Các phương pháp chẩn đoán ung thư đường mật phổ biến hiện nay
Với các phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư đường mật sẽ giúp bạn phát hiện chính xác tình trạng của bệnh, biết xem bệnh đang ở giai đoạn nào để có phương pháp điều trị thích hợp nhất. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chẩn đoán tình trạng bệnh, trong đó có 2 phương pháp chính là chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về những phương pháp này ngay bây giờ nhé!
Nội dung bài viết
1. Triệu chứng ung thư đường mật giai đoạn cuối
Bệnh ung thư đường mật giai đoạn cuối với tỉ lệ sống khá thấp do lúc này các tế bào ung thư đã lan rộng và di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể. Ở giai đoạn này, việc điều trị cho bệnh nhân chỉ giúp giảm đau và kéo dài thêm thời gian sống.
+ Vàng da, vàng mắt: triệu chứng này xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu của bệnh và càng về giai đoạn cuối thì màu vàng của da và mắt sẽ càng đậm hơn.
+ Đau bên phải bụng: khi đến giai đoạn cuối thì các cơn đau sẽ càng rõ rệt và khó chịu hơn do khối u đã phát triển và lan rộng sang các cơ quan khác.
+ Ngứa da: ở ung thư đường mật giai đoạn cuối, mức độ ngứa da sẽ càng trầm trọng hơn với những cơn ngứa dữ dội và mức độ sẽ tăng dần về đêm.
+ Gan to: khi ung thư đường mật đã di căn lên gan thì sẽ xuất hiện những triệu chứng đặc trưng tại cơ quan này như gan to, mềm với bờ tù và bệnh nhân ung thư đường mật trong gan có thể sờ thấy được với mật độ mềm.
Bên cạnh những dấu hiệu trên, bệnh nhân ung thư đường mật giai đoạn cuối sẽ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, chướng bụng, giảm cân nhanh chóng và sức khỏe cũng suy kiệt trầm trọng.
2. Chẩn đoán ung thư đường mật bằng phương pháp lâm sàng
Bệnh ung thư đường mật thường có những biểu hiện, triệu chứng dễ nhận thấy. Chính vì thế, khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định được căn bệnh bằng những phương pháp cụ thể như nghe, nhìn, sờ và hỏi thêm thông tin từ người bệnh.
Đặc biệt, để chẩn đoán bệnh ung thư đường mật, bác sĩ có thể dựa vào những biểu hiện lâm sàng như: sụt cân, chán ăn, vàng da, vàng mắt, đau âm ỉ vùng thượng vị bên phải… Trường hợp, khi người bị bệnh ung thư đường mật ở giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ có biểu hiện túi mật căng to, xuất hiện khối u ở bụng trên bên phải.
3. Chẩn đoán ung thư đường mật bằng phương pháp cận lâm sàng
3.1. Xét nghiệm máu
Khi người bệnh bị ung thư đường mật sẽ dẫn đến chỉ số Bilirubin tăng, đồng thời các chỉ số khác như AST, ALT và Phosphatase cũng tăng mạnh. Chính vì thế, chẩn đoán bệnh ung thư đường mật bằng phương pháp xét nghiệm máu là rất hiệu quả. Tuy nhiên cũng có trường hợp, người bị bệnh ung thư đường mật nhưng chưa có biểu hiện vàng da thì khi xét nghiệm máu có thể sẽ cho kết quả chỉ số bilirubin bình thường còn 3 chỉ số còn lại tăng cao.
3.2. Xét nghiệm chất chỉ thị CA 19-09
Xét nghiệm chất chỉ thị CA 19-09 cũng là một trong những phương pháp chẩn đoán ung thư đường mật với độ đặc hiệu là 86% và độ nhạy 89%. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chất này tăng nồng độ đột biến thì chứng tỏ đường mật có vấn đề và có thể là đang bị xơ hóa nguyên phát.
3.3. Siêu âm kết hợp nội soi
Phương pháp siêu âm kết hợp nội soi sẽ cung cấp cho bác sĩ những hình ảnh rõ nét nhất về hệ thống đường mật. Từ đó, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát và nhận ra những tổn thương ở hệ thống đường mật để xác định chính xác tình trạng bệnh cũng như đánh giá được mức độ di căn của căn bệnh.
Phương pháp siêu âm kết hợp nội soi là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong chẩn đoán ung thư đường mật.
3. 4. Chụp đường mật bằng cộng hưởng từ (MRC)
Với sự phát triển của y học, phương pháp chụp cộng hưởng từ là phương pháp mới, tiên tiến, cho kết quả chính xác cao sẽ giúp bác sĩ dễ dàng quan sát một cách rõ ràng hệ thống đường mật mà không gây bất kỳ xâm lấn nào. Từ đây, bác sĩ có thể chẩn đoán, phát hiện chính xác bệnh lý đường mật để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
3. 5. Chụp đường mật xuyên qua da
Chụp đường mật xuyên gan qua da hay còn gọi là phương pháp PTC và phương pháp chụp đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán chính xác bệnh ung thư đường mật. Với phương pháp này, hình ảnh giải phẫu đường mật sẽ đường hiện rõ, giúp bác sĩ có thể nhìn thấy được chính xác vị trí tắc nghẽn đường mật.
4. Phương pháp điều trị ung thư đường mật hiệu quả
Ở giai đoạn cuối, do tế bào ung thư đã lan rộng ra khỏi đường mật nên không thể thực hiện phẫu thuật. Thay vào đó, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp thích hợp hơn để có thể làm giảm các triệu chứng bệnh đồng thời tạo sự thoải mái và dễ chịu cho bệnh nhân, tùy chọn có thể bao gồm:
+ Hóa trị: điều trị ung thư bằng thuốc có sử dụng hóa chất nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư.
+ Xạ trị: sử dụng các tia bức xạ công suất cao chùm năng lượng như tia X quang nhằm giết chết tế bào ung thư
+ Đặt stent giảm tắc đường mật: các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật đặt một ống kim loại rỗng (stent) vào ống mật để giữ nó mở hoặc phẫu thuật định tuyến đường mật xung quanh tắc nghẽn.
5. Làm sao để chăm sóc bệnh nhân ung thư đường mật?
Với những bệnh nhân ung thư đường mật thì cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống trong những ngày tháng cuối đời.
Bệnh nhân ung thư đường mật nên duy trì chế độ dinh dưỡng ít chất béo, ít cholesterol hoặc có hàm lượng protein cao, tránh ăn nội tạng động vật như não, gan, thận, cá và thực phẩm chiên, rán chứa nhiều dầu mỡ hoặc các đồ ăn cứng. Nên tăng cường các thực phẩm chống nhiễm trùng như đậu xanh, mướp đắng, diếp cá, bách hợp, thực phẩm giúp nhuận tràng như quả óc chó, quả sung, hạt vừng,…Bệnh nhân không ăn đồ cay nóng, uống rượu bia hoặc đồ uống có chứa nhiều chất kích thích, hút thuốc lá.
Đặc biệt, bệnh nhân ung thư đường mật giai đoạn cuối rất dễ bị trầm cảm, luôn sống trong trạng thái hoang mang và lo sợ. Do đó, người thân, gia đình và bạn bè của bệnh nhân phải thường xuyên động viên để bệnh nhân có thể an tâm và lạc quan hơn.
Trên đây là một số phương pháp chẩn đoán ung thư đường mật chính xác nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với các bạn. Chẩn đoán bệnh ung thư đường mật sớm hay muộn là yếu tố quan trọng quyết định bệnh của bạn có thể chữa khỏi được hay không. Chính vì thế, bất cứ khi nào cơ thể bạn có những biểu hiện bất thường, hãy ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám.