. Chỉ cần pha một chút muối cùng với nước ấm để được một dung dịch muối loãng rồi uống từ từ từng ngụm nhỏ. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên uống quá nhiều vì lượng muối tăng lên trong cơ thể quá cao sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn và gây tổn hại đến chức năng của thận. Nước muối có khả năng ức chế một phần vi khuẩn bên trong dạ dày, đồng thời giúp làm sạch dạ dày và làm giảm co thắt dạ dày.

3.6. Sử dụng thuốc ức chế bài tiết acid

Sử dụng thuốc là biện pháp giảm đau dạ dày nhanh và hiệu quả nhất. Thuốc ức chế bài tiết acid là thuốc thường được kê đơn cho hầu hết người bệnh dạ dày. Thuốc này có tác dụng nhanh giúp giảm ngay cảm giác đau dạ dày, thậm chí là cả ợ hơi, ợ chua.

Tuy nhiên, nếu như lạm dụng thuốc này quá nhiều thì việc gặp phải một số tác dụng phụ. Tác dụng phụ người bệnh thường gặp đó là viêm teo thành dạ dày, táo bón, tiêu chảy. Do đó, người bệnh sử dụng thuốc luôn cần có sự tư vấn của bác sĩ điều trị.

Một biện pháp thay thế thuốc tương đối hiệu quả, đó là sử dụng baking soda. Người bệnh có thể thực hiện bằng cách pha nửa thìa baking soda với một phần nước để giúp trung hòa acid dạ dày, từ đó giúp giảm đau khá tốt. 

3.7. Sử dụng thực đơn phù hợp

Người bị đau dạ dày thường ăn không ngon và rất khó tiêu. Do đó, việc lựa chọn các món ăn giúp dễ tiêu hoá là điều rất quan trọng. Và người bệnh nên lựa chọn các món ăn có khả năng bảo vệ và bao bọc dạ dày để bổ sung trong thực đơn hàng ngày của mình. Người bệnh bị đau dạ dày nên ăn các món cháo, vừa nhiều dinh dưỡng vừa giúp dễ tiêu hoá như cháo sen, cháo gạo lứt… Cùng với đó người bệnh có thể bổ sung các loại nước ép như nước ép khoai tây, nước ép bắp cải. Các loại thức uống này có tác dụng giảm viêm, bao bọc vết loét, từ đó giảm cơn đau dạ dày hiệu quả.

3.8. Cách giảm cơn đau dạ dày nhờ nằm nghiêng sang bên trái

giam-dau-da-day
Nằm nghiêng sang bên trái là một mẹo giúp giảm đau một cách hiệu quả cho người bệnh bị đau dạ dày

Nằm nghiêng sang bên trái là một mẹo giúp giảm đau một cách hiệu quả cho người bệnh bị đau dạ dày, nhất là trong trường hợp bệnh nhân bị đau dạ dày trong một khoảng thời gian dài. Khi dạ dày bị xuất hiện các cơn đau, người bệnh cần nằm xuống một cách chậm rãi và nên nằm nghiêng người về phía bên trái. Khi đó, ống tiêu hóa sẽ có xu hướng nghiêng về phần ruột kết và từ đó sẽ giúp cho bệnh nhân dễ dàng hơn trong việc tiêu hóa thức ăn cũng như góp phần làm thuyên giảm những cơn đau một cách hiệu quả. Trong trường hợp nếu như bạn đang ngồi thì bạn có thể ngồi bệt xuống và sau đó gập chân sang phía bên trái để giảm đau hiệu quả.

3.9. Cách giảm đau dạ dày tại nhà bằng một số bài tập đơn giản

Bài tập với động tác gập người sẽ có thể giúp bạn giảm những triệu chứng đau đáng kể. Người bệnh nên thực hiện theo những động tác sau:

  • Bước 1: Đứng thẳng và mở rộng hai chân sao cho hai chân rộng ngang vai.
  • Bước 2: Hướng tay lên cao và đưa ánh mắt nhìn theo.
  • Bước 3: Gập người xuống một cách chậm rãi sao cho ngón tay chạm sát vào những ngón chân cái.
  • Bước 4: Đưa tay hướng sang ngang vai rồi quay trở về với tư thế ban đầu.

Bệnh nhân nên thực hiện lặp lại động tác 4 lần, mỗi lần 8 nhịp để cải thiện tình trạng đau dạ dày.

3.10. Sử dụng cơm trắng

Cơm trắng chính là thực phẩm mà chúng ta thường xuyên bổ sung vào cơ thể hàng ngày. Cơm trắng không chỉ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn có tác dụng giúp cải thiện những triệu chứng đau.  Cơm trắng sau khi đi vào cơ thể sẽ giúp tăng cường cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa một cách hiệu quả. Do đó, bệnh nhân nên sử dụng cơm thường xuyên để hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả nhé.

3.11. Cách giảm đau dạ dày bằng rau thì là

Theo y học cổ truyền, rau thì là có vị cay, đắng, tính nóng. Loại rau này có tác dụng giúp điều hòa khí âm dương, giúp quân bình cũng như điều hòa các hoạt động của cơ thể. Bên cạnh đó, rau thì là còn giúp kích thích sự bài tiết của nước tiểu và giúp giảm nhanh những cơn đau. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ, vitamin C và axit aspartic có trong loại rau này còn có tác dụng chống đầy hơi do các bệnh lý về dạ dày gây ra.

4. Những biện pháp phòng tránh các cơn đau dạ dày

Việc phòng ngừa các cơn đau dạ dày cần được thực hiện ngay thông qua các biện pháp sau:

4.1. Về sinh hoạt, nghỉ ngơi

Cần cố gắng ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng, không nên thức khuya và buổi trưa có giấc ngủ ngắn. Đặc biệt, là nên gạt mọi lo lắng cũng như căng thẳng ra khỏi cuộc sống.

4.2. Ăn đúng cách và khoa học

Dù công việc có bận rộn thì bạn vẫn nên duy trì một chế độ sinh hoạt đều đặn và khoa học bằng cách đảm bảo ăn đúng giờ và ăn uống đủ chất:

Ăn đúng giờ: Không để dạ dày trống rỗng quá lâu hay đôi khi phải chứa quá tải lượng thức ăn. Khoảng cách giữa bữa sáng, trưa và tối cách nhau khoảng 5 tiếng. Với thời gian đó, sẽ đảm bảo dạ dày không còn no nhưng cũng chưa đến mức quá đói. Theo các nghiên cứu, bữa tối nên cách giờ ngủ khoảng 3 tiếng là tốt nhất. Nên ăn bữa tối trước 7 giờ và sau đó nên đi ngủ vào lúc 10 giờ để đảm bảo cho sức khỏe. Hạn chế đồ ăn cay nóng cũng như hạn chế làm các việc khác trong khi ăn như đọc báo hay xem ti vi.

Ăn đủ chất: Nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như protein, lipid, glucid, vitamin trong bữa ăn. Để có được những chất này thì trong thực đơn hàng ngày cần có đủ thịt, sữa, cá, trứng, rau xanh và hoa quả. Trong thực đơn các bữa cơm tối nên cố gắng hạn chế các đồ rán, nướng, hun khói, các đồ ăn cay nóng…. Và cho dù đói đến đâu thì bữa tối cũng không nên cho phép mình ăn quá nhiều.

4.3. Sử dụng thuốc điều trị đau dạ dày theo đúng chỉ định

Nhiều bệnh nhân bị đau dạ dày là do sử dụng thuốc giảm đau hay thuốc chống viêm bừa bãi, sai quy cách. Nhiều trường hợp nặng hơn thì thậm chí còn gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dày.

Do đó trước khi sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm nào thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên dùng kéo dài cũng như sử dụng quá liều lượng.

4.4. Bỏ thói quen nhai cơm rồi mớm cho con

Có một thói quen rất không tốt của người Việt Nam đó là nhai cơm rồi mớm cho con. Tuy nhiên cần bỏ thói quen đó vì xoắn khuẩn H.pylori (HP) gây đau dạ dày có thể lây từ người này sang người khác qua nước bọt nên việc mớm cơm có thể làm cho vi khuẩn HP lây sang con hoặc ngược lại.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về các cách giảm cơn đau dạ dày tức thời, cũng như những biện pháp giúp phòng mắc triệu chứng này. Hy vọng qua đó đã giúp cung cấp cho bạn những hiểu biết nhất định về tình trạng này.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7