Biện pháp giảm đau cho người bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Khi bệnh nhân mắc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối, cơn đau của bệnh nhân cũng dữ dội hơn và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt thường ngày. Lúc này các biện pháp giảm đau cho người bệnh vào giai đoạn cuối có thể là thuốc uống, châm cứu, phẫu thuật,… tuỳ vào mức độ và nguyên nhân gây ra cơn đau.

1.   Bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là gì?

Dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối dễ dàng quan sát và nhận biết hơn so với giai đoạn đầu của bệnh. Lúc này, các tế bào ung thư đã bắt đầu xâm lấn tới các cơ quan khác trong đó có hạch bạch huyết, bàng quang, xương, phổi, não, gan,…

Cụ thể về mức độ lây lan của bệnh, ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối được chia thành 2 giai đoạn:

– Ung thư cổ tử cung giai đoạn IVA : tế bào ung thư lan tới bàng quang hoặc trực tràng.

– Ung thư cổ tử cung giai đoạn IVB: tế bào ung thư lan tới gan, phổi, xương, các hạch bạch huyết xa, xương chậu.

Dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối dễ dàng quan sát và nhận biết hơn
Dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối dễ dàng quan sát và nhận biết hơn

2. Dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Khi những tế bào ung thư cổ tử cung di căn, các dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối nguyên phát thường rõ ràng hơn với các dấu hiệu thường gặp là:

+ Giảm cân: nguyên nhân giảm cân của người bệnh do tác dụng phụ của phương pháp điều trị như hoá trị, xạ trị làm người bệnh bị mất vị giác, ăn không ngon, chán ăn. Còn đối với bệnh nhân chưa được điều trị, người bệnh bị giảm cân do sức khoẻ giảm sút vì tế bào ung thư tàn phá cơ thể.

+ Chảy máu âm đạo bất thường: chảy máu âm đạo thường xảy ra sau quan hệ tình dục hoặc đối với phụ nữ mãn kinh. Dấu hiệu dễ dàng phân biệt là người bệnh bị chảy máu khi không phải đến chu kỳ kinh nguyệt, chu kỳ kinh kéo dài bất thường.

+ Dịch tiết âm đạo có thể lẫn máu, ngả màu vàng, tiết ra giữa kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh.

+ Sau khi quan hệ tình dục bị đau vùng kín, đau vùng chậu cũng là một dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối cần lưu ý.

+ Xương dễ bị gãy do tế bào ung thư lan tới xương.

+ Đau lưng, sưng chân.

+ Khó thở: người bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thường bị khó thở do phổi bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng suy hô hấp. Tế bào ung thư lúc này đã lan tới phổi và làm suy chức năng phổi trầm trọng.

+ Rò rỉ nước tiểu hoặc phân từ âm đạo.

+ Gan to, cổ trướng do sự phát triển của khối u.

3. Bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối di căn đến những bộ phận nào?

3.1. Bệnh ung thư cổ tử cung di căn bàng quang

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối đã di căn vào bàng quang là tình trạng tiểu tiện không kiểm soát; người bệnh có thể bị són tiểu khi hắt hơi hay làm các việc nặng cần dùng lực.

Một vài trường hợp khác cũng di căn vào bàng quang thì bị tiểu khó, tiểu rắt hay đi tiểu có lẫn máu.

3.2. Ung thư cổ tử cung di căn gan

Một dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối di căn gan thường thấy đó là những cơn đau vùng bụng phải (vùng gan) và hiện tượng cổ chướng (bụng chướng, căng tức). Khi đi khám sẽ quan sát được hình thành khối gan phình to, lá lách mở rộng kích thước bất thường và có thể bị tràn dịch màng bụng.

Vì đã di căn vào gan nên người bệnh có thể bị vàng da, vàng mắt.
Vì đã di căn vào gan nên người bệnh có thể bị vàng da, vàng mắt

3.3. Ung thư cổ tử cung di căn lên phổi

Khi tế bào ung thư cổ tử cung di căn sang phổi người bệnh sẽ bị những cơn ho kéo dài không dứt, tự mua thuốc uống cũng khỏi, cơn ho có thể kèm ra máu, đau tức ngực, khó thở, đau lưng, đau vai là những dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.

3.4. Ung thư cổ tử cung di căn xương

Những triệu chứng như đau nhức các khớp xương đặc biệt là đối với vùng xương chậu, xương tay, xương chân và cột sống là dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Thậm chí tới giai đoạn muộn hơn người bệnh còn có tình trạng dễ bị gãy xương kèm theo dấu hiệu chân tay tê bì.

3.5. Ung thư cổ tử cung di căn não

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối khi di căn tới não là hiện tượng động kinh, thần kinh bị suy nhược, tâm lý biến đổi kèm thị lực bị suy giảm, thường xuyên chóng mặt, buồn nôn, thể trạng suy nhược.

4. Biện pháp giảm đau cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Ở giai đoạn ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối di căn, tiên lượng sống của người bệnh giảm đáng kể và không có khả năng điều trị khỏi được. Giai đoạn này, bác sĩ sẽ can thiệp các phương pháp giúp kiểm soát bệnh, giảm đau, giảm triệu chứng, giúp người bệnh dễ chịu hơn.

4.1. Giảm đau bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối dựa trên nguyên nhân cơn đau

Nếu như có một khối u hình thành và nó tạo áp lực tới dây thần kinh trong cơ thể của bệnh nhân khiến người bệnh bị đau thì các bác sĩ sẽ can thiệp phẫu thuật để giải quyết vấn đề này. Nếu không thể loại bỏ khối u hoàn toàn thì phương pháp xạ trị hoặc hóa trị cũng có thể áp dụng để giảm kích thước khối u trước.

4.2. Tác động vào quá trình truyền tín hiệu thần kinh

Tác động vào quá trình truyền tín hiệu thần kinh là việc áp dụng một số liệu pháp giảm đau đặc biệt khi thuốc giảm đau không có tác dụng giảm đau đối với người bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.

Ví dụ về liệu pháp đặc biệt này: tiêm thuốc vào tuỷ sống người bệnh hoặc dây thần kinh hay các mô xung quanh của dây thần kinh để dẫn truyền tín hiệu về phía cơn đau. Từ đó cơn đau sẽ được xử lý.

4.3. Sử dụng thuốc giảm đau

Sử dụng thuốc giảm đau cho cơn đau của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là liệu pháp phổ biến nhất để kiểm soát và quản lý cơn đau. Sử dụng thuốc giảm đau nào, liều bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào mức độ đau, vị trí đau, giai đoạn bệnh, tình trạng sức khoẻ. Lưu ý người bệnh phải được chỉ định của bác sĩ mới sử dụng, không tự ý uống.

Sử dụng thuốc giảm đau cho cơn đau của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là liệu pháp phổ biến nhất
Sử dụng thuốc giảm đau cho cơn đau của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là liệu pháp phổ biến nhất

Thuốc giảm đau không chứa opioid

Đây là lựa chọn phù hợp cho các bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối bị đau ở dạng nhẹ. Các bác sĩ đôi khi cũng kê đơn thuốc giảm đau này và kết hợp cùng với một vài loại thuốc giảm đau khác nếu như cơn đau ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối trở nên nghiêm trọng hơn.

Thuốc nhóm này sẽ bao gồm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen (Advil) hay Motrin, acetaminophen (Tylenol).

Thuốc giảm đau dây thần kinh

Bao gồm một số dạng thuốc chống trầm cảm ví dụ như duloxetine (Cymbalta), thuốc chống động kinh như gabapentin (Gralise, Neurontin) và pregabalin (Lyrica).

Thuốc giảm đau opioid

Thuốc giảm đau opioid (còn được gọi là thuốc phiện) thường được sử dụng song song với thuốc giảm đau không chứa opioid.

Nhóm thuốc này bao gồm các loại từ các nhà sản xuất khác nhau như Hydrocodone, Fentanyl, Hydromorphone, Methadone, Morphine, Oxycodone, Oxymorphone.

Các bác sĩ sẽ xem xét và tiến hành kê đơn thuốc giảm đau opioid cho người bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau trước đó. Loại thuốc giảm đau này có nguy cơ gây nghiện cao nên cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ và bảo quản thuốc cẩn thận không để lẫn với thuốc khác.

Thông tin liên hệ