Bệnh nhân bị bướu cổ tuyến giáp có nguy hiểm không?

Bệnh nhân bị bướu cổ tuyến giáp có nguy hiểm không là vấn đề được rất nhiều người tìm hiểu. Bướu cổ là bệnh lý về tuyến giáp phổ biến có tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới sẽ cao hơn so với nam. Biểu hiện thường thấy nhất đó là vùng cổ bệnh nhân bị hình thành bướu lồi lên do sự ảnh hưởng từ kích thước tuyến giáp. Và để biết bệnh nhân bị bướu cổ tuyến giáp có nguy hiểm không thì mời bạn cùng GENK STF tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu về bướu cổ tuyến giáp

1.1. Bướu cổ tuyến giáp là gì?

Bướu cổ tuyến giáp hình thành từ sự phát triển của các nhân giáp nhỏ bắt nguồn từ lớp tế bào lót ở bề mặt bên trong của tuyến giáp. Các nhân giáp này có thể tiết ra hormon tuyến giáp và gây ra tình trạng cường giáp do hoạt động quá mức của tuyến giáp. Trong một số trường hợp người bệnh sẽ cần phải điều trị. 

buou-co
Bướu cổ tuyến giáp là gì?

1.2. Có mấy loại bướu cổ tuyến giáp?

Bệnh bướu cổ tuyến giáp được chia làm 5 loại như sau:

Bướu giáp đơn thuần

Bướu giáp đơn thuần là loại bướu cổ mà nguyên nhân gây ra không phải do u hay viêm và các chức năng của tuyến giáp hoàn toàn bình thường. Bao gồm 3 thể như sau:

  • Thể nhân: Nhân có thể nằm ở bất kỳ 1 vị trí nào trên tuyến giáp, có kích thước như hạt lạc hay lớn hơn.
  • Thể lan tỏa: Do các nhu mô của tuyến giáp phì đại tạo nên, do đó bướu có sẽ hình thức đồng dạng với tuyến giáp.
  • Thể hỗn hợp: Bướu thể nhân (đơn hay đa nhân) trên nền bướu ở thể lan tỏa.

Bướu giáp độc tính

Bướu tuyến giáp độc tính là dạng bướu cổ có kèm theo tình trạng cường giáp hay nhiễm độc thyroxin. Bao gồm 3 dạng như sau:

  • Bướu nhân độc tính: Thường gọi là bệnh Plummer, đây là bướu có dạng thể nhân nhu mô cường chức năng và chúng có thể tiết ra lượng hormone tuyến giáp quá mức khiến cho cơ thể bị nhiễm độc.
  • Bướu lan tỏa nhiễm độc: Thường gọi là bệnh Basedow, bướu này có thể lan tỏa kết hợp với tình trạng nhiễm độc giáp.
  • Bướu giáp Basedow hóa: Ban đầu người bệnh chỉ bị bướu giáp đơn thuần, tuy nhiên vì 1 số nguyên nhân nào đó mà chuyển thành độc tính.

U lành tính tuyến giáp

U lành tính tuyến giáp thường gặp ở độ tuổi trung niên. Khối u tuyến giáp này thường đơn độc và nằm ở bất kỳ vị trí nào trên tuyến giáp. Những biểu hiện lâm sàng của bệnh này thường khó phân biệt với bướu giáp đơn thuần thể nhân cũng như u tuyến giáp lành tính.

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp xuất hiện nhiều ở độ tuổi 40 – 60. Biểu hiện là hình thành khối u đơn độc thường nằm ở cực dưới của tuyến giáp, có bề mặt sần sùi, mật độ chắc chắn và độ di động kém do đã xâm lấn vào các tổ chức xung quanh. Nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ có tiên lượng tốt hơn so với các loại ung thư khác.

Viêm tuyến giáp có triệu chứng bướu giáp

Viêm tuyến giáp có triệu chứng bướu giáp bao gồm các loại sau:

  • Bệnh hashimoto hay còn được gọi viêm tuyến giáp tự miễn dịch: Bướu thường sẽ có dạng to lan tỏa và đôi khi có kích thước khá lớn làm chèn ép từ đó gây nên các biểu hiện khó nuốt, khó thở.
  • Bệnh Riedel hay còn gọi là xơ tuyến giáp mãn tính, bệnh này thường là dạng bướu lan tỏa, có mật độ chắc, kém di động và cũng gây nên tình trạng khó nuốt cũng như khó thở đối với bệnh nhân.
  • Bệnh De Quervain còn gọi là viêm tuyến giáp bán cấp tính hay viêm tuyến giáp có tế bào khổng lồ. Bướu sẽ có dạng từng đợt lan tỏa với mật độ chắc chắn gây cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bướu cổ tuyến giáp

Theo các chuyên gia, nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng bướu cổ đó chính là cơ thể bị thiếu hụt một lượng i-ốt nhất định, tuy nhiên không phải bổ sung i-ốt là có thể chữa khỏi bệnh. Bởi vì tác nhân của bướu cổ liên quan chủ yếu đến hệ thần kinh, còn đối với tuyến giáp thông thường sẽ hấp thụ i-ốt thông qua việc ăn uống. Khi tuyến giáp mà không nhận được đầy đủ lượng i-ốt từ những yếu tố bên ngoài thì tự nó sẽ sản sinh hormone để bù đắp. Sự sản xuất iod quá mức cho khiến tuyến giáp sẽ phồng to kích thước của mình ra và tạo ra tình trạng bướu cổ thường gặp.

Và bạn có thể bị bướu cổ bởi sử dụng 1 số loại thuốc hoặc ăn một số loại thức ăn, cụ thể như sau:

  • Các loại thuốc như thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc thấp khớp, thuốc cản quang (sử dụng trong chụp chiếu chẩn đoán hình ảnh), muối lithi trong chuyên khoa tâm thần,…
  • Các loại thức ăn như khoai mì, măng, rau họ cải,… sẽ khiến chức năng tổng hợp hormon tuyến giáp bị ức chế.
  • Rối loạn hoạt động của tuyến giáp do yếu tố bẩm sinh và chủ yếu chịu sự ảnh hưởng từ gia đình.
  • Ngoài ra còn 1 số nguyên nhân hiếm gặp khác như là: hút thuốc lá làm cản trở hấp thu iod, viêm giáp, thay đổi nội tiết tố nữ,…

3. Những triệu chứng của bệnh bướu cổ tuyến giáp mà bạn cần chú ý

Bệnh bướu cổ ban đầu sẽ không có những biểu hiện quá đặc trưng chính vì vậy người bệnh thường hay bỏ qua. Biểu hiện rõ ràng nhất đó là tuyến giáp to phình ra, tuy nhiên khi bướu nhỏ thì việc quan sát sẽ gặp rất nhiều khó khăn, phải quan sát nghiêng hay sờ nắn thì mới có thể thấy. Tuy nhiên bạn cũng có thể thử quan sát một số biểu hiện dưới đây:

  • Khi nuốt, họng của bạn sẽ thấy khó chịu, luôn cảm giác bị vướng cái gì đó và thậm chí không nuốt được.
  • Khó thở khi nằm.
  • Hay có cảm giác hồi hộp và thỉnh thoảng có những cơn đau tim thoáng qua, bị giảm cân, đổ mồ hôi nhiều hay có những dấu hiệu bị thừa hormone.
  • Thường xuyên căng thẳng. trí nhớ bị giảm sút, da khô nẻ, cảm thấy lạnh hoặc bị táo bón,…
  • Khí bướu phát triển to hơn thì việc nhận biết bệnh bướu cổ sẽ trở nên rõ ràng và trực quan hơn bằng mắt thường.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp đặc biệt mà bạn cần phải lưu ý như sau:

  • Bướu cổ nhưng hình thành ở trong lồng ngực sau xương ức, đây còn gọi là bướu giáp chìm. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn trong việc nuốt và thở nên gặp tình trạng trên.
  • Bướu cổ nhưng ở dưới lưỡi: Bệnh lý chỉ gặp ở phụ nữ, khối bướu sẽ khiến người bệnh khó nhai và nuốt, ảnh hưởng không nhỏ nến việc nói chuyện của bệnh nhân.

4. Bị bướu cổ tuyến giáp có nguy hiểm không?

4.1. Bướu cổ tuyến giáp có nguy hiểm không?

Bị bướu cổ tuyến giáp có nguy hiểm không?

Bướu giáp lành tính sẽ có tiên lượng sống cao hơn rất nhiều so với thể ác tính. Thông thường các bệnh bướu lành sẽ không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào cho người bệnh tuy nhiên thì mọi người không nên chủ quan mà vẫn cần phải thường xuyên theo dõi, thăm khám sức khỏe định kỳ và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo các chuyên gia sức khỏe, bướu giáp lành tính có thể sẽ bị biến chứng thành ác tính và dẫn tới hình thành ung thư. Ở giai đoạn đầu, hầu hết người bệnh sẽ không có triệu chứng rõ rệt tuy nhiên nếu để ý thì vẫn có thể phát hiện ra 1 số biểu hiện cơ bản như: sút cân nhanh chóng, dễ hồi hộp, tim đập nhanh, lo lắng, thường xuyên có cảm giác buồn ngủ nhưng lại rất khó ngủ, mắt không khép được kín khi ngủ,…

Sau một thời gian xuất hiện các triệu chứng này, tuyến giáp sẽ dần dần phát triển to hơn bình thường và bị phình ra hình thành tạo nên cục bướu. Nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường này thì bạn nên nhanh chóng đi đến cơ sở y tế chuyên khoa làm các xét nghiệm để có thể phát hiện cũng như điều trị bệnh kịp thời nhất hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

4.2. Bướu cổ tuyến giáp có lây không?

Bệnh bướu cổ tuyến giáp có lây không là câu hỏi phổ biến mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Hiện nay các bệnh về tuyến giáp chiếm tỉ lệ tương đối cao và ngày càng gia tăng vì vậy mọi người thường lo lắng cho sức khỏe của bản thân khi gặp và tiếp xúc với những người mắc bệnh. Mặt khác, chúng ta thường thấy những người trong cùng gia đình thường hay mắc chứng căn bệnh này. Vậy thì bướu cổ tuyến giáp có lây không.

Hiện tại, có rất nhiều người vẫn hiểu sai lệch về bản chất của căn bệnh này và dẫn đến sự kỳ thị không đáng có. Theo các chuyên gia bướu tuyến giáp được xếp vào nhóm các bệnh lý không lây nhiễm và hoàn toàn sẽ không lây lan qua tiếp xúc như ăn uống, hơi thở, sinh hoạt,….. Và hiện tượng các thành viên trong gia đình đều bị mắc bướu giáp không phải là bị lây nhiễm mà đó là do di truyền. Vì vậy, nếu như trong gia đình mà từng có người mắc bệnh thì các thành viên khác nên đi làm xét nghiệm sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhất.

5. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bướu cổ tuyến giáp

5.1. Bệnh nhân bướu cổ tuyến giáp kiêng ăn gì?

Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là yếu tố rất quan trọng giúp cải thiện những vấn đề về sức khỏe và trong đó có cả tình trạng bướu cổ. Để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh như: mệt mỏi, khó nuốt,… thì người bệnh cần cắt giảm một số loại thực phẩm sau:

  • Các loại rau họ cải như: cải xanh, cải xoăn, cải bắp, cải bruxen,… 
  • Thực phẩm có chứa goitrogenic như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, bắp cải và kể cả đậu nành,…
  • Những loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia,… 
  • Đồ uống chứa caffein như trà xanh hay cà phê.
  • Thực phẩm có nhiều đường như kẹo, bánh, mứt,…
  • Thực phẩm chế biến sẵn như đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp,…
  • Nội tạng động vật như tim, gan, thận,… 
  • Thực phẩm chứa gluten như lúa mạch, lúa mì, bánh quy hay bánh ngọt,…
  • Sữa tươi nguyên kem
  • Các loại quả chứa sắc tố như lê, cam, quýt, nho,… 
  • Đậu nành và các thực phẩm có chứa đậu nành như tào phớ, đậu phụ, sữa, đậu nành lên men,… 

5.2. Người bị bướu cổ tuyến giáp nên ăn gì?

  • Hải sản như tôm, cua, cá, ngao, hến, ghẹ…
  • Sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa như sữa chua, kem, pho mát,… 
  • Rong biển có thể chế biến thành các món ăn như canh rong biển, rong biển ăn với sushi, rong biển trộn salad,..
  • Trứng
  • Khoai tây

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp câu hỏi bị bướu cổ tuyến giáp có nguy hiểm không. Hy vọng bạn sẽ có những hiểu biết về căn bệnh này thông qua bài viết này.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7