Các triệu chứng của bệnh bạch cầu

Các tế bào non yếu chưa trưởng thành sản sinh tế bào ở tốc độ chóng mặt rồi xâm lấn đến các vùng xung quanh gây nên bệnh ung thư bạch cầu. Hãy cùng GenK STF tìm hiểu triệu chứng ung thư bạch cầu ngay bài viết dưới đây.

1. Ung thư bạch cầu là gì?

Ung thư bạch cầu hay còn gọi là Ung thư Máu. Thông thường, phần tủy xương sẽ sản xuất ra các tế bào bạch cầu, các tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Ung thư bạch cầu xảy ra khi quá trình sản xuất bị gián đoạn. Việc này dẫn đến việc sản sinh ra các tế bào tủy chưa trưởng thành được gọi là sự bộc phát bạch cầu. Những sự bộc phát bạch cầu này sẽ dồn ép các tế bào tủy bình thường dẫn đến sự suy giảm các tế bào máu bình thường.

2. Triệu chứng ung thư bạch cầu

2.1. Cơ thể bầm tím, dễ chảy máu

Khi mắc bệnh bạch cầu, cơ thể rất dễ bị bầm tím và chảy máu chỉ sau một tác động nhỏ. Các vết bầm tím xuất hiện do tình trạng vỡ mạch máu nhỏ. Tùy vào trạng thái sinh lý của tiểu cầu mà xuất hiện các cục máu đông.

2.2. Xuất hiện các triệu chứng bất thường ở bụng

Thông thường, khi mắc bệnh bạch cầu, trẻ thường xuyên bị đau bụng. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do tế bào máu trắng tập trung tại khu vực lá lách, gan, thận khiến các cơ quan này bị sưng và đau.

Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng khiến sụt cân nghiêm trọng.

2.3 Khó thở

Các tế bào ung thư có khả năng co cụm lại nhất là xung quanh tuyến ức. Chúng khiến cho các bé luôn cảm thấy khó thở, ho, thậm chí là đau khi thở. Nếu gặp hiện tượng này, phụ huynh nên cho bé đến phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để chuẩn đoán và hỗ trợ điều trị sớm.

Khó thở là 1 trong những triệu chứng bệnh bạch cầu
Khó thở là 1 trong những triệu chứng bệnh bạch cầu

2.4. Dễ bị nhiễm trùng

Những trẻ mắc bệnh bạch cầu thường rất dễ bị nhiễm trùng. Bởi bạch cầu chính là thành phần kháng khuẩn rất quan trọng trong cơ thể. Việc nhiễm trùng khiến trẻ mắc phải một số triệu chứng: Sốt, ho, chảy nước mũi…

2.5. Sưng tấy

Như chúng ta đã biết, đại đa số các hạch bạch huyết đều có chức năng lọc máu. Tuy nhiên, một số tế bào ung thư có thể xuất hiện và lưu trú trên hạch này khiến xuất hiện thêm nhiều vết sưng, đau trên cơ thể.

Lúc này, để xác định có phải bệnh máu trắng hay không cần tiến hành chụp cộng hưởng từ và chụp CT để xác định chính xác căn bệnh.

Ngoài ra, việc tuyến ức phì đại còn ảnh hưởng không nhỏ đến tim, gây nên tình trạng mặt và cánh tay sưng vù.

2.6. Đau xương khớp

Với bệnh nhân mắc bệnh máu trắng hay ung thư máu, các tế bào vi khuẩn sẽ xâm nhập vào và sản sinh nhanh chóng khiến xương khớp đau nhức.

2.7. Thiếu máu

Trên thực tế, hồng cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Lúc này, người bệnh không thể sản sinh đủ lượng hồng cầu cần thiết đi nuôi cơ thể.

Khi mắc triệu chứng này, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, da nhợt nhạt, xanh tái thậm chí là thở gấp.

Để phát hiện bệnh và có cách hỗ trợ điều trị hiệu quả, hãy đến cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa gần nhất để tiến hành xét nghiệm cần thiết và chuẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất

3. Nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu

Đến nay đã có không có nguyên nhân chính xác của bệnh bạch cầu. Những lý do duy nhất được chứng minh là gây ra bệnh bạch cầu là bức xạ ion hóa. Khi tai nạn Tsernopil nơi ông đã phá hủy nhà máy điện hạt nhân và nhiều trẻ bị phơi nhiễm phóng xạ đã bị bệnh ung thư máu. Một nguyên nhân khác của bệnh bạch cầu là những hóa chất như benzene, một chất hóa học được sử dụng như một dung môi cho sơn.

Những nguyên nhân trên không gây ra tất cả bệnh bạch cầu, có những người tùy thuộc vào cơ thể của họ, hệ thống miễn dịch của họ bảo vệ khỏi các bệnh khác nhau. Có nhiều nguyên nhân khác của bệnh bạch cầu, mà tiếc là vẫn còn được xác nhận, bởi vì có những người bị bệnh mà không được tiếp xúc với những lý do trên và không có những người xung quanh họ yếu.

4. Các phương pháp điều trị ung thư bạch cầu

Việc điều trị ung thư bạch cầu là phụ thuộc vào loại ung thư. Các phương thức điều trị khác nhau bao gồm:

  • Liệu pháp sinh học để giúp hệ thống miễn dịch của bạn tiêu diệt các tế bào.
  • Hóa trị để tiêu diệt tế bào bệnh ung thư – điều này có thể bao gồm một, hai hoặc nhiều loại thuốc.
  • Xạ trị (tia X năng lượng cao) để tiêu diệt các tế bào bệnh
  • Cấy ghép tế bào gốc hoặc tủy sống để thay thế tủy sống bất thường.
  • Liệu pháp nhắm mục tiêu để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào bệnh.

Thông qua bài viết trên đây, mong rằng các bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin về bệnh ung thư bạch cầu. Nhận biết sớm triệu chứng ung thư bạch cầu sẽ giúp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Thông tin liên hệ