12 cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà đơn giản, hiệu quả

Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà bằng phương pháp nào để mang lại hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe. Đau bụng trên rốn khá phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bạn hãy cùng Genk STF tìm hiểu nguyên nhân đau bụng trên rốn và cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà qua nội dung bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân gây đau bụng trên rốn

Đau bụng trên rốn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và cũng có thể biến mất nhanh chóng. Trong một số trường hợp, cơn đau bụng trên rốn có thể kéo dài nhiều giờ, thậm chí vài ngày với đặc điểm là đau âm ỉ. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, các bạn có thể tham khảo:

1.1. Đau bụng trên rốn do giun gây ra

Nếu nguyên nhân gây đau bụng la do giun gây ra thì cơn đau sẽ xuất hiện ở quanh rốn và đôi khi cơn đau sẽ ở trên rốn. Trường hợp giun chui vào ống mật thì đặc điểm của cơn đau sẽ có sự thay đổi là đau dữ dội hơn, khiến người mắc ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi và đau đớn.

dau-bung-tren-ron
Đau bụng trên rốn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

1.2. Đau bụng trên rốn do viêm đại tràng

Viêm đại tràng là căn bệnh phổ biến với đặc điểm nổi bật là xuất hiện đau bụng trên rốn theo từng cơn. Triệu chứng này xuất hiện ở cả viêm đại tràng cấp tính và mãn tính. Ngoài đau bụng, bệnh còn gây ra một số triệu chứng khác, đó là:

  • Số lần đi ngoài nhiều hơn bình thường.
  • Chướng bụng đầy hơi.
  • Có thể bị táo bón.
  • Vùng thượng vị đau âm ỉ nhiều ngày.

1.3. Đau dạ dày – tá tràng

Đau bụng trên rốn có thể xuất phát từ bệnh lý đau dạ dày – tá tràng. Bệnh gây ra cơn đau với đặc điểm là đau âm ỉ, kéo dài. Cùng với đó là xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác, có thể kể đến như:

  • Buồn nôn.
  • Ợ chua.
  • Ợ hơi.

1.4. Hội chứng ruột kích thích

Rối loạn chức năng đại tràng sẽ dẫn đến hội chứng ruột kích thích, hay còn có tên gọi khác là viêm đại tràng co thắt, hội chứng đại tràng co thắt. Các triệu chứng khi bị hội chứng ruột kích thích bao gồm:

  • Đau bụng trên rốn từng cơn.
  • Vùng hạ vị, nửa bụng phải, nửa vùng trái hoặc vùng thượng vị quặn thắt.
  • Có thể bị táo bón hoặc đi phân lỏng, phân sống.

1.5. Đau bụng trên rốn do bệnh lý liên quan đến gan mật

Những bệnh lý liên quan đến gan mật như viêm gan siêu vi, bệnh túi mật, áp xe gan, đường dẫn mật… cũng gây ra các cơn đau bụng trên rối. Ngoài ra, tình trạng đau bụng trên rốn cũng xuất phát từ những người bị suy tim, sỏi túi mật.

Những triệu chứng khác liên quan đến bệnh lý về gan hoặc tuyến tụy đó là:

  • Nước tiểu màu đậm.
  • Nôn và buồn nôn.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Cơn đau ngày càng nghiêm trọng nếu không được xử lý.

1.6. Đau bụng trên rốn do những nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì đau bụng trên rốn còn có thể xuất phát từ những lý do dưới đây:

  • Lách sưng cũng gây ra tình trạng đau thượng vị lệch sang trái.
  • Sỏi thận hoặc sỏi ở niệu quản cũng gây ra những cơn đau bụng quằn quại khi ngồi trên xe bị xóc hoặc sau khi vận động.
  • Một số trường hợp nguy hiểm cũng gây đau bụng trên rốn như thủng túi mật, thủng dạ dày, ứ nước tiểu,…

2. Xác định đau bụng trên rốn bằng cách nào?

Người bệnh nên theo dõi tình trạng các cơn đau của mình để xác định rõ hơn về các cơn đau trên rốn đến từ nguyên nhân nào. Nếu cơn đau xuất hiện nhưng cũng nhanh chóng biến mất và không tái phát nhiều lần thì rất có thể đó chỉ là do bạn đầy bụng, ăn quá no hoặc dung nạp thức ăn khó tiêu hóa.

Tuy nhiên, với những trường hợp cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc tái phát nhiều lần thì không nên chủ quan. Lúc này, mọi người nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán, làm những xét nghiệm chuyên sâu để tìm ra chính xác nguyên nhân gây đau bụng.

tham-kham
Nếu đau bụng trên rốn kéo dài, âm ỉ thì nên được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán

Bác sĩ có thể yêu cầu nội soi dạ dày đối với những người bệnh có tiền sử mắc bệnh dạ dày để có chẩn đoán chính xác. Việc nội soi dạ dày cũng nhằm mục đích tìm xem có sự hiện diện của vi khuẩn HP hay không. Từ đó, có hướng điều trị phù hợp và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

3. Đau bụng trên rốn khi nào cần gặp bác sĩ

Với những trường hợp đau bụng trên rốn dưới đây, người bệnh nên nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Không nên để cơn đau kéo dài vì có thể sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe:

  • Cơn đau bụng ngày càng tăng và mức độ nghiêm trọng hơn. Cơn đau từ trên rốn di chuyển xuống bên phải bụng.
  • Cơn đau bụng kèm theo tình trạng nhiều lần nôn ói khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
  • Cơn đau không chỉ ở bụng mà còn xuất hiện ở ngực, cánh tay, sau lưng, cằm.
  • Ngoài đau bụng, người bệnh còn bị hoa mắt, khó thở, choáng váng, chóng mặt.
  • Bụng có cảm giác phình to ra.
  • Cơ thể sốt cao trên 38 độ C.

4. Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà

Với những trường hợp cơn đau bụng trên rốn không nghiêm trọng, mọi người có thể áp dụng một số cách chữa đau bụng tại nhà dưới đây để cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn.

4.1. Uống nước ấm

Uống nước là cách bổ sung nước cho cơ thể, giúp các phản ứng hóa học trong cơ thể diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, uống nước còn là cách để làm giảm các cơn đau bụng trên rốn do nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi.

Để giảm đau bụng được hiệu quả, các bạn nên uống nước ấm thay vì nước lạnh. Khi được bổ sung nước sẽ giúp quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể được thuận lợi, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cần tránh các đồ uống không tốt cho sức khỏe như cà phê, nước ngọt đóng chai, nước có gas, rượu bia,…

4.2. Chườm nóng

Chườm nóng là một trong những cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà khá hiệu quả. Việc chườm nóng với cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Bạn có thể dùng bình nước nóng hoặc ấm rồi bọc khăn lại. Hoặc có thể dùng túi chườm ấm.
  • Tiến hành đặt túi chườm hoặc bình nước nóng đã được bọc khăn lên vùng bụng bị đau với thời gian 5 – 10 phút. Nếu tình trạng đau vẫn xảy ra, bạn hãy chườm ấm tiếp 5 – 10 phút.

Lưu ý: Trong quá trình chườm phải cẩn thận để không gây bỏng da do bình nước quá nóng.

4.3. Massage nhẹ nhàng

Một trong những cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà khá hữu ích là massage vùng bụng nhẹ nhàng. Cách làm đơn giản như sau:

  • Bạn tự thực hiện massage bằng cách đặt tay lên khu vực bụng phía trên. Sau đó, massage theo chiều kim đồng hồ.
  • Thực hiện liên tục đều đặn và nhẹ nhàng với khoảng 100 – 200 vòng sẽ giúp cơn đau giảm đi rõ rệt.

Lưu ý: Để tăng hiệu quả giảm đau, giúp thư giãn và tuần hoàn máu tốt hơn, bạn có thể thoa một chút dầu gió lên vùng bụng rồi mới tiến hành massage.

4.4. Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà bằng gừng mật ong

  • Bạn chỉ cần lấy 1 ít gừng rửa sạch rồi loại bỏ phần vỏ bên ngoài và đem thái gừng thành lát mỏng.
  • Cho gừng đã thái vào ly nước nóng ngâm trong 10 phút. Hoặc bạn cũng có thể cho gừng vào nước và đun sôi kỹ trong khoảng vài phút.
  • Tiếp đến, lọc lấy phần nước, loại bỏ bã gừng. Thêm chút mật ong vào khuấy đều cho dễ uống là có thể thưởng thức.
  • Nên uống nước gừng mật ong khi còn ấm để phát huy hiệu quả tốt nhất.

4.5. Chữa đau bụng trên rốn bằng vỏ quýt

vo-quyt
Chữa đau bụng trên rốn bằng vỏ quýt

Bạn có thể sử dụng vỏ quýt kết hợp với một số nguyên liệu khác để chữa đau bụng trên rốn tại nhà. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Mỗi loại 10g, bao gồm: Vỏ quýt, gừng tươi.
  • Gạo: 30g.
  • Nước: 350ml

Cách thực hiện:

  • Với các nguyên liệu đã chuẩn bị, bạn cho hết vào nồi rồi trộn đều lên.
  • Bắc nồi lên bếp và đun hỗn hợp cho sôi lên thật kỹ
  • Chắt lấy phần nước để uống. Nên uống ngay khi còn ấm để giảm đau nhanh hơn.

4.6. Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà bằng lá bạc hà

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lá bạc hà
  • Gừng
  • Hạt thì là
  • Tỏi băm
  • Tiêu đen

Cách thực hiện:

  • Tùy từng nguyên liệu mà chúng ta cần phải làm sạch. Sau đó, cho các nguyên liệu vào máy xay rồi tiến hành xay nhuyễn với nhau.
  • Hỗn hợp thu được đem pha với nước ấm rồi uống.
  • Duy trì uống mỗi ngày 2 lần và kiên trì áp dụng trong 1 – 2 tuần để giảm đáng kể cơn đau.

4.7. Sử dụng nghệ để giảm đau bụng trên rốn

Nghệ có đặc tính kháng viêm nên có cộng dụng tốt trong việc giảm đau do rối loạn tiêu hóa, dạ dày. Bên cạnh đó, khi sử dụng nghệ còn giúp duy trì độ pH trong dạ dày nhằm giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, trơn tru hơn.

Bạn chỉ cần nhai sống trực tiếp một ít nghệ khi đã loại vỏ, rửa sạch hoặc pha nghệ với nước nóng là có thể uống.

4.8. Giảm đau bụng bằng cam thảo

Cam thảo giúp niêm mạc đại tràng, dạ dày có lớp nhầy để bảo vệ khỏi sự tấn công của axit dịch vị. Bên cạnh đó, cam thảo còn giúp nhu động ruột hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn. Vì thế, sử dụng cam thảo đúng cách sẽ giúp giảm đau bụng trên rốn, khắc phục chứng khó tiêu, đầy bụng khá tốt.

Cách thực hiện: Bạn chỉ cần cho 1 thìa cà phê cam thảo vào ly cùng 200ml nước ấm rồi ngâm trong khoảng 10 phút là có thể thưởng thức. Duy trì uống mỗi tuần 2 – 3 lần để đường tiêu hóa được khỏe mạnh, khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa gây đau bụng.

4.9. Lá ổi giảm đau bụng trên rốn

Sử dụng lá ổi là một trong những cách dân gian chữa đau bụng trên rốn được nhiều người áp dụng. Cách thực hiện như sau:

  • Lấy những lá ổi non đem rửa sạch. Đối với con gái thì lấy 9 lá ổi non, con trai thì chỉ cần sử dụng 7 lá là được.
  • Khi đã rửa sạch lá ổi, bạn đem nhai trực tiếp cùng 1 ít muối rồi nuốt.

Ngoài cách dùng trực tiếp tươi sống, bạn có thể phơi khô lá ổi rồi đem sắc với nước cùng với vỏ quýt và gừng.

4.10. Cách chữa đau bụng bằng lá trầu không

Lá trầu không có khả năng kháng viêm nên được nhiều người sử dụng để giảm đau do các bệnh lý về dạ dày.

Cách làm: Bạn rửa sạch lá trầu không rồi nhai trực tiếp cùng với một ít nước. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn cách khác là rửa sạch lá trầu, giã nát rồi chắt lấy nước để uống.

4.11. Sử dụng giấm táo 

Giấm táo là một trong những giải pháp tuyệt vời giúp nồng độ pH trong dạ dày được ổn định và giảm đau bụng trên rốn hiệu quả.

Cách làm: Mỗi khi cơn đau xuất hiện, bạn chỉ cần pha 1 muỗng giấm táo vào ly cùng 200ml nước ấm và 1 thìa mật ong. Khuấy đều lên là có thể thưởng thức. Ngày uống 2 lần sẽ giúp giảm đau rất tốt.

4.12. Sử dụng thuốc Tây

Một số loại thuốc Tây có khả năng làm giảm các cơn đau bụng trên rốn nhanh nên cũng được nhiều người sử dụng. Có thể kể đến như:

  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc chống co thắt.
  • Thuốc cầm tiêu chảy.
  • Thuốc nhuận tràng.
  • Bổ xung các loại men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa.

Tùy từng những triệu chứng mà mọi người sẽ cân nhắc sử dụng loại thuốc sao cho phù hợp. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng thuốc Tây vì dễ gây nhiều tác dụng phụ và nguy cơ tái phát bệnh sau đó là rất cao.

5. Những lưu ý khi bị đau bụng trên rốn

Khi cơn đau trên rốn xuất hiện, người bệnh nên tuân thủ những lưu ý dưới đây để việc điều trị đạt hiệu quả cao, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm:

Đến gặp bác sĩ để được kiểm tra

Khi xuất hiện cơn đau bụng trên rốn với đặc điểm đau nhói từng cơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, mới có phương án điều trị phù hợp và tận gốc.

Không nên lo âu, căng thẳng

Khi bị đau bụng trên rốn, các bạn không nên căng thẳng, lo âu sẽ làm gia tăng các cơn đau do nhu động ruột co bóp thất thường. Bên cạnh đó, các lợi khuẩn cũng bị tiêu diệt do căng thẳng, khiến lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

tap-yoga
Tập luyện yoga thay vì lo lắng để giảm đau bụng trên rốn hiệu quả

Thay vì căng thẳng, lo âu, người bệnh nên chú ý tập luyện thể dục thể thao, yoga hay khí công nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe, giải tỏa stress trong cuộc sống, công việc.

Ăn uống điều độ

  • Cần lựa chọn các thực phẩm tươi ngon, có xuất xứ rõ ràng và không chứa chất bảo quản, hóa chất.
  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm lên men, gia vị chua cay, các món ăn chứa nhiều dầu mỡ…
  • Bổ sung các loại rau xanh, củ quả, trái cây… để tăng cường chất xơ, vitamin, khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa.
  • Không nên ăn quá no vào buổi tối và không nên ăn vặt khi đã khuya. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Những loại sữa có đường lactose khó tiêu thì nên hạn chế. Hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm có chứa lợi khuẩn Bifidobacterium để nâng cao sức đề kháng, tốt cho đường ruột.

Kết luận

Đau bụng trên rốn có nguyên nhân do đâu và cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà đã được giải đáp trên đây. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích để khắc phục tình trạng bụng trên rốn bị đau được an toàn, hiệu quả.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7