Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý phổ biến thường gặp với tỷ lệ tử vong cao. Nếu phát hiện kịp thời bệnh có khả năng chữa khỏi hoàn toàn đến 95%. Vậy bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu? Hãy cùng GenK STF tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Hiểu thêm về ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh ủ rất lâu trong cơ thể lên đến 10 – 15 năm. Bệnh có tỷ lệ tử vong thuộc top cao nhưng nếu như được phát hiện một cách kịp thời thì việc chữa trị lại không còn khó nữa.

Cổ tử cung là bộ phận nằm ở vùng tiếp giáp giữa thân tử cung và âm đạo. Đây là nơi kinh nguyệt đi qua mỗi khi chị em đến kì và là nơi tinh trùng đi vào âm đạo, qua ống tử cung và gặp trứng.

Hầu hết những giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung là những sự biến đổi bất thường tại lớp niêm mạc cổ tử cung. Quá trình tiền ung thư này có thể diễn ra âm thầm và thậm chí có thể kéo dài từ 10 năm đến 15 năm.

Nếu như sự biến đổi bất thường của các tế bào này có thể được phát hiện sớm thì bệnh nhân sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị và phòng ngừa ngăn chặn sự phát triển và di căn của tế bào ung thư.

Ung thư cổ tử cung là bệnh ủ rất lâu trong cơ thể lên đến 10 - 15 năm
Ung thư cổ tử cung là bệnh ủ rất lâu trong cơ thể lên đến 10 – 15 năm

2. Ai có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao?

Bệnh ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu như được phát hiện ở giai đoạn sớm, nhưng rất tiếc số bệnh nhân được chữa trị ở giai đoạn này lại chiếm con số rất nhỏ. Một phần bởi thói quen e ngại khi đi khám phụ khoa của phụ nữ Việt và một phần là do dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung khi ở giai đoạn sớm rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.

Dưới đây là nhóm phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao và nên thực hiện tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung định kỳ cùng với những biện pháp phòng tránh để bảo vệ bản thân.

2.1. Trên 35 tuổi

Nhóm phụ nữ trên 35 tuổi được xếp vào hàng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao. Nhưng đây chưa phải nhóm có nguy cơ cao nhất. Độ tuổi từ 45 – 50 (giai đoạn tiền mãn kinh) có khả năng bị ung thư cổ tử cung cao nhất.

Với nhóm dưới 20 tuổi thì vẫn chưa nhiều.

2.2. Quan hệ tình dục sớm

Những phụ nữ có quan hệ tình dục sớm, lập gia đình khi còn trẻ, quan hệ tình dục không lành mạnh, không an toàn cũng được xếp vào hàng có nguy cơ bị bệnh ung thư cổ tử cung cao. Nguyên nhân là do quan hệ tình dục sớm khi cơ quan sinh dục chưa phát triển toàn diện sẽ dễ gây những tổn thương và làm tăng khả năng bị nhiễm virus HPV – yếu tố chủ yếu gây ra bệnh ung thư cổ tử cung.

2.3. Béo phì

Bệnh béo phì là nguyên nhân của nhiều bệnh lý trong đó có ung thư cổ tử cung. Béo phì khiến nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ bị mất cân bằng, chính vì vậy mà vấn đề tăng sinh nội mạc tử cung sinh ra – từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

2.4. Chu kỳ kinh nguyệt thất thường

Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng cần phải cẩn thận với bệnh ung thư cổ tử cung.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều phản ánh tình trạng không có hormon đối kháng progesterone trong cơ thể cũng làm tăng sinh nội mạc tử cung dẫn đến mắc bệnh.

bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu
Chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng cần phải cẩn thận với bệnh ung thư cổ tử cung

2.5. Bị xuất huyết tử cung

Nếu bạn bị xuất huyết tử cung trong thời gian dài hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, đặc biệt là đối với phụ nữ đã mãn kinh mà gặp hiện tượng này.

2.6. Tiền sử tiểu đường, cao huyết áp, tuyến yên bất thường

Đây là nhóm phụ nữ cần đề phòng với bệnh ung thư cổ tử cung do những bệnh lý trên có nguy cơ gây ra buồng trứng đa nang, làm tăng nồng độ của estrogen, tăng sinh nội mạc tử cung,… tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

2.7. Hút thuốc lá

Thuốc lá là tác nhân của nhiều loại bệnh ung thư trong đó có bệnh ung thư cổ tử cung. Phụ nữ nếu như có thói quen hút thuốc lá sẽ làm phá hủy các tế bào lành từ đó thúc đẩy quá trình hình thành và tăng sinh của những tế bào bất thường trong cơ thể gây ra ung thư.

Ngoài những đối tượng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung kể trên thì những phụ nữ có tiền sử mắc các bệnh đường tình dục như giang mai, lậu,… cũng có nguy cơ mắc bệnh hơn nhiều phụ nữ khác.

3. Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Như đã nói ở trên, với sự phát triển của nền y học hiện đại, ung thư cổ tử cung sống được bao lâu không nên là vấn đề được quan tâm nhất. Tiên lượng sống dưới đây chỉ là dự đoán trung bình được thống kê trên một nhóm người điển hình.

Các chuyên gia cũng nói rằng, tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đó có thể là sự tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị, cũng có thể là dinh dưỡng và tập luyện thích hợp cải thiện sức khỏe bệnh nhân khi đang điều trị. Một yếu tố quan trọng không kém đó là tinh thần lạc quan đối mặt với bệnh tật của người bệnh.

bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu
Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

Với giai đoạn tiền ung thư, nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp thì thời gian sống qua 5 năm có thể lên tới 96%.

Nếu ung thư cổ tử cung mới bước vào giai đoạn 1 thì tỷ lệ sống trên 5 năm rơi vào khoảng 80 – 90%. Còn với trường hợp ung thư cổ tử cung đã bước sang giai đoạn 2 thì tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn ở mức 50 – 60%.

Tuy nhiên, tình hình sẽ xấu đi nhiều nếu căn bệnh phát hiện ở giai đoạn 3. Bước vào giai đoạn này, tỷ lệ sống sót trên 5 năm chỉ còn khoảng 25 – 30%. Và sẽ tồi tệ hơn khi ở giai đoạn 4 thì tỷ lệ này lại không quá 15%.

Hiện nay, có đến hơn 90% người bệnh ở giai đoạn muộn và đã di căn tử vong trong thời gian chưa đến 5 năm kể từ thời điểm biết mình mắc bệnh.

4. Các biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung

4.1. Tiêm phòng virus HPV

Hiện nay, cách dự phòng ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất là tiêm phòng virus HPV đối với các em gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26. Đối với chị em phụ  nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa tiêm phòng HPV thì nên thường xuyên thăm khám định kì để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Tiêm phòng để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung là phương pháp phổ biến trên thế giới
Tiêm phòng để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung là phương pháp phổ biến trên thế giới

4.2. Quan hệ tình dục an toàn

Ngoài việc chủ động tiêm phòng virus HPV, quan hệ tình dục an toàn cũng là một biện pháp để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Các bạn nữ không nên có quá nhiều mối quan hệ với nhiều bạn tình khác nhau, chung thủy 1 bạn tình và nên sử dụng những biện pháp an toàn như bao cao su để ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục nói chung và virus HPV nói riêng.

4.3. Ăn uống lành mạnh

Cuối cùng, để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ cần thực hiện lối sống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và sử dụng thực phẩm có nguồn gốc đảm bảo. Đặc biệt, không nên sử dụng các sản phẩm như thuốc lá hay thường xuyên sử dụng bia rượu.

Hi vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc ung thư tử cung sống được bao lâu. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy gọi cho chuyên gia tư vấn của chúng tôi.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7