Bệnh viện K cơ sở 1 ở đâu? Quy trình thăm khám như thế nào?

Bệnh viện K cơ sở 1 là một bệnh viện thuộc tuyến trung ương về chuyên khoa ung bướu. Bệnh viện K cơ sở 1 là địa chỉ thăm khám và điều trị hàng đầu của các bệnh nhân mắc các bệnh lý ung bướu tại khu vực miền Bắc nói chung và cả nước nói riêng. Vậy để hiểu thêm những thông tin về bệnh viện này thì mời bạn hãy cùng GENK STF tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu thông về Bệnh viện K cơ sở 1

1.1. Lịch sử hình thành Bệnh viện K cơ sở 1

Bệnh viện K cơ sở 1 (hay còn gọi là Bệnh viện K1) thực chất là 1 trong 3 cơ sở của Bệnh viện K Trung ương, đây là tiền thân của bệnh viện Radium Đông Dương, được thành lập vào năm 1923. Cho đến năm 1969 thì bệnh viện này chính thức đổi tên thành bệnh viện K Trung ương trực thuộc quản lý của Bộ Y tế. Đây là nơi chuyên điều trị các căn bệnh ung thư, theo Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ra đời vào ngày 15/5/2003 của Chính phủ. Có thể nói rằng bệnh viện K cơ sở 1 là cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về thăm khám và điều trị bệnh lý ung bướu.

benh-vien-k1
Bệnh viện K cơ sở 1 (hay còn gọi là Bệnh viện K1) thực chất là 1 trong 3 cơ sở của Bệnh viện K Trung ương

1.2. Địa chỉ, thông tin liên lạc bệnh viện K cơ sở 1

Địa chỉ trước đây của bệnh viện K1 là ở số 43 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian gần đây thì bệnh viện K cơ sở 1 đã chuyển sang cơ sở mới tại 9A – 9B Phan Chu Trinh để xây dựng lại cơ sở hạ tầng.

Người bệnh có thể liên hệ sắp xếp lịch thăm khám tại bệnh viện K1 thông qua số điện thoại là: (04) 38 252 143 hay số hotline: 0904 690 818. Trong một số trường hợp đặc biệt hơn thì người bệnh có thể gọi điện đến số cấp cứu: 0904 690 818 để được hỗ trợ trong thời gian nhanh chóng nhất.

1.3. Bệnh viện K1 có làm việc thứ 7 và chủ nhật không?

Bệnh viện K cơ sở 1 khám bệnh từ 8h00 đến 17h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần và sẽ không làm việc vào thứ 7 – Chủ Nhật. Do đó, các bạn hãy chú ý nắm kỹ lịch làm việc cụ thể của bệnh viện để có thể sắp xếp công việc, thời gian thăm khám hợp lý. Tránh trường hợp đi khám vào những ngày bệnh viện K1 không làm việc sẽ làm tốn công sức, thời gian của chúng ta một cách vô ích. 

Xem thêm >>> Quy trình khám bệnh tại bệnh viện K cơ sở 2 như thế nào? Khi đi khám cần lưu ý những gì?

2. Tại sao mọi người luôn đặt bệnh viện K cơ sở 1 là lựa chọn hàng đầu?

Bệnh viện K cơ sở 1 là địa chỉ đầu tiên trong 3 cơ sở của bệnh viện K. Với nhiệm vụ chính của bệnh viện K là cấp cứu, khám, điều trị, phòng chống bệnh cũng như phục hồi chức năng chuyên khoa ung bướu. Đây là địa chỉ uy tín, đáng tin cập cho bệnh nhân có nhu cầu thắm khám sàng lọc phát hiện sớm và ngăn ngừa cũng như điều trị ung thư.

Cả 3 cơ sở của Bệnh viện K đều khám chữa bệnh tốt và hiệu quả tuy nhiên mọi người thường lựa chọn bệnh viện K1 vì những lí do sau đây: 

  • Bệnh viện K1 nằm ở trung tâm thành phố nên thuận tiện cho việc tìm kiếm bệnh viện và đi lại của bệnh nhân
  • Đây là nơi đây quy tụ các giáo sư, tiến sĩ và các bác sĩ chuyên khoa giỏi nên khiến cho các bệnh nhân cảm thấy tin tưởng hơn
  • Tại cơ sở 1 sẽ có nhiều phòng khám hơn nên sẽ giúp bệnh nhân tránh tình trạng phải chờ đợi quá lâu. Ngoài ra, K1 còn khám vào cả ngày thứ 7 

3. Những kinh nghiệm đi khám chữa bệnh tại bệnh viện K cơ sở 1

Để nhằm giúp cho quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện K cơ sở 1 được thuận lợi, nhanh chóng hơn thì chúng tôi xin phép chia sẻ tới bệnh nhân các quy trình cũng như kinh nghiệm thăm khám cụ thể để bạn tham khảo:

3.1. Khám bệnh có BHYT tại Bệnh viện K cơ sở 1

Nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế (BHYT) thì có thể thực hiện theo quy trình hướng dẫn thăm khám như sau:

  • Bước 1: Đăng ký khám bệnh tại quầy tiếp đón tại tầng 1. Bệnh nhân mới khám sẽ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như là: thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có dán ảnh, giấy chuyển tuyến để xuất trình và để đăng ký khám bệnh. Đối với những bệnh nhân khám lại định kỳ thì cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau: giấy hẹn tái khám, thẻ ra viện, nhận phiếu cũng như số thứ tự khám theo chuyên khoa và phòng quy định.
  • Bước 2: Bệnh nhân đi vào khám bệnh theo đúng số thứ tự của mình tại các phòng khám chuyên khoa tại tầng 2, 3, 10 và sau đó sẽ nhận các chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng (khi cần thiết).

Trong trường hợp mà không có chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng thì người bệnh sẽ nhận đơn thuốc (nếu có). Sau đó thì người bệnh xác nhận bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú và sau đó trở về cửa đăng ký khám bệnh để nhận lại thẻ BHYT.

  • Bước 3: Nếu như cần thực hiện các chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng thì bệnh nhân sẽ đóng dấu BHYT vào các phiếu chỉ định xét nghiệm tại các cửa thu viện phí nằm ở tầng vừa khám. Người bệnh sau đó sẽ nộp phí chênh lệch % BHYT (nếu có).
  • Bước 4: Bệnh nhân sẽ thực hiện các chỉ định xét nghiệm theo thông tin ghi trên phiếu và ngồi chờ lấy kết quả theo giờ hẹn đã ghi. Sau khi người bệnh đã có đầy đủ kết quả xét nghiệm thì người bệnh sẽ quay lại cửa đón tiếp và đăng ký khám, chờ theo số thứ tự vào phòng khám để gặp bác sĩ và lấy kết luận.
  • Bước 5:  Nếu như bác sĩ có chỉ định nhập viện thì bệnh nhân cần thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế hay nếu được về điều trị ngoại trú, người bệnh nhận giấy hẹn tái khám mua thuốc theo đơn (nếu có) tại quầy phát thuốc BHYT nằm ở tầng 1.
  • Trở lại quầy tiếp đón tại tầng 1

3.2. Khám bệnh tự nguyện tại Khoa khám bệnh của bệnh viện K cơ sở 1 

Đối với quy trình khám chữa bệnh tự nguyện của bệnh viện K cơ sở 1 thì sẽ đơn giản nhanh chóng hơn rất nhiều:

  • Đăng kí khám bệnh tại quầy tiếp đón tại tầng 1
  • Người bệnh chờ đến lượt để vào phòng khám chuyên khoa tại tầng 2,3 và 10 (số phòng khám sẽ được in đính kèm trên sổ khám bệnh ) 
  • Bệnh nhân hanh toán chi phí thực hiện các chỉ định ở quầy thanh toán tại tầng vừa khám
  • Thực hiện theo các chỉ định của bác sỹ (như số phòng, số thứ tự đã in trên chỉ định) 
  • Trở về phòng khám ban đầu để bác sỹ tư vấn 
  • Mua thuốc theo đơn (nếu có ) tại tầng 1. Nếu có chỉ định nhập viện thì người bệnh đến quầy đón tiếp làm thủ tục.

Xem ngay >>> Bệnh viện nào điều trị ung thư gan bằng phương pháp đốt sóng cao tần tốt nhất?

4. Bệnh viện K cơ sở 1 khám những bệnh nào?

Bệnh viện K1 là bệnh viện tuyến Trung ương chuyên về khám và điều trị ung thư nổi tiếng tại nước ta. Mỗi ngày, bệnh viện sẽ tiếp đón lượng bệnh nhân lớn tới khám một số chuyên khoa sau, để giúp bệnh nhân thuận tiện trong thăm khám sức khỏe tổng quát cũng như tầm soát phát hiện sớm bệnh ung thư ở các bộ phận và các cơ quan khác nhau trong cơ thể, cụ thể là:

  • Khám tổng hợp
  • Tai – Mũi – Họng
  • Đầu mặt cổ
  • Tiêu hóa
  • Thần kinh
  • Phụ khoa
  • Bướu cổ
  • Tiết niệu
  • Gan Mật Tụy
  • Nội khoa… 
benh-vien-k-co-so-1
Bệnh viện K cơ sở 1 khám những bệnh nào?

5. Di chuyển đến bệnh viện K cơ sở 1 bằng phương tiện nào?

Đối với bệnh nhân ở Hà Nội 

  • Nếu như ở Hà Nội mọi người có thể di chuyển đến bệnh viện K cơ sở 1 hết sức dễ dàng bằng nhiều cách khác nhau. Bên cạnh đó, mọi người còn có thể sử dụng các phương tiện như grab, Be và xe buýt để di chuyển đến bệnh viện K1.
  • Các xe buýt đi qua bệnh viện K cơ sở 1 đó là: Tuyến 01, 02, 09, 34, 38, 40A

Đối với bệnh nhân không ở Hà Nội

Bệnh viện K cở sở 1 không chỉ dịa chỉ khám bệnh ở Hà Nội mà còn nổi tiếng tại các tỉnh phía Bắc và cả các tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên, đối với những ai không sinh sống ở Hà Nội việc di chuyển của họ lại rất khó khăn và tốn kém bởi vì các bến xe thường nằm ngoài khu vực trung tâm thành phố. Để giải quyết nỗi lo này cho người bệnh, hiện nay có rất nhiều phương tiện như xe khách liên tỉnh mà người bệnh có thể lựa chọn khi đi thăm khám tại bệnh viện K cở sở 1.

Xem thêm >>> Xét nghiệm ung thư ở bệnh viện nào uy tín nhất?

6. Một số bác sĩ giỏi khám tại Bệnh viện K cơ sở 1

Bệnh viện K cở sở 1 là nơi làm việc của nhiều thầy thuốc, chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm nhiều năm trong việc thăm khám và điều trị cho các bệnh nhân mắc ung bướu. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ tích cực tham gia nghiên cứu và ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào quá trình khám chữa bệnh. Một số các bác sĩ giỏi tại Bệnh viện K1 có thể kể đến:

Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Bình

  • TS.BS Phạm Văn Bình hiện nay đang là Trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K
  • Hiện nay đang là giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Nội soi Robot, Bệnh viện K
  • Nguyên Phó Trưởng khoa Ngoại tổng hợp của Bệnh viện K
  • Có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu hóa
  • Bác sĩ chỉ tiếp nhận bệnh nhân trên 18 tuổi

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Trung Chính

  • BSCK II Vũ Trung Chính hiện là Trưởng khoa Khám bệnh tự nguyện, Bệnh viện K
  • Nguyên Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu Quán Sứ tại Bệnh viện K
  • Nguyên Phó Trưởng khoa Ngoại A của Bệnh viện K
  • Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ung thư
  • Bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân từ 18 tuổi đến 70 tuổi

Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Thu Hiền

  • BSCKI Nguyễn Thị Thu Hiền hiện nay đang là Phó Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện K
  • Bác sĩ Chuyên ngành Ung thư và Tai Mũi Họng của Bệnh viện K
  • Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tai Mũi Họng và Ung bướu

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thái Hưng

  • TS.BS Nguyễn Thái Hưng hiện nay đang là Phó Trường khoa Ngoại bụng II, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều
  • Có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêu hóa
  • Có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh Đường mật
  • Từng là Bác sĩ Phẫu thuật khoa Phẫu thuật Cấp cứu Bụng tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
  • Bác sĩ nhận khám bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Huyền

  • BS Nguyễn Thị Huyền hiện đang là Phó trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu Quán Sứ của Bệnh viện K
  • Có gần 20 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị Ung thư tuyến vú
  • Tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa II chuyên ngành Ung thư tại Đại học Y Hà Nội.

Trên đây là bài chia sẻ của chúng tôi về bệnh viện K cơ sở 1 tại Hà Nội. Hy vọng rằng bài viết trên có thể giúp người bệnh hiểu rõ hơn về quy trình khám bệnh tại bệnh viện cũng như chất lượng dịch vụ và các phương tiện di chuyển đến đây.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: BS Nguyễn Văn Sỹ – bệnh nhân u não dùng GENK STF dự phòng tái phát, ác tính hóa

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7