Bệnh Parkinson ở người trẻ: Nguyên nhân, điều trị và dấu hiệu cảnh báo
Theo các nghiên cứu, bệnh Parkinson ở người trẻ thường ít gặp hơn ở người già. Vậy thì bệnh Parkinson ở người trẻ có nguyên nhân do đâu và triệu chứng như thế nào. Hãy cùng với GENK STF cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Xem thêm:
- Lời tâm sự của cô giáo 5 năm chiến đấu với bệnh ung thư phổi
- Người bệnh Parkinson nên ăn gì là tốt nhất?
- Bật mí phương pháp chữa bệnh Parkinson bằng đông y
Nội dung bài viết
1. Bệnh Parkinson là gì?
Khái niệm
Bệnh Parkinson là một trong những bệnh lý có liên quan đến hệ thống thần kinh.
Bệnh Parkinson thường xảy ra khi tế bào trong não bị thoái hóa. Hậu quả là người bệnh rất khó kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến cho người bị Parkinson đi lại khó khăn, cử động chậm chạp và chân tay bị run cứng.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn có thể ảnh hưởng xấu đến các tế bào thần kinh và dẫn đến làm thiếu hụt dopamine.
Đối tượng nguy cơ
Bệnh Parkinson thường xuất hiện ở người cao tuổi, độ tuổi trung bình khởi phát bệnh là từ 50 đến 60 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay cũng thấy xuất hiện nhiều bệnh nhân có độ tuổi khởi phát bệnh từ còn rất trẻ.
2. Bệnh Parkinson ở người trẻ như thế nào?
Mặc dù hầu hết các trường hợp bệnh Parkinson thường khởi phát triệu chứng ở độ tuổi trung niên.
Tuy nhiên, theo thống kê của Hiệp hội bệnh Parkinson của Mỹ cho biết có khoảng 10 – 20% bệnh nhân Parkinson có triệu chứng khởi phát sớm hơn độ tuổi trên hay còn gọi là bệnh Parkinson ở người trẻ. Do vậy, những trường hợp mắc bệnh Parkinson ở người trẻ sẽ có độ tuổi khới phát bệnh từ 21 đến 50 tuổi.
Trong một số ít trường hợp, các dấu hiệu của bệnh Parkinson có thể xuất hiện thanh thiếu niên dưới 20 tuổi và thậm chí ở cả trẻ em. Dạng bệnh lý này được gọi là Parkinson vị thành niên và thường có liên quan đến đột biến gen.
3. Nguyên nhân và những yếu tố làm tăng nguy mắc bệnh Parkinson ở người trẻ
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân chính xác của bệnh Parkinson nhưng các chuyên gia vẫn chưa xác định được.
Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng bệnh Parkinson có mối liên quan giữa các yếu tố di truyền với một số yếu tố khác từ bên ngoài, chẳng hạn như chấn thương vùng đầu, tiếp xúc với các chất độc,…
Đây chính là lý do mà các chuyên gia về thần kinh cũng nhận định rằng bệnh Parkinson có tính di truyền và môi trường là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới phát triển bệnh.
Đồng thời, các chuyên gia cũng nhận định rằng di truyền yếu tố có thể đóng một vai trò lớn hơn yếu tố môi trường trong bệnh Parkinson ở người trẻ. Một số đột biến gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh Parkinson ở độ tuổi trẻ hoặc ở thanh thiếu niên.
Đặc biệt là các trường hợp Parkinson ở người trẻ thường có tiền sử gia đình đã có người bị mắc Parkinson.
4. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết Parkinson ở người trẻ
Parkinson ở người trẻ hay người già đều có một số biểu hiện đặc trưng.
Các triệu chứng của Parkinson liên quan đến vận động:
- Run cánh tay, chân, hàm và mặt
- Co cứng các cơ, các chi hoặc toàn thân
- Cơ thể cứng đờ
- Cử động chậm chạp
- Tư thế không ổn định
- Ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng cơ thể do đó dễ té ngã
Một số triệu chứng của bệnh không liên quan đến vận động cũng có thể bao gồm:
- Ảnh hưởng đến tư duy hoặc suy nghĩ
- Luôn có cảm giác phiền muộn
- Rối loạn giấc ngủ
- Sa sút trí tuệ
- Suy giảm trí nhớ, lú lẫn
- Táo bón hoặc một số vấn đề về đường tiết niệu như tiểu không kiểm soát,…
Mặc dù một triệu chứng thông thường của bệnh Parkinson có thể tương tự nhau. Tuy nhiên sẽ có sự khác biệt về khả năng xuất hiện của các triệu chứng ở các độ tuổi khác nhau.
Những bệnh nhân trẻ tuổi thường gặp nhiều biểu hiện liên quan đến rối loạn vận động nhiều hơn do tác dụng phụ của việc sử dụng levodopa (thuốc điều trị Parkinson được kê đơn phổ biến nhất).
Đồng thời, bệnh Parkinson ở người trẻ cũng có khả năng gây loạn trương lực cơ. Tình trạng đó gây ra các đợt co cơ kéo dài dẫn đến chuột rút ở chân tay hoặc hình thành các tư thế bất thường khác như trẹo bàn chân.
Ngược lại, các triệu chứng khác liên quan đến nhận thức như: mất trí nhớ, lú lẫn, rối loạn thăng bằng lại có xuất hiện hơn đối với bệnh Parkinson ở người trẻ.
Ngoài ra, cần lưu ý để chẩn đoán phân biệt biểu hiện run tay ở người trẻ mắc bệnh Parkinson khởi phát sớm với bệnh run tay ở người trẻ tuổi do nguyên nhân di truyền hoặc do các vấn đề sức khỏe khác.
Do đó, khi có các biểu hiện nghi ngờ bệnh nhân vẫn cần được bác sĩ thăm khám cẩn thận để được chẩn đoán chính xác nhất trong trường hợp.
Xem ngay >>> triệu chứng dấu hiệu của ung thư não
5. Tác động tâm lý của những người trẻ bị Parkinson
Người trẻ mắc bệnh Parkinson là những người trong độ tuổi lao động nên việc gặp khó khăn về khả năng vận động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ. Do đó, bệnh Parkinson sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến gia đình, sự nghiệp, tài chính cũng tuổi thọ.
Họ luôn có những băn khoăn nhất định như:
- Bệnh sẽ ảnh hưởng như thế nào khi tôi làm việc?
- Tôi có nên trình bày với cấp trên về bệnh của tôi hay không?
- Bị bệnh Parkinson sẽ sống được bao lâu?
- Bệnh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của gia đình tôi?
- Parkinson có di truyền cho con cái hay không?
Để tìm được giải đáp cho các thắc mắc trên, người bệnh Parkinson nên trao đổi với những bệnh nhân gặp phải bệnh lý tương tự có cùng độ tuổi trên các diễn đàn.
6. Chẩn đoán bệnh Parkinson ở người trẻ
Hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm nào có thể áp dụng để chẩn đoán chính xác bệnh Parkinson.
Do đó, thông thường các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh Parkinson ở người trẻ thông qua việc hỏi thông tin các triệu chứng cũng như đánh giá kết quả từ các xét nghiệm máu và xét nghiệm hình ảnh.
Mục đích của việc thực hiện các xét nghiệm là để loại trừ một số các bệnh lý khác có thể gây ra tình trạng có các biểu hiện tương tự.
7. Điều trị bệnh Parkinson ở người trẻ
Do không tìm thấy nguyên nhân chính xác gây ra bệnh Parkinson nên đến thời điểm hiện tại việc điều trị Parkinson dựa trên nguyên tắc điều trị triệu chứng.
-
Phương pháp dùng thuốc
Các bác sĩ sẽ có thể dùng thuốc để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng, giúp bệnh nhân cải thiện được chất lượng cuộc sống trong suốt quá trình sống chung với bệnh.
Về cơ bản, phác đồ chung để điều trị bệnh Parkinson thường là sử dụng thuốc levodopa kết hợp với một thành phần khác có tên là carbidopa.
Tuy nhiên sau khi xem xét các tác dụng phụ có thể xảy ra trên các bệnh nhân trẻ tuổi, phác đồ này không được bác sĩ khuyến nghị sử dụng.
Khi các triệu chứng xuất hiện chỉ ở mức độ nhẹ mà không ảnh hưởng nhiều đến công việc và các hoạt động thể chất, bệnh nhân hoàn toàn có thể hoãn việc dùng levodopa. Và sau đó lựa chọn một số loại thuốc khác để thay thế như: thuốc ức chế MAO-B (selegiline), amantadine, thuốc chủ vận dopamine, thuốc kháng cholinergic.
-
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng là biện pháp được lựa chọn có thể mang lại nhiều hiệu quả cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
-
Phẫu thuật
Một số trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể cần phẫu thuật kích thích não sâu để có thể cải thiện khả năng kiểm soát vận động của cơ thể.
8. Cách làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson ở người trẻ
Bệnh Parkinson ở người trẻ gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày cũng như các kế hoạch lâu dài của bệnh nhân.
Do đó, việc làm chậm sự tiến triển của bệnh là rất quan trọng. Để làm được việc này, bệnh nhân cần tuân thủvmột số cách dưới đây:
- Tìm hiểu kĩ các thông tin liên quan về bệnh để giúp bản thân và những người xung quanh hiểu hơn về căn bệnh này.
- Tuân thủ điều trị của các bác sĩ và chuyên gia trị liệu
- Giải tỏa căng thẳng thông qua một số hoạt động như: trò chuyện với mọi người, học khiêu vũ, tập thể dục thể thao,…
- Xây dựng chế độ ăn nhiều trái cây tươi, rau quả tăng cường sức khỏe bệnh nhân đồng thời giúp duy trì khả năng vận động
- Chuẩn bị tâm lý chung sống cùng bệnh
- Tìm sự tư vấn của các chuyên gia tâm lý nếu bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần
9. Phòng ngừa bệnh Parkinson ở người trẻ như thế nào?
Bệnh Parkinson hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa cụ thể. Biện pháp chủ yếu được sử dụng là làm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Các chuyên gia về thần kinh đưa ra những lời khuyên cho mọi người:
- Nên tập thể dục thể thao thường xuyên
- Bổ sung vitamin D, canxi và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
- Tránh xa môi trường hóa chất độc hại.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh Parkinson ở người trẻ mà GENK STF cung cấp cho bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ cho bạn có cái nhìn tổng quát về căn bệnh này.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK