Biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu sớm nhận biết để cứu sống bản thân
Biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu nên sớm nhận biết để đi thăm khám kịp thời nhằm điều trị phù hợp để đạt hiệu quả cao. Lý do là bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý nguy hiểm, nằm trong nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Vì thế, việc nắm được biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu là rất quan trọng nên các bạn hãy cùng Genk STF tìm hiểu rõ hơn dưới đây.
Xem thêm:
- Chia sẻ của người chồng chăm vợ ung thư giai đoạn cuối
- Ung thư tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Tìm hiểu công dụng của Fucoidan liquid trong hỗ trợ điều trị ung thư
Nội dung bài viết
1. Bệnh tim là gì?
Bệnh tim hay còn gọi là bệnh tim mạch. Đây là bệnh lý liên quan đến sự hoạt động của các mạch máu cũng như sức khỏe của trái tim.
Bệnh tim được chia thành nhiều bệnh khác nhau, phổ biến là các bệnh sau:
- Bệnh cơ tim.
- Suy tim.
- Loạn nhịp tim.
- Bệnh động mạch vành.
Bệnh tim mạch ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh bởi gây ra tình trạng xơ cứng, hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu. Bệnh còn khiến việc cung cấp oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể bị gián đoạn hoặc không đủ. Từ đó, làm cho hoạt động của các cơ quan bị ngưng trệ, dẫn đến từng bộ phận bị phá hủy và gây tử vong.
Bệnh tim có thể xảy ra ở bất cứ ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng chúng ta có thể kiểm soát bệnh bằng cách theo dõi cẩn thận và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
2. Biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu
Bệnh tim cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn biến chứng nguy hiểm cũng như giảm nguy cơ tử vong. Do đó, các bạn nên nằm lòng các biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu dưới đây để thăm khám sớm:
2.1. Vùng ngực đau
Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tim mạch là đau, tức vùng ngực. Ở mỗi người bệnh thì cường độ đau sẽ khác nhau. Có người sẽ cảm nhận cơn đau nhói âm ỉ thoáng qua. Thế nhưng, cũng có người lại cảm thấy đau như bóp nghẹn và gây khó thở.
Triệu chứng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, kể cả khi bạn đang nghỉ ngơi. Cơn đau tức ngực thường xuất hiện trong vài phút. Thế nhưng, có những trường hợp cơn đau dữ dội kéo dài thì cần sớm đi thăm khám bác sĩ.
Thế nhưng, có những trường hợp mặc dù mắc bệnh tim mạch nhưng lại không bị đau tức ngực và không có dấu hiệu nào liên quan đến cơn đau ngực.
2.2. Khó thở
Khó thở là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch. Khi đó, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác khó thở như ngực bị vật gì đó đè lên. Tình trạng này sẽ càng tăng và rõ rệt hơn khi bạn nằm xuống. Thậm chí, bạn sẽ gặp khó khăn khi thực hiện hít sâu.
Những người mắc bệnh tim mạch dù không phải gắng sức nhưng mỗi khi hít thở cũng sẽ cảm thấy khó khăn. Mức độ sẽ càng nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân ngủ vì khi đó tim có thể giảm khả năng co bóp một cách đột ngột. Từ đó, gây gián đoạn quá trình bơm máu từ tim đến phổi và gây khó thở.
2.3. Biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu – Chóng mặt
Chóng mặt có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề khác nhau như ngủ không đủ giấc, ăn uống không đủ chất, đứng lên đột ngột… Thế nhưng, chóng mặt cũng có thể là biểu hiện của bệnh tim mạch. Bởi khi mắc bệnh tim, các cơ quan sẽ không nhận được lượng máu cần thiết do tim không đủ sức để bơm đến. Do đó, nếu bạn hay bị chóng mặt, hoa mắt kèm theo tình trạng tức ngực, khó thở thì khả năng mắc bệnh tim là rất cao.
2.4. Ho kéo dài
Khi ho kéo dài, chúng ta sẽ thường nghĩ ngay đến hệ hô hấp đang gặp vấn đề chứ ít ai nghĩ đến bệnh tim mạch. Thế nhưng, nếu tình trạng ho mạn tính có xu hướng xuất hiện nhiều về đêm hay khi nằm đầu thấp thì bạn không nên chủ quan. Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch.
Tình trạng ho kéo dài mà có kèm theo bọt hồng hoặc dịch nhầy màu trắng cảnh báo nguy cơ bị suy tim nguy kịch. Lý giải cho vấn đề này nhu cầu bơm máu đi tuần hoàn của cơ thể bởi tim không thể đáp ứng đầy đủ được. Tình trạng này dẫn đến phù phổi, ứ đọng trong phổi và các vi mạch phế nang bị tổn thương. Đây là tình trạng nguy hiểm và người bệnh có thể sẽ được yêu cầu nhập viện khẩn cấp để làm các xét nghiệm nhằm xử lý kịp thời.
2.5. Kiệt sức, mệt mỏi
Bạn thường xuyên bị mệt mỏi, kiệt sức khi thực hiện những hoạt động bình thường. Hoặc tình trạng này cũng xảy ra ngay cả khi bạn mới ngủ dậy. Hiện tượng này được lý giải là do lượng máu đến tim, phổi, não bị thiếu thường xuyên. Kết quả là các cơ quan không nhận được đủ lượng oxy, dinh dưỡng nên các cơ quan kém hoạt động hơn.
2.6. Chán ăn, buồn nôn
Chán ăn, buồn nôn có thể do nhiều bệnh lý gây ra. Thế nhưng, đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tim. Khi bị bệnh tim, bạn sẽ thường do gặp tình trạng chán ăn, có cảm giác no do lượng dịch ứ tại các cơ quan tiêu hóa và gan.
2.7. Hiện tượng phù
Hiện tượng phù là một trong những biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu mà các bạn không nên xem nhẹ. Triệu chứng này có đặc điểm là mí mắt nặng, mặt bị căng và to hơn mỗi khi ngủ dậy. Hoặc vào các thời điểm nhất định trong ngày bàn chân bị phù không rõ nguyên nhân. Những dấu hiệu này đều là cảnh báo suy tim cần được xử lý sớm.
2.8. Nhịp tim nhanh, mạch không đều
Khi chức năng của tim gặp vấn đề do bệnh tim thì khả năng bơm máu của tim sẽ bị suy giảm hoặc ảnh hưởng. Để đảm bảo lượng máu bơm đủ đến các cơ quan thì đòi hỏi tim phải đập nhanh hơn. Vì thế, nhịp tim sẽ đập nhanh hơn và người bệnh có cảm giác hồi hộp.
2.9. Tiểu nhiều về ban đêm
Suy tim sẽ khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên vào ban đêm. Lý do là thông qua các mạch máu, sự dịch chuyển nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận. Để tránh tình trạng này, vào buổi tối, người bệnh nên hạn chế uống nước.
2.10. Đau nhức không rõ nguyên do
Bệnh động mạch vành sẽ gây ra nhiều cơn đau nhức mà không thể giải thích được nguyên nhân do đau. Bởi các cơn đau có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau mà ít ai nghĩ rằng nó liên quan đến bệnh tim mạch. Có thể kể đến như đau ở quai hàm, đau vùng bụng trên, đau lưng, đau cánh tay.
2.11. Một số biểu hiện khác
Ngoài các biểu hiện kể trên, bệnh tim còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác, bao gồm:
- Thường xuyên lo lắng.
- Ngủ ngáy.
- Ngất xỉu.
- Lòng bàn tay đổ mồ hôi.
3. Chẩn đoán bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch sẽ được bác sĩ chẩn đoán dựa vào thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Đối với thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng thực thể cũng như hỏi thăm về tiền sử bệnh của gia đình và bản thân. Đồng thời, tìm hiểu xem người bệnh có tiếp cận các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hay không như tiểu đường, hút thuốc, căng thẳng, béo phì,…
Khi đã thăm khám lâm sàng xong, bạn sĩ sẽ thăm khám cận lâm sàng bằng cách chỉ định làm một số xét nghiệm chuyên sâu. Bao gồm:
- Chụp cộng hưởng từ tim (MRI).
- Điện tâm đồ (ECG).
- Máy theo dõi Holter.
- Siêu âm tim – Doppler tim.
- Đặt ống thông tim.
- Chụp cắt lớp vi tính tim (CT scan).
4. Điều trị bệnh tim bằng cách nào?
Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác bệnh tim mà bạn đang mắc phải và mức độ bệnh. Từ đó, sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao. Phổ biến là các phương pháp điều trị sau đây:
- Điều trị bằng thuốc: Đối với các trường hợp nhiễm trùng tim, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Tùy thuộc vào loại bệnh tim mà bệnh nhân mắc mà bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc kiểm soát bệnh tim phù hợp.
- Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, lối sống: Người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt và lối sống sao cho phù hợp để hỗ trợ kiểm soát bệnh. Theo đó, chế độ ăn uống ít chất béo và ít natri. Kết hợp tập luyện thể dục nhẹ nhàng, đều đặn. Tránh xa rượu bia và thuốc lá.
- Phẫu thuật tim, kỹ thuật y tế: Khi thuốc điều trị không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật tim hoặc các kỹ thuật y tế.
5. Biện pháp phòng ngừa bệnh tim
Ngoài bệnh tim mạch bẩm sinh là không thể phòng ngừa. Còn lại các bệnh tim khác đều có thể phòng ngừa bằng các biện pháp hữu ích sau:
- Theo dõi và thường xuyên kiểm soát lượng cholesterol trong máu.
- Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, huyết áp.
- Nói không với thuốc lá, rượu bia, chất kích thích gây hại.
- Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và tốt cho sức khỏe.
- Tránh để bản thân bị béo phì, có kế hoạch giữ và kiểm soát cân nặng ổn định.
- Tập luyện thể dục thể thao điều độ mỗi ngày để thúc đẩy lưu thông khí huyết và tăng cường sức khỏe.
- Tuân thủ chế độ ngủ khoa học, tránh thức khuya quá 23h và nên đảm bảo ngủ đủ mỗi ngày từ 7 – 8 tiếng đồng hồ.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường nhằm tầm soát bệnh sớm và hiệu quả.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về bệnh tim mạch cũng như biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu. Việc nắm được dấu hiệu sớm của bệnh tim sẽ giúp các bạn thăm khám kịp thời để điều trị và kiểm soát bệnh được tốt hơn, tránh các biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 20/8/2016 nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị