[Tư vấn] Bị ung thư dạ dày có nên mổ không?

Nhiều người có suy nghĩ phẫu thuật ung thư có thể làm tế bào ung thư di căn mạnh hơn. Vậy bị ung thư dạ dày có nên mổ không? Mời bạn đọc cùng tìm lời giải đáp trong bài viết của GenK STF dưới đây.

Xem thêm:

Tổng quan về phẫu thuật ung thư dạ dày

Phẫu thuật là một phương pháp điều trị ung thư dạ dày được chỉ định hầu như ở mọi giai đoạn nhằm mục đích loại bỏ khối u, giảm nhẹ triệu chứng chèn ép do khối u gây ra. Nhiều trường hợp sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ đặt một ống thông từ thực quản xuống ruột, nhằm mục đích thức ăn lỏng đưa vào cơ thể sẽ trực tiếp xuống ruột chuyển hóa dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng.

Phẫu thuật ung thư dạ dày được thực hiện sau khi gây mê toàn thân và có 2 kỹ thuật chính để loại bỏ phần tế bào ác tính là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mổ mở.

Các phương pháp phẫu thuật ung thư dạ dày

Phẫu thuật nội soi cắt bỏ niêm mạc

Nhiều trường hợp, người bệnh phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn rất sớm, các tế bào ác tính mới hình thành khu trú ở một vùng niêm mạc dạ dày chưa hình thành khối u. Trường hợp này thường được chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp nội soi. 

Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ vùng niêm mạc ác tính mà không gây mất máu nhiều, chính vì thế người bệnh sau phẫu thuật sẽ phục hồi rất nhanh, và không phải nằm viện theo dõi quá lâu.

Phẫu thuật cắt bán phần dạ dày

Với những trường hợp tế bào ác tính đã phát triển nhanh, hình thành khối u kích thước vẫn còn nhỏ và chưa có hiện tượng di căn hạch, phúc mạc và các cơ quan lân cận khác thì phẫu thuật cắt bán phần dạ dày sẽ được chỉ định. Phương pháp này nhằm mục tiêu loại bỏ phần dạ dày có khối u, phòng ngừa tái phát, di căn cho người bệnh. Một số trường hợp đã có hạch di căn gần đó, nạo vét hạch sẽ được tiến hành luân trong phẫu thuật

Sau khi phần dạ dày có khối u được loại bỏ, phần dạ dày lành tính còn lại sẽ được nối trực tiếp với thực quản, ruột non và vẫn có thể đảm bảo được chức năng tiêu hóa thức ăn của cơ thể.

Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày

Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày được chỉ định trong những trường hợp tế bào ung thư đã lan rộng khắp dạ dày hoặc khối u đã có hiện tượng di căn nhiều đến hạch mạc treo và các cơ quan khác. Sau khi phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày, thực quản sẽ được nối trực tiếp xuống ruột non. 

Phẫu thuật ung thư dạ dày giúp loại bỏ triệt căn khối u

Đây là phương pháp phẫu thuật triệu căn rất tốt, tuy nhiên có nhược điểm là sau phẫu thuật người bệnh có thể gặp tình trạng rối loạn dinh dưỡng do thức ăn không được tiêu hóa qua dạ dày mà đổ thẳng xuống ruột non. Thời gian phục hồi thể trạng sau phẫu thuật ung thư dạ dày cũng lâu hơn rất nhiều so với phương pháp phẫu thuật nội soi hoặc cắt bán phần dạ dày.

Xem ngay >>> [Mách bạn] Ung thư dạ dày có ăn được yến không?

Sau phẫu thuật ung thư dạ dày có thể gặp triệu chứng gì?

Thường các trường hợp phẫu thuật cắt bán phần hoặc toàn bộ dạ dày sẽ gây nhiều biến chứng, triệu chứng sau phẫu thuật hơn so với phương pháp phẫu thuật nội soi. Cụ thể, một số triệu chứng bệnh nhân thường gặp sau phẫu thuật như:

  • Chảy máu vết mổ sau phẫu thuật, hình thành cục máu đông hoặc tổn thương các cơ quan lân cận trong quá trình phẫu thuật.
  • Sau phẫu thuật thể tích dạ dày sẽ bị thu nhỏ và chức năng co bóp của dạ dày cũng yếu hơn vì thế người bệnh có thể thường xuyên gặp các triệu chứng như đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu.
  • Bên cạnh đó, người bệnh sẽ có cảm giác ăn nhanh no hơn và mỗi bữa chỉ ăn được ít một.
  • “Hội chứng dumping” là thuật ngữ mô tả một nhóm triệu chứng người bệnh thường gặp sau phẫu thuật cắt dạ dày do quá trình tiêu hóa thức ăn xuống ruột diễn ra quá nhanh. Các triệu chứng bao gồm: chóng mặt, buồn nôn, chuột rút, tiêu chảy. Hội chứng này thường xảy ra vài tháng sau phẫu thuật hoặc nhiều người có thể bị ảnh hưởng đến suốt đời.

Ung thư dạ dày có nên mổ không?

Nhiều người có quan niệm ung thư dạ dày là không được động dao kéo, không được phẫu thuật, nếu sử dụng phương pháp này sẽ làm khối u phát triển nhanh hơn và tế bào ung thư sẽ nhanh chóng di căn khắp cơ thể. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, phản khoa học khiến nhiều người bỏ lỡ mất giai đoạn vàng để điều trị bệnh.

Phẫu thuật đóng vai trò là phương pháp điều trị rất quan trọng với bệnh nhân ung thư dạ dày, nhất là bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn sớm. Phẫu thuật sẽ giúp triệu căn, loại bỏ hoàn toàn khối u giúp phòng ngừa xâm lấn, di căn cho người bệnh. Các trường hợp phát hiện giai đoạn sớm, tuân thủ phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác bác sĩ đưa ra tỷ lệ chữa khỏi bệnh rất cao.

Đối với người bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn, phẫu thuật vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Vì ở giai đoạn muộn, khối u to gây chèn ép cơ quan lân cận, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Hoặc nhiều trường hợp khối u to che lấp toàn bộ dạ dày, cản trở quá trình thức ăn di chuyển xuống ruột khiến người bệnh không ăn uống được. Những trường hợp này, điều trị phẫu thuật sẽ giúp giải phóng chèn ép, làm thông đường tiêu hóa thức ăn xuống ruột, giúp giảm nhẹ triệu chứng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Như vậy, đáp án cho câu hỏi bị ung thư dạ dày có nên mổ không là hoàn toàn có bạn nhé. Đây là phương pháp điều trị rất quan trọng và áp dụng hầu hết với bệnh nhân ung thư dạ dày ở mọi giai đoạn.

Xem ngay >>> Bị ung thư dạ dày có quan hệ được không?

Lưu ý về chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư dạ dày

Sau phẫu thuật ung thư dạ dày, chức năng tiêu hóa của người bệnh bị giảm sút rất nhiều, bạn cần lưu ý một số điểm sau để chăm sóc bệnh nhân tốt hơn:

  • Thể tích dạ dày sau phẫu thuật bị thu nhỏ hoặc nhiều trường hợp đã cắt toàn bộ dạ dày vì thế người bệnh sẽ ăn được rất ít mỗi bữa. Cần phải tăng số lượng bữa hàng ngày lên cho người bệnh, đảm bảo 6-8 bữa một ngày. Khi cơ thể người bệnh quen dần có thể ăn được nhiều lên thì có thể giảm dần số bữa xuống.
  • Người bệnh nên ăn chậm, nhai kỹ để giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Người bệnh nên ăn các đồ ăn chế biến mềm, lỏng để cơ thể dễ hấp thu, không ăn đồ ăn cứng.
  • Không nên uống nước trong cùng bữa ăn, vì sẽ làm người bệnh ăn nhanh no hơn.
  • Hạn chế ăn trước khi đi ngủ, bữa ăn cuối cùng nên ăn trước khi đi ngủ tối thiểu 2 giờ.
  • Các nhóm thực phẩm người bệnh nên ăn bao gồm thực phẩm bổ sung protein, ngũ cốc nguyên hạt, rau quả hữu cơ.
  • Các nhóm thực phẩm người bệnh nên hạn chế ăn bao gồm đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, các đồ ngọt chứa quá nhiều đường, thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn như rượu, bia.

Hy vọng thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi bị ung thư dạ dày có nên mổ không. Phẫu thuật là phương pháp rất quan trọng với người bệnh ung thư dạ dày kể cả ở giai đoạn sớm hay giai đoạn muộn. Vì thế, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Xem ngay >>> Sau phẫu thuật ung thư dạ dày nên ăn gì?

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

https://youtu.be/MM1aeZUe178
Thông tin liên hệ