Bệnh Parkinson ở người già: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh Parkinson ở người già là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến căn bệnh này không chỉ bệnh nhân mà người chăm sóc cũng cần nắm rõ. Hôm nay, hãy cùng với GENK STF tìm hiểu về bệnh Parkinson ở người già qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm:

1. Bệnh Parkinson ở người già là gì?

Bệnh Parkinson ở người già (hay còn gọi là bệnh liệt rung) là bệnh lý xảy ra khi các chức năng của hệ thống thần kinh bị suy thoái.

Bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này thường gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

Theo một số các nghiên cứu, bệnh Parkinson thường gặp ở người trung niên từ 50 tuổi trở lên, đặc biệt là nam giới với tỷ lệ mắc bệnh là 1/500.

benh-parkinson-o-nguoi-gia-la-gi
Bệnh Parkinson ở người già là gì?

2. Nguyên nhân gây bệnh Parkinson ở người già

Hiện nay, các chuyên gia y tế vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh Parkinson. Tuy nhiên, nhìn chung ở những bệnh nhân Parkinson thì hàm lượng dopamin trong cơ thể sụt giảm đáng kể. Do đó, thiếu hụt dopamine có thể là nguyên nhân gây ra bệnh này.

Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh thuộc nhóm catecholamin. Chất này tập trung nhiều tại vùng hạch đáy của não. Nó giữ vai trò quan trọng trong việc cử động chân tay cũng như phối hợp các động tác khác nhau của cơ thể. Khi những tế bào thần kinh giữ nhiệm vụ sản sinh ra dopamine bị thoái hoá và chết đi, cơ thể sẽ bị tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ mắc bệnh Parkinson như:

  • Bệnh nhân mắc bệnh xơ vữa động mạch
  • Từng có tiền sử chấn thường vùng đầu hoặc viêm não
  • Thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc hại như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,…

3. Triệu chứng của bệnh Parkinson ở người già

Thông thường, bệnh Parkinson thường có các triệu chứng như sau:

  • Ban đầu, người bệnh Parkinson cảm thấy run ở tay, sau đó cảm giác này lan dần xuống chân và sau đó là run ở cả hai bên.
  • Tư thế đứng của người bệnh thường cứng đờ, chậm chạp
  • Dáng đi khom về đằng trước
  • Khuôn mặt vô cảm
  • Hay bị mất thăng bằng
  • Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc viết chữ
  • Thường xuyên cảm thấy lo lắng
  • Dễ rơi vào trạng thái trầm cảm

4. Tai biến, biến chứng hay gặp của bệnh Parkinson ở người già

nguoi-gia
Biến chứng Parkinson ở người già

Bệnh Parkinson là bệnh mạn tính tiến triển nặng dần, ngoài các triệu chứng trên thì bệnh nhân còn có thể gặp các tai biến, biến chứng sau:

  • Suy kiệt do chức năng đường ruột kém dẫn đến thiếu dinh dưỡng, bệnh nhân run nhiều mất năng lượng.
  • Thiếu vitamin D nên bệnh nhân rất bị dễ loãng xương do tình trạng ít vận động.
  • Dễ bị ngã do mất thăng bằng đồng thời kết hợp với tình trạng loãng xương do vậy nguy cơ bị gãy xương cao, nhất là gãy cổ xương đùi.
  • Bội nhiễm phổi hoặc viêm phổi khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

5. Chẩn đoán bệnh Parkinson ở người già

Chẩn đoán bệnh Parkinson chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng.

Nghi ngờ bệnh nhân bị Parkinson khi thấy các triệu chứng sau:

  • Bệnh nhân có run cơ khi nghỉ ngơi, giảm vận động.
  • Khi thực hiện làm test ngón tay chỉ mũi, triệu chứng run sẽ biến mất (hoặc giảm đi) tại chi đang được khám
  • Trong quá trình thăm khám, người bệnh rất khó thực hiện các động tác luân phiên hoặc kế tiếp nhanh.
  • Cảm giác và cơ lực thường là bình thường.
  • Mặc dù có các phản xạ bình thường, nhưng người bệnh Parkinson có thể gặp khó khăn do run hoặc tăng trương lực cơ.
  • Chẩn đoán Parkinson còn được xác định bởi các dấu hiệu như nháy mắt không thường xuyên, khuôn mặt kém biểu cảm,…

Tuy nhiên cũng cần phải phân biệt Parkinson ở người cao tuổi với các nguyên nhân có thể khác làm giảm khả năng chuyển động như trầm cảm nặng, suy giáp hoặc sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc chống nôn.

Để giúp chẩn đoán phân biệt bệnh Parkinson với các bệnh Parkinson thứ phát, các bác sĩ thường phải tiến hành thêm khảo sát về đáp ứng với levodopa.

  • Nếu đáp ứng với levodopa kéo dài thì có thể chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc Parkinson.
  • Nếu như đáp ứng nhẹ hoặc không đáp ứng với levodopa với liều ít nhất 1200 mg/ngày thì là cơ sở chẩn đoán các thể Parkinson khác.

Các nguyên nhân gây bệnh Parkinson thứ phát hoặc không điển hình có thể được xác định thông qua

  • Tiền sử gia đình
  • Sự khiếm khuyết thần kinh gây ra bởi các bệnh lý khác ngoài Parkinson

6. Phương hướng điều trị bệnh Parkinson ở người già

Do các nghiên cứu chưa thể xác định được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh Parkinson ở người già nên hiện nay vẫn chưa thể tìm ra phương pháp điều trị nguyên nhân của bệnh.

Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn các phương pháp điều trị triệu chứng để ngăn chặn quá trình bệnh phát triển:

Phương pháp vật lý trị liệu

Khi bệnh đang ở giai đoạn đầu, việc sử dụng phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng vận động của cơ thể người bệnh.

Mục tiêu của vật lý trị liệu là giúp bệnh nhân có thể tối đa hoá hoạt động.

Vật lý trị liệu hoặc hoạt động trị liệu với các bài tập thể lực thường xuyên có thể giúp tăng cường thể lực của bệnh nhân. Các bác sĩ phục hồi chức năng có thể hướng dẫn các bài tập cho bệnh nhân tại nhà.

vat-ly-tri-lieu
Vật lý trị liệu giúp điều trị Parkinson 

Phương pháp dùng thuốc

Levodopa là loại thuốc chủ yếu được dùng để điều trị bệnh Parkinson. Levodopa là một tiền chất của dopamin. Khi đi vào cơ thể, levodopa vượt qua hàng rào máu não của bệnh nhân và sau đó chuyển hoá thành dopamin. Thuốc này có tác dụng giảm bớt các triệu chứng và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Tuy nhiên khi ở ngoại biên, levodopa dưới tác động của các enzym decarboxylase lại bị chuyển hoá thành dopamin.

Vì vậy, các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân dùng phối hợp levodopa với các chất ức chế những enzym này như benserazide, carbidopa dưới dạng các chế phẩm như madopar (levodopa + benserazide) hoặc sinemet (levodopa + carbidopa).

Phương pháp ngoại khoa

Phương pháp phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện khi hai phương pháp điều trị trên không đạt được kết quả như mong muốn.

Lúc này, tiến hành phẫu thuật sẽ giúp cải thiện đáng kể những triệu chứng của bệnh nhân.

Điều trị ngoại khoa trong Parkinson gồm có 2 biện pháp chủ yếu như sau:

  • Kích thích não

Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng các điện cực có thể được cấy vào một trong ba khu vực của não bộ. Đó là: globus pallidus, đồi thị hoặc nhân dưới đồi thị trong một bán cầu não hoặc cả hai bên.

Một máy phát xung được đặt trong lồng ngực của bệnh nhân ở vị trí gần xương đòn. Các xung điện được tạo ra giúp kích thích não giúp giảm sự cứng cơ, run và cử động chậm của bệnh nhân. Tuy vậy xung điện không ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh Parkinson hoặc tác động đến các triệu chứng khác.

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể kích thích não.

  • Sóng cao tần

Sử dụng sóng cao tần trong điều trị Parkinson để phá hủy một khu vực có kích thước bằng hạt đậu trong globus pallidus hay trong đồi thị.

Những khu vực này có liên quan đến chứng run, cứng cơ và cử động chậm. Do đó, chuyển động thường được cải thiện sau phẫu thuật với ít hiệu ứng đối với levodopa.

Tuy nhiên, ca phẫu thuật sóng cao tần này là không thể nghịch đảo được, chúng đã trở nên ít phổ biến hơn so với kích thích não sâu.

7. Phòng bệnh Parkinson ở người già bằng cách nào?

Có một số phương pháp mà các bác sĩ khuyên bạn nên áp dụng để phòng bệnh bao gồm:

7.1. Chăm sóc tốt cho trí não

  • Tránh làm việc quá căng thẳng
  • Tránh thức quá khuya
  • Tránh lo lắng trong thời gian dài
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống không tốt cho trí não
  • Có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý.

7.2 Thăm khám sức khỏe định kỳ

Đối với những bệnh nhân có nhiều nguy cơ thì việc thăm khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng.

Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là hệ thần kinh có thể giúp phát hiện bệnh kịp thời để có biện pháp can thiệp, xử trí và điều trị sao cho phù hợp.

7.3 Chế độ ăn, uống khoa học để phòng ngừa bệnh Parkinson

Chế độ ăn khoa học không những góp phần phòng ngừa bệnh Parkinson mà còn giúp ngăn ngừa những bệnh khác.

  • Nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là rau xanh, trái cây và các thực phẩm tốt cho não bộ.
  • Hạn chế ăn thịt cũng như không nên ăn các đồ ăn chiên, rán, nhiều dầu mỡ,…

Xem ngay >>> bệnh parkinson nên ăn gì không nên ăn gì

8. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân Parkinson

Parkinson là căn bệnh gây ảnh hưởng đến rất lớn đến nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu được điều trị và thay đổi chế độ sinh hoạt, bạn có thể vẫn hoạt động một cách bình thường.

Vì Parkinson là bệnh tiến triển, bệnh nhân khi đến giai đoạn nặng sẽ cần được giúp đỡ trong các sinh hoạt hàng ngày. Do đó, những người chăm sóc nên được trao đổi trước với bác sĩ những ảnh hưởng về thể chất cũng như tâm lý mà bệnh nhân Parkinson phải chịu. Từ đó sẽ biết cách giúp đỡ bệnh nhân hoạt động tốt nhất có thể.

Việc chăm sóc bệnh nhân Parkinson như vậy gây khá nhiều mệt mỏi và căng thẳng. Người chăm sóc nên liên hệ với các nhóm hỗ trợ để được hỗ trợ về mặt xã hội và tâm lý.

Cuối cùng, hầu hết người bệnh Parkinson đều trở nên tàn tật nghiêm trọng và phải nằm bất động. Bệnh nhân ăn uống ngày càng trở nên khó khăn, ngay cả khi có sự trợ giúp. Vì bệnh nhân ngày càng khó nuốt dẫn đến nguy cơ tử vong do viêm phổi hít cao.

Đối với một số bệnh nhân Parkinson, để chăm sóc bệnh nhân được tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến nhà dưỡng lão.

Trên đây là những thông tin về bệnh Parkinson ở người giàGENK STF cung cấp cho bạn. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn có kiến thức để phòng ngừa căn bệnh này.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7