Giải đáp: Bệnh viêm gan có lây qua đường ăn uống không?

Bệnh viêm gan có lây qua đường ăn uống không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Vì hiện nay bệnh lý viêm gan khá phổ biến, có nhiều người mắc. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh lý viêm gan

Trước khi tìm đáp án cho câu hỏi bệnh viêm gan có lây qua đường ăn uống không, mời bạn đọc cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý viêm gan. Viêm gan là bệnh lý tổn thương tế bào gan và có viêm nhiễm, nguyên nhân chủ yếu do các loại virus gây ra. Một số nguyên nhân khác như ký sinh trùng, nhiễm độc, bệnh lý tự miễn cũng gây ra viêm gan nhưng ít gặp hơn so với viêm gan virus.

Có nhiều loại virus gây ra bệnh lý viêm gan như virus viêm gan A, B, C, D, E,… Trong đó viêm gan do virus viêm gan A, B, C là thường gặp nhất. Một người có thể bị nhiễm 1 loại virus hoặc cũng có thể nhiễm đồng thời 2,3 loại virus. 

Viêm gan A

Viêm gan A là bệnh lý viêm gan do virus HAV gây ra, loại virus này được tìm thấy vào năm 1973. Loại virus này lây nhiễm qua đường ăn uống khi ăn phải thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm có chứa virus hoặc tiếp xúc với chất thải của người bệnh mà không vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn. 

Viêm gan A thường ít có triệu chứng lâm sàng và thường không gây biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể tự khỏi nhưng vẫn có nguy cơ bị tái lại. Hiện nay, vacxin tiêm phòng viêm gan A cũng khá phổ biến, thường được chủng ngừa để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh lý này.

Viêm gan B

Viêm gan A là bệnh lý viêm gan phổ biến nhất do virus HBV gây ra. HBV có kích thước phân tử nhỏ và là loại virus viêm gan duy nhất có axit nhân là DNA. Virus viêm gan B có 2 thể chính là thể hoang dại và thể đột biến. Bệnh lý viêm gan B thường lây truyền qua 3 con đường là đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con.

Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, có trường hợp sẽ tiến triển thành viêm gan cấp, có trường hợp tiến triển thành viêm gan mạn, một số trường hợp khác lại tiến triển âm thầm không có triệu chứng và có thể tự khỏi. Các trường hợp tiến triển âm thầm không có triệu chứng là nguồn lây nhiễm lớn nguy hiểm cho cộng đồng.

Viêm gan B nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tiến triển thành gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan. Hiện nay, tiêm phòng viêm gan B là phương pháp phổ biến được áp dụng rộng rãi để phòng ngừa bệnh lý. Vacxin phòng viêm gan B là loại vacxin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, tiêm phòng miễn phí cho trẻ em.

Viêm gan C

Viêm gan C là bệnh lý viêm gan do virus HCV gây ra, loại virus này được tìm thấy vào năm 1989. Theo nghiên cứu, virus viêm gan C có ít nhất 6 kiểu gen và 50 type bệnh được phát hiện. Loại virus này có thể tránh được các đáp ứng miễn dịch của cơ thể, vì thế người bệnh sau khi điều trị khỏi vẫn có thể bị tái nhiễm trở lại. Hiện nay, chưa có vacxin để phòng ngừa viêm gan C

Tương tự như viêm gan B, viêm gan C cũng lây truyền theo đường máu. Và đa phần sau khi nhiễm virus viêm gan B, bệnh sẽ tiến triển thành mạn tính với tỷ lệ hơn 50-70%. Nhiễm đồng thời cả 2 loại virus viêm gan B và viêm gan C sẽ làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh thành xơ gan và ung thư gan.

Viêm gan D

Virus viêm gan D hay còn gọi là HDV được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1977. Virus viêm gan D là một loại virus không hoàn chỉnh, vì chúng chỉ có phần lõi là nhân ARN còn phần vỏ là kháng nguyên bề mặt của HBV. Vì thế khi nhiễm đồng thời cả viêm gan B thì chúng mới gây bệnh. Virus viêm gan D không thể gây bệnh đơn độc một mình. Vacxin phòng viêm gan B cũng có tác dụng phòng viêm gan D đồng thời.

Viêm gan E

Virus viêm gan E hay còn gọi là HEV được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1991. Tương tự như virus viêm gan A, viêm gan E được tìm thấy có mặt trong phân của người nhiễm bệnh và lây truyền qua đường ăn uống. Virus viêm gan E chỉ có 1 type huyết thanh nên sau khi khỏi bệnh người bệnh sẽ có miễn dịch và không bị mắc lại nữa.

Viêm gan A và viêm gan E đều lây truyền qua đường ăn uống

Bệnh viêm gan E tương đối lành tính, không gây triệu chứng nguy hiểm và bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu phụ nữ có thai mắc viêm gan E sẽ có tỷ lệ diễn biến nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Hiện tại cũng chưa có vacxin để phòng ngừa được loại virus này.

Xem thêm >>> Viêm gan B có uống được thuốc tẩy giun không?

Viêm gan do các nguyên nhân khác

Ký sinh trùng sốt rét và một số loại amip cũng là một nguyên nhân gây ra viêm gan. Khi bị viêm gan do nhiễm ký sinh trùng, gan bị sưng to và các chức năng chuyển hóa và thải độc của gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Viêm gan tự miễn thường ít gặp, hệ thống miễn dịch hiểu nhầm gan là yếu tố lạ và tự tấn công vào gan. Rượu bia và chất kích thích nếu sử dụng quá đà cũng có thể gây ra các tổn thương viêm ở gan, lâu dần có thể tiến triển thành gan nhiễm mỡ, xơ gan. 

Sử dụng quá liều thuốc như thuốc hạ sốt cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng viêm gan cấp. Viêm gan cấp do ngộ độc thuốc nếu không được xử trí kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Bệnh viêm gan có lây qua đường ăn uống không?

Như thông tin ở phần bên trên, viêm gan có nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh viêm gan có lây qua đường ăn uống không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm gan. Bệnh viêm gan do virus viêm gan A và virus viêm gan E gây ra sẽ lây qua đường ăn uống. Cụ thể, bạn có thể bị nhiễm bệnh khi có những yếu tố sau:

  • Tiếp xúc trực tiếp với chất thải của người bệnh viêm gan A, viêm gan E mà không rửa tay kĩ trước khi ăn.
  • Thường xuyên tiếp xúc và ăn uống cùng người bệnh viêm gan A, viêm gan E.
  • Sử dụng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc uống nước, dụng cụ ăn uống với người bị viêm gan A, E.
  • Thường xuyên sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn.
  • Thường xuyên ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh như sờ, tôm, cua,…

Các loại viêm gan khác như viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D không lây qua đường ăn uống mà lây qua các con đường như quan hệ tình dục không an toàn, lây truyền qua đường máu, lây truyền từ mẹ sang con.

Bệnh viêm gan do các nguyên nhân khác gây ra như viêm gan tự miễn, viêm gan do rượu, viêm gan do nhiễm ký sinh trùng, viêm gan do ngộ độc thuốc là bệnh lý không lây truyền kể cả đường ăn uống hay đường máu.

Xem ngay >>> Viêm gan B có uống thuốc tránh thai được không?

Phòng ngừa bệnh lý viêm gan như nào?

Để không phải lo lắng bệnh viêm gan có lây qua đường ăn uống không, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, cụ thể như sau:

Chủ động tiêm vacxin để tạo miễn dịch phòng bệnh

Hiện nay, trên thị trường đã có vacxin tiêm phòng viêm gan A và viêm gan B. Tiêm phòng vacxin là một phương pháp giúp phòng ngừa chủ động có hiệu quả bảo vệ rất cao khỏi sự tấn công của virus viêm gan A, viêm gan B.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24 giờ đầu ngay sau khi sinh. Đối với người lớn, trước khi tiêm cần kiểm tra xét nghiệm tìm kháng nguyên và kháng thể viêm gan B trong cơ thể. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định xem bạn có nên tiêm hay không.

Với vacxin phòng viêm gan A, trẻ em nên tiêm mũi đầu tiên trong khoảng 1-15 tuổi, và mũi thứ 2 nhắc lại sau 6-18 tháng. Với người lớn sẽ tiêm phòng 2 mũi viêm gan A cách nhau 6-12 tháng.

Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan virus

  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, không sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.
  • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, cốc uống nước,…
  • Tránh tiếp xúc với máu, dịch tiết, chất thải của người đang bị nhiễm viêm gan virus.
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh.

Xem thêm >>> Bệnh nhân bị viêm gan B nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm gan B

Các lưu ý giúp phòng ngừa viêm gan do các nguyên nhân khác

  • Dùng thuốc đúng theo chỉ định kê đơn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc, không dùng thuốc quá liều giúp phòng ngừa nguy cơ viêm gan do ngộ độc thuốc.
  • Nên sử dụng hoa quả, rau xanh hữu cơ để tránh gan phải hoạt động thải độc quá tải.
  • Những người đang có thói quen lạm dụng rượu bia nên hạn chế sử dụng xuống mức thấp nhất phòng ngừa nguy cơ viêm gan do rượu.
  • Khi phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc xịt muỗi và các loại hóa chất khác cần sử dụng găng tay, đeo khẩu trang chuyên dụng, mặc quần áo dài tay, đi ủng,… để phòng ngừa viêm gan do nhiễm độc hóa chất.

Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc tìm được đáp án cho câu hỏi bệnh viêm gan có lây qua đường ăn uống không. Thay vì lo lắng về các con đường lây nhiễm, bạn nên chủ động tìm hiểu thông tin về các bệnh viêm gan và có các biện pháp chủ động phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Hiện Genk STFdạng viêndạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ