Cách chữa trào ngược dạ dày khi mang thai an toàn, hiệu quả
Hiện nay rất nhiều người quan tâm đến cách chữa trào ngược dạ dày khi mang thai sao cho an toàn và hiệu quả. Trào ngược dạ dày khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp. Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm hiểu đáp án cho câu hỏi trên.
Xem thêm:
- Cụ ông 72 tuổi chiến đấu với bệnh ung thư dạ dày
- Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn quả gì tốt nhất?
- Mách bạn: 10 bài tập Yoga chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Trào ngược dạ dày có tiêm vacxin được không?
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày khi mang thai – Tình trạng phổ biến thường gặp
Trào ngược dạ dày khi mang thai là tình trạng chung thường gặp của nhiều mẹ bầu hiện nay. Bởi vì quá trình mang thai làm thay đổi nhiều yếu tố ở cơ thể người mẹ, dẫn đến bệnh lý trào ngược, cụ thể như sau:
Thay đổi nồng độ hormone
Một yếu tố mà hầu như mẹ bầu nào cũng biết là trong quá trình mang thai nồng độ hormone Progesterone thay đổi là cho trương lực cơ thắt thực quản dưới cũng bị suy yếu. Cơ thắt thực quản hoạt động yếu hơn không ngăn được axit dạ dày trào ngược lên dẫn đến bệnh lý.
Ngoài ra, nồng độ hormone relaxin cũng dễ bị thay đổi trong quá trình mang thai dẫn đến hậu quả thức ăn tiêu hóa trong dạ dày bị chậm hơn. Thức ăn ở lâu trong dạ dày làm cho lượng axit tiết ra nhiều hơn, là gia tăng triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua ở mẹ bầu.
Thai nhi phát triển
Trong chu kỳ 3 tháng đầu thai nhi phát triển chậm nhưng bắt đầu từ 3 tháng giữa thai kỳ đổ ra cân nặng thai nhi tăng trưởng rất nhanh. Em bé trong bụng càng lớn thì dạ dày càng bị chèn ép nhiều hơn. Dạ dày bị chèn ép nên ảnh hưởng đến việc có bóp, tiêu hóa thức ăn và axit dịch vị dễ bị đẩy ngược lên trên thực quản.
Do đó, tình trạng trào ngược dạ dày rất phổ biến tại thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, làm cho mẹ bầu càng mệt mỏi hơn.
Các yếu tố khác
Nồng độ hormone nội tiết thay đổi còn tác động đến cảm xúc, tâm lý của mẹ bầu rất nhiều. Vì thế, tâm trạng thay đổi thất thường, hay bị căng thẳng, lo lắng là tình trạng thường gặp của phụ nữ trong quá trình mang thai. Trong khi đó, tâm lý căng thẳng stress kéo dài cũng là một yếu tố nguy cơ làm cho cơ thắt thực quản hoạt động kém hiệu quả hơn và dẫn đến bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai gặp phải tình trạng tăng cân mất kiểm soát, dẫn đến thừa cân, béo phì. Tình trạng này không chỉ làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ mà còn làm gia năng nguy cơ bị trào ngược dạ dày, thực quản.
Ngoài ra, một số mẹ bầu bị thay đổi vị giác trong quá trình mang thai, thường xuyên thèm ăn các loại hoa quả chua hoặc ăn cay nhiều hơn. Đồng thời, nhiều mẹ bầu hay có thói quen ăn xong là nằm nghỉ ngay nên dễ dẫn đến bệnh lý trào ngược dạ dày hơn.
Triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai
Một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai mẹ bầu cần chú ý bao gồm:
- Ợ chua, ợ nóng: Đây là triệu chứng thường gặp của mẹ bầu thường đi kèm với hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Tình trạng này cũng là một nguyên nhân gây ra khó khăn trong ăn uống ở phụ nữ mang thai.
- Nôn, buồn nôn là triệu chứng thường gặp trong thời kỳ thai nghén, nhưng đây cũng là một triệu chứng cảnh báo bệnh trào ngược dạ dày nhiều mẹ bầu thường bỏ qua. Một số người nôn ra dịch vị axit, có những người nôn ra cả thức ăn lẫn dịch mật.
- Axit dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản và cổ họng dẫn đến viêm họng mạn tính, viêm thanh quản kéo ở một số mẹ bầu. Vì thế, những mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản thường gặp phải triệu chứng ho, đau họng, khàn tiếng.
- Niêm mạc thực quản dễ bị viêm nhiễm, phù nề do axit dịch vị trào ngược lên. Do đó, mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng nốt đau, nốt vướng, cảm giác nóng rát ở vùng xương ức, thực quản.
Cách chữa trào ngược dạ dày khi mang thai an toàn, hiệu quả
Nhiều mẹ bầu khi gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày thực quản thường rất lo lắng vì lo sợ nếu phải dùng thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu có thể tham khảo cách chữa trào ngược dạ dày khi mang thai một cách an toàn, hiệu quả như sau:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Như thông tin ở phần trên chúng ta đã biết rõ việc thai nhi phát triển làm cho dạ dày bị chèn ép và thể tích chứa thức ăn của dạ dày cũng bị giảm đi. Vì thế, để giảm tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai bạn cần chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Mỗi ngày, mẹ bầu nên chia làm 5-6 bữa ăn, đồng thời thực hiện ăn chậm nhai kỹ để làm giảm áp lực cho dạ dày. Nhờ đó, tình trạng trào ngược cũng sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
Đồng thời, mẹ bầu cần đảm bảo uống đầy đủ nước hàng ngày. Nước lọc cũng có lợi ích rất tốt với bệnh lý trào ngược là chúng làm loãng nồng độ axit tại tại dạ dày. Nếu bạn thấy sử dụng sữa bò làm cho tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi trở nên khó chịu hơn thì nên chuyển sang sử dụng các loại sữa hạt. Một số loại sữa hạt mẹ bầu nên sử dụng là sữa hạt óc chó, sữa hạt macca, sữa hạt điều,…
Ngoài ra, một số thực phẩm mẹ bầu nên sử dụng khi bị trào ngược dạ dày bao gồm:
- Các loại thực phẩm giàu tinh bột vừa giúp chuyển hóa thành năng lượng, giúp bạn đỡ mệt mỏi, vừa tăng cường dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, nhóm thực phẩm giàu tinh bột còn có tác dụng thấm hút bớt lượng axit dư thừa giúp giảm đỡ tình trạng trào ngược dạ dày. Mẹ bầu có thể ăn tăng cường các loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm gạo lứt, yến mạch, bánh mỳ, khoai lang, khoai tây,…
- Lựa chọn nguồn chất đạm dễ tiêu cho cơ thể: Ngoài việc bổ sung sữa hạt có chứa lượng đạm dễ tiêu, mẹ bầu nên lựa chọn nguồn đạm dễ tiêu để giảm thiểu gánh nặng cho hệ tiêu hóa như thịt nạc thăn lợn, thịt ức gà, cá hồi,…
- Các loại rau xanh chứa nhiều vitamin cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và vừa giúp bổ sung chất xơ giúp tiêu hóa thuận lợi hơn. Một số loại rau xanh mẹ bầu nên sử dụng bao gồm rau chân vịt, cải bó xôi, bông cải xanh,…
- Sữa chua là thực phẩm rất cần thiết đối với bà bầu khi mang thai. Vì sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn để thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn. Cùng với đó, độ mềm, mát của sữa chua làm dịu nhẹ triệu chứng ợ nóng, nóng rát thực quản cho mẹ bầu rất tốt.
Cách chữa trào ngược dạ dày khi mang thai: Điều chỉnh lối sống sinh hoạt
Thời gian mang bầu, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi và không muốn vận động. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng vận động nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn như đi lại nhẹ nhàng quanh nhà, làm một số việc nhà đơn giản sau đó mới đi nằm. Điều này sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ bị trào ngược sau bữa ăn.
Nhiều mẹ bầu có tâm lý cố gắng bổ sung thật nhiều đồ ăn bổ dưỡng để mang lại điều tốt nhất cho sức khỏe của thai nhi và không sắp xếp được thời gian ăn uống sao cho hợp lý. Mẹ cần chú ý, nên kết thúc bữa ăn cuối cùng trước khi đi ngủ ít nhất 1-2 tiếng. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ trào ngược dạ dày trong khi ngủ ở mẹ bầu.
Điều quan trọng tiếp theo mẹ bầu cần chú ý là cần luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, hạn chế tối đa những căng thẳng, lo lắng. Bạn có thể tham gia một số lớp học thiền và yoga dành cho bà bầu giúp tinh thần được thư thái và hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của trào ngược trong quá trình mang thai.
Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý kê cao gối khi đi ngủ và mặc quần áo rộng rãi, thoải mái giúp thai nhi phát triển thuận lợi và giúp cải thiện bệnh trào ngược dạ dày theo chiều hướng tốt hơn.
Đi khám khi có triệu chứng nguy hiểm
Một số trường hợp đã áp dụng những phương pháp thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt nhưng các triệu chứng bệnh không cải thiện mà có dấu hiệu tiến triển nặng hơn. Lúc này, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Các triệu chứng cảnh báo bệnh tiến triển nặng bao gồm:
- Chóng mặt, buồn nôn, nôn ói nhiều làm mẹ bầu không ăn uống được trong nhiều ngày.
- Đau tức ngực kèm theo khó thở trong thời gian dài.
- Ho liên tục, sốt cao không hạ.
- Ăn uống kém, sút cân nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Những trường hợp này, sau khi thăm khám bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho mẹ bầu sử dụng thêm một số loại thuốc hỗ trợ cần thiết để giúp bệnh đỡ hơn và không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Có nên áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày khi mang thai bằng thuốc nam?
Hiện nay, dân gian có lưu truyền một số mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng thảo dược được rất nhiều người áp dụng như sử dụng gừng ngâm giấm, nghệ ngâm mật ong, tinh bột nghệ kết hợp cùng mật ong,… Vậy những cách chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam này có phù hợp với phụ nữ mang thai không?
Thực tế, những dược liệu áp dụng để chữa trào ngược dạ dày như gừng, nghệ, mật ong đều có tính nóng không tốt cho phụ nữ mang thai. Thậm chí sử dụng những dược liệu này còn làm tăng nguy cơ dẫn đến sảy thai, dọa sinh non ở mẹ bầu. Vì thế, phụ nữ có thai không nên tự ý áp dụng những cách chữa dạ dày nêu trên.
Nếu bạn muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc tây hay thảo dược nào trong quá trình mang thai cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi dùng. Điều này giúp bạn đảm bảo có thai kỳ khỏe mạnh và giúp bệnh trào ngược dạ dày được kiểm soát tốt nhất.
Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc nắm rõ thông tin về cách chữa trào ngược dạ dày khi mang thai sao cho an toàn và hiệu quả. Nếu có những vấn đề còn thắc mắc về bệnh lý trào ngược dạ dày mẹ bầu nên hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được đưa ra lời khuyên hợp lý nhất.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang