[Giải đáp] Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không?

Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không là một vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm hiện nay. Vacxin phòng ngừa HPV là một loại vacxin có tác dụng giúp phòng virus gây ra bệnh mụn cóc sinh dục trong đó có sùi mào gà. Tuy nhiên bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không cũng là câu hỏi mà được rất nhiều người muốn biết. Mời bạn cùng GENK STF tìm hiểu qua bài viết sau đây để có câu trả lời cho mình nhé.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu về căn bệnh sùi mào gà

1.1. Sùi mào gà là bệnh lý như thế nào? 

Bệnh sùi mào gà là 1 trong những căn bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm có tốc độ lây lan cao do Human Papilloma Virus gây ra. Virus HPV này sẽ xâm nhập và gây các bệnh lý liên quan đến da và niêm mạc thông qua việc sản sinh u nhú, mụn cóc ở các cơ quan và đặc biệt là đường sinh dục hay đường hô hấp. Virus này cũng là tác nhân chủ yếu có thể dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung đây là căn bệnh nguy hiểm chưa có thuốc đặc trị hiện nay. 

1.2. Phân loại bệnh sùi mào gà

Tùy vào vị trí xâm nhập và gây bệnh của HPV mà bệnh sùi mào gà chia thành các loại khác nhau bao gồm: 

  • Mụn cóc sinh dục đây là trường hợp các u nhú xuất hiện ở các vị trí tại vùng kín như môi lớn, môi bé hay âm đạo ở nữ giới hoặc dương vật, bao quy đầu đối với nam. Các trường hợp bị mụn cóc sinh dục nếu như không điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản hay làm bệnh tiến triển sang ung thư âm đạo, ung thư dương vật.    
  • Mồng gà hậu môn là bệnh xảy ra khi virus xâm nhập và gây các nốt sần vùng niêm mạc. Bệnh lý này đôi khi bị nhầm lẫn với trĩ dẫn đến phương pháp điều trị sẽ không hiệu quả.
  • Một số trường hợp người nhiễm HPV còn bị mồng gà ở miệng. Khi đó khoang miệng của người bệnh sẽ xuất hiện các mảng trắng. Thông thường, bệnh lý này xuất hiện ở những người có thói quen quan hệ tình dục bằng đường miệng. Sùi mào gà ở miệng gây đau đớn mỗi khi nói chuyện, nuốt thức ăn, nước uống từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
uong-ruou-sau-1-ngay-tiem-hpv-co-sao-khong
Người bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không?

2. Vậy người bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không?   

Chính vì mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng của loại virus này nên khi xâm nhập vào cơ thể thì có không ít người thắc mắc khi đã bị sùi mào gà sẽ có thể tiêm vacxin HPV được không. Tiêm phòng HPV là 1 trong số những biện pháp được nhiều chuyên gia khuyến cáo hiện nay để giúp ngăn ngừa các bệnh lý do virus này gây ra. Sùi mào gà ở giai đoạn đầu sẽ thường không có biểu hiện rõ ràng hay bất kỳ cảm giác nào. Điều đó có thể gây khó khăn cho việc phát hiện sớm bệnh lý. Tuy nhiên, nếu như không có biện pháp can thiệp thì bệnh có thể chuyển hướng nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Hiện nay, theo nghiên cứu virus HPV có hơn 100 tuýp khác nhau và khoảng 40 loại có thể gây bệnh đường sinh dục trên cơ thể người. Tùy vào mỗi tuýp của virus mà khả năng gây ra các bệnh cũng khác nhau. Do đó, câu hỏi người đã bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không thì câu trả lời là hoàn toàn vẫn có thể. Nếu như bạn đã bị bệnh sùi mào gà thì việc tiêm phòng vacxin HPV sẽ giúp phòng ngừa nhiễm virus thuộc các tuýp gây bệnh khác.

Hơn nữa, việc tiêm vacxin HPV đối với người đã bị bệnh sùi mào gà còn có tác dụng giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh tái nhiễm. Bởi vì hệ miễn dịch của cơ thể không có khả năng chống lại mầm bệnh dù đã từng phơi nhiễm và điều trị khỏi. Tuy nhiên, việc tiêm phòng vacxin HPV lại có khả năng làm được điều này. Chính vì vậy mà nếu trong điều kiện cho phép thì bạn hãy thực hiện tiêm phòng HPV để bảo vệ sức khỏe cho cơ thể. 

3. Các loại vacxin tiêm phòng HPV sùi mào gà phổ biến hiện nay

Vacxin tiêm phòng HPV gây bệnh sùi mào gà thường được chia thành 2 loại:

  • Loại 1: Vacxin phòng ngừa HPV chủng 16 và chủng 18, đây là hai chủng HPV gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Loại vacxin này sẽ có tác dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung và tiền ung thư cổ tử cung.
  • Loại 2: Vacxin phòng ngừa các chủng HPV-16, HPV-18, HPV-11, HPV-6, trong đó HPV-11 và HPV-6 là 2 chủng chủ yếu gây bệnh mụn cóc sinh dục. Loại vắc xin này sẽ có tác dụng giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, tiền ung thư, ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn…

Cả 2 loại vacxin kể trên đều có tác dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Loại 2 còn có tác dụng giúp phòng chống mụn cóc sinh dục ở nam giới, nữ giới cũng như các bệnh ung thư khác liên quan như ung thư âm đạo, âm hộ, hậu môn, trực tràng… 

Trong trường hợp mà người bệnh đã được chẩn đoán mắc bệnh sùi mào gà và có đang điều trị bệnh sùi mào gà theo đơn thuốc của bác sĩ thì vẫn có thể tiêm vacxin phòng ngừa tái phát và hỗ trợ điều trị bệnh sùi mào gà theo hướng dẫn của các bác sĩ.

Tuy nhiên, có 1 số trường hợp sẽ không tiêm phòng sùi mào gà được như:

  • Người có phản ứng với các thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người đang điều trị các bệnh lý khác và nếu những bệnh lý này là nhẹ và không gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người bệnh thì các bác sĩ có thể xem xét việc tiêm phòng vacxin HPV cho bệnh nhân. Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị mắc các bệnh lý khác ở mức độ trung bình hay nặng thì nên đợi cho đến khi tình hình bệnh nhẹ hơn.

Vì vậy, trước khi tiêm phòng HPV thì các bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát sức khỏe cho người bệnh, thử phản ứng của cơ thể đối với thuốc và sau đó mới quyết định có tiêm phòng HPV.

Người bệnh cần lưu ý, sau khi tiêm phòng vắc xin HPV thì có thể xảy ra một vài phản ứng phụ như:

  • Sưng đỏ, đau ở chỗ tiêm
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Gặp phải một số vấn đề khác có thể xảy ra phải kể đến như: Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu tại chỗ…

Vì tất cả những điều trên nên mọi người cần phải lưu ý, sau tiêm phòng HPV thì người bệnh nên lưu lại tại cơ sở y tế ít nhất thời gian 30 phút để theo dõi những phản ứng của cơ thể và kịp thời đưa ra biện pháp xử lý nếu cần thiết. 

3. Những vấn đề có liên quan đến việc tiêm phòng vacxin HPV 

Bên cạnh những thắc mắc về việc người bệnh bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không thì còn có nhiều vấn đề khác cũng được mọi người quan tâm. 

3.1. Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không?   

vacxin-hpv
Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không?

Đối với phụ nữ đã từng quan hệ tình dục thì cần phải làm xét nghiệm trước khi tiêm phòng HPV. Việc tiêm phòng HPV sẽ cần bao gồm 3 mũi theo lịch trình quy định. Và bạn chỉ cần đến cơ sở tiêm phòng đúng theo hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ để có thể đảm bảo hiệu quả tốt nhất. 

Tuy nhiên, nếu như sức khỏe bạn không đảm bảo hay có xảy ra bất cứ vấn đề nào thì bạn có thể thực hiện khám tổng quát để kiểm tra trước khi tiêm phòng. Điều này sẽ giúp đảm bảo sự an toàn tối đa và sẽ không có bất kỳ rủi ro nào làm tổn hại sức khỏe của bạn.

3.2. Những đối tượng nên thực hiện tiêm phòng HPV

Tiêm phòng vacxin HPV hiện nay được giới chuyên môn đánh giá tương đối an toàn và cho hiệu quả phòng bệnh cao. Và các đối tượng được khuyến cáo nên thực hiện chích ngừa bao gồm: 

  • Nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi nên thực hiện tiêm phòng với đầy đủ 3 mũi để có thể phòng tránh nhiễm HPV và đặc biệt là phòng bệnh ung thư cổ tử cung. 
  • Những người ở độ tuổi cao hơn hay đã từng trải qua quan hệ tình dục vẫn có thể thực hiện chích ngừa HPV, tuy nhiên, hiệu quả của vacxin không cao. 
  • Nam giới trong độ tuổi trên thì cũng nên thực hiện tiêm phòng để ngăn ngừa các bệnh do HPV gây ra.
  • Những người có hệ miễn dịch kém do có bệnh lý nền, kể cả những đối tượng bị nhiễm HIV.
  • Những người đã bị nhiễm HPV trong độ tuổi từ 14 đến dưới 60 tuổi cũng có thể thực hiện tiêm phòng để ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm và giúp hỗ trợ điều trị.

Như vậy, câu hỏi bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không đã được trả lời chi tiết thông qua những thông tin nói trên. Không những vậy, việc chích ngừa vacxin HPV với những bệnh nhân sùi mào gà sẽ có thể giúp ngăn ngừa được khả năng chuyển biến sang ung thư. Tuy nhiên, các bạn cũng không được vội vàng khi phát hiện sùi mào gà mà tiến hành tiêm phòng ngay. Điều tốt nhất, bạn cần tìm đến các cơ sở khám, chữa bệnh chất lượng để có thể kiểm tra và tham khảo ý kiến của chuyên gia. 

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7